TIN TỨC

Gặp gỡ và giao lưu cùng 5 tác giả của bộ sách Tiếng Việt giàu đẹp

Người đăng : vanchuong
Ngày đăng: 2024-09-22 08:15:47
mail facebook google pos stwis
443 lượt xem

MẠC TƯỜNG VI

 

Sáng ngày 21/9, chương trình “Trò chuyện cùng các tác giả bộ sách tiếng Việt giàu đẹp” diễn ra tại Đường sách TP. HCM đã thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. Bao gồm các nhà nghiên cứu, giảng viên, học sinh, sinh viên và những người yêu thích ngôn ngữ Việt.

Bộ sách tiếng Việt giàu đẹp do Nhà xuất Bản Trẻ phát hành nhằm gìn giữ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Tính đến nay, NXB đã cho ra đời 11 tựa sách khác nhau với những góc nhìn đa chiều về vẻ đẹp của tiếng Việt ở các vùng miền trên Tổ Quốc.

Trong năm 2024, hai tựa sách mới nhất vừa ra mắt độc giả mang tên “Tiếng Việt lắt léo và lịch lãm” của cây bút tài năng Lê Minh Quốc và “Tình ca tiếng nước ta” của cây bút tài năng Dương Thành Truyền.

Nhà báo Lê Minh Quốc có chia sẻ: “Tôi hoàn toàn không biết tiếng Việt, tôi không giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh, không biết tra từ điển tiếng Hán, tôi không có bất cứ thể mạnh gì của một nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Tôi muốn đem cuộc đời ra làm thí nghiệm và rút ra được rằng: Không phải người Việt nào cũng hiểu tiếng Việt, trong tiếng Việt không có “Vua tiếng Việt”, chỉ có người Việt chúng ta học hỏi lẫn nhau”.

Được biết, 05 tác giả của bộ sách “Tiếng Việt giàu đẹp” đều là những nhà nghiên cứu ngôn ngữ và những người có nghề nghiệp liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa và viết lách nổi tiếng trong nước. 

Trò chuyện cùng các tác giả bộ sách Tiếng Việt giàu đẹp sáng ngày 21/09 - Ảnh Nguyên Hùng.


Đây cũng là lần đầu tiên khán giả đã có dịp gặp gỡ và giao lưu cùng các tác giả: Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đức Dân, Phó Giáo sư tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lang, Phó Giáo sư tiến sĩ Trịnh Sâm, nhà báo Lê Minh Quốc và nhà văn Dương Thành Truyền.

Trong đó, Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đức Dân là tác giả 4 tựa sách: Nỗi oan thì, là, mà, Từ câu sai đến câu hay, Triết lý tiếng Việt, Muôn màu lập luận; Phó Giáo sư tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lang với tựa sách Tiếng Việt Phương Nam; Phó Giáo sư tiến sĩ Trịnh Sâm, tác giả tựa sách Đi tìm bản sắc tiếng Việt; nhà thơ Lê Minh Quốc là tác giả tựa sách Tiếng Việt lắt léo và lịch lãm; nhà văn Dương Thành Truyền là tác giả tựa sách Tình ca tiếng nước ta.

Để khai thác và hiểu sâu hơn về tiếng Việt, bộ sách đã sử dụng những ví dụ hết sức gần gũi và quen thuộc trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc xưa và nay. Từ ca dao tục ngữ, báo chí, tác phẩm văn chương cho đến mạng xã hội và các phương ngữ vùng miền.

Hàng chục đầu sách thuộc “Tiếng Việt giàu đẹp” đã nhận được sự đón nhận rộng rãi của bạn đọc trong vài năm gần đây với nhiều tựa liên tục được tái bản. Có tựa đã in đến lần thứ 9. 

Bộ sách Tiếng Việt giàu đẹp - Ảnh MTV.

Quang cảnh buổi giao lưu - Ảnh: NH.
 

Không chỉ là kho tàng tri thức giới hạn giảng dạy trong phạm vi nhà trường, bộ sách còn là nguồn tài liệu tham khảo cho cả những người làm truyền thông và sáng tạo nội dung số trong thời hiện đại. Giúp họ nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt. 

Với thiết kế hiện đại, khổ sách gọn gàng, bìa mềm dễ cầm đọc, bộ sách là người bạn đồng hành tiện lợi cho mọi đối tượng bạn đọc.

Tại chương trình, Nhà Xuất Bản Trẻ ngoài trưng bày toàn bộ sách “Tiếng Việt giàu đẹp” còn tổ chức chuỗi sự kiện đọc miễn phí “Read With Me”, nhằm tạo điều kiện cho độc giả có cơ hội trực tiếp trải nghiệm ngôn ngữ phong phú qua từng trang sách. Theo đó, chuỗi sự kiện được tổ chức mỗi tháng một lần, tại địa điểm công cộng các sách thuộc thể loại nhất định.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Thơ Văn Liêm và những khao khát biển bờ!
Bài của Nguyễn Văn Hòa về nhà thơ Văn Liêm
Xem thêm
Giao lưu và ra mắt 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa chân dung thơ của nhà thơ Nguyên Hùng
Sáng ngày 02/ 10/ 2024, Hội trường B lầu 2 số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP HCM, nhà thơ Nguyên Hùng đã ra mắt bạn đọc 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa 81 chân dung văn học.
Xem thêm
Ra mắt tuyển thơ của tác giả từng 2 kỳ Nguyên Tiêu có thơ thả lên trời
Hình ảnh: Nguyên Hùng và NVCC – Dựng clip: Nguyên Hùng
Xem thêm
Người lính già cầm trăng đợi chờ vì sợ đêm đi mất
Nguồn: Lê Thiếu Nhơn (Nông nghiệp Việt Nam)
Xem thêm
Trao giải Cuộc thi sáng tác Thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024
Sáng 20.9, tại TP Phan Thiết, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Thuận đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác Thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024.
Xem thêm
Thêm một nghĩa cử nghĩa tình cao đẹp
Ngày 4 tháng 9 năm 2024, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã ký công văn số 5133/ UBND-KT về việc hỗ trợ chăm lo cho thương binh, bệnh binh. Theo đó, thành phố chủ trương hỗ trợ đối với thương binh, bệnh binh với số tiền chăm lo tối thiểu 2 triệu đồng / người / tháng. UBND TP giao cho các doanh nghiệp do nhà nước giữ 100% vốn điều lệ thuộc Thành phố, mỗi đơn vị hỗ trợ tối thiểu 5 trường hợp ( 10 triệu đồng / tháng ) phấn đấu duy trì đến hết năm 2030. Thành phố giao cho các sở Tài chính, Lao động TBXH triển khai ý kiến chỉ đạo này. Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP HCM được giao tiếp nhận, quản lý và giải ngân nguồn tài trợ.
Xem thêm
Phóng sự hình ảnh buổi ra mắt sách “Bác sĩ phẫu thuật” của PGS-TS, nhà văn Nguyễn Hoài Nam
Đây là tác phẩm thứ 10 của nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn Nguyễn Hoài Nam, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
PGS.TS. Ngô Minh Oanh: Anh muốn làm lá biếc
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành
Xem thêm
Nhà văn Trần Công Tấn qua đời
Nhà văn Trần Công Tấn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm