TIN TỨC

Ra mắt tập thơ ‘Lục bát chân mây’ của nhà thơ Võ Miên Trường và những ghi nhận

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-09-04 18:59:47
mail facebook google pos stwis
701 lượt xem

Sáng ngày 4/9/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPCM, Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TPHCM đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ 'Lục bát chân mây' của nhà thơ Miên Trường.

Nhà văn Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM phát biểu và tặng hoa chúc mừng nhà thơ Võ Miên Trường

Đến dự buổi ra mắt, về phía lãnh đạo Hội Nhà văn TPHCM có nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM cùng các Uỷ viên Ban Chấp hành Hội: Nhà thơ Bùi Phan Thảo, nhà thơ Nguyên Hùng, nhà thơ Phùng Hiệu.

Khách mời gồm các nhà thơ: Trúc Linh Lan, Chi hội trưởng Hội Nhà văn Việt Nam tại Cần Thơ, nguyên chủ tịch Hội Nhà văn Tp Cần Thơ; nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, Trưởng nhóm Thi sĩ thương yêu; nhà thơ Phan Đình Minh từ Hà Nội vào;  nhà thơ Triệu Từ Truyền, nhà thơ Lê Thị Kim cùng đông đảo các nhà thơ, nghệ sĩ, nhạc sĩ là bạn bè văn nghệ và đồng nghiệp của nhà thơ Miên Trường, đặc biệt là có sự tham dự từ những người thân trong gia đình chị.

Nhà thơ Trần Mai Hường, Phó Ban nhà văn nữ cùng nhà thơ Lê Thị Kim, nhà văn Võ Thu Hương đại diện Ban Nhà văn nữ tặng hoa chúc mừng tác giả

Tập thơ Lục bát chân mây là tác phẩm thơ thứ 7 của nhà thơ Võ Miên Trường, được chị sáng tác trong khoảng 12 năm nay. Có thể nói nhà thơ Võ Miên Trường đến với thơ khá muộn, mãi đến 55 tuổi, khi cuộc sống đã đi vào ổn định thì chị mới dành thời gian cho thi ca. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên khi ở môi trường làm thơ chuyên nghiệp thì chị nhanh chóng hòa nhập và thể hiện được tố chất văn chương từng ấp ủ trong suốt thời thanh xuân của chị. Và khi được tiếp cận với văn chương, với bạn bè đồng nghiệp, với không gian nghệ thuật vô tận thì ngòi bút của chị đã nhanh chóng phát huy, và những vần thơ cứ thế tuôn trào như không ngơi nghỉ. 7 tập thơ trong 12 năm đã chứng minh cho sự sáng tạo không ngừng với sức viết rất đều đặn và xuyên suốt. Với khả năng khám phá con chữ duy trì nguồn cảm hứng sáng tác, với những tác phẩm được xuất bản liên tục, năm 2019 chị được kết nạp vào Hội Nhà văn TPHCM.

Gia đình, người thân của nhà thơ Miên Trường tặng hoa chúc mừng chị

Nhận xét về tập thơ chị, nhà thơ Bùi Phan Thảo viết ‘Với tập thơ mới nhất, ‘Lục bát chân mây”, một lần nữa Võ Miên Trường cho thấy chọn lối vào trái tim bạn đọc đông đảo thì lục bát là một phương tiện khả dĩ. Trên lối đi ấy, người sáng tạo dọn đường cho lục bát không chỉ hoa cỏ xôn xao mà cả mây trời lắng lại; những chiều hôm quạnh quẽ hành trình hay sớm tinh mơ bừng một niềm tin về một chân lý đã xác tín, một bổn phận đã hoàn thành hay sứ mạng phải mang vác... Nặng trĩu hoặc nhẹ tênh không còn quan trọng nữa, bởi vì lòng người đã an yên sau những tháng năm dài dấn mình vào đời sống’.

Quang cảnh buổi ra mắt 

Với tác phẩm ‘Lục bát chân mây’, nhà thơ Võ Miên Trường đã chọn đúng sở trường của mình để khai thác thành công những góc lạ, độc đáo và đa chiều trong thể loại thơ lục bát. Đọc tập thơ ta nhận thấy rằng, chị rất có duyên và năng khiếu về lục bát, bởi ở đấy là sự cộng hưởng của ngôn ngữ, sự thức ngộ trong cuộc đời, đã được chị vận dụng vào thơ một cách rất tinh tế, làm cho người đọc nhận ra và có những đánh giá, nhận định một cách chính xác về thơ chị.

Nhà thơ Trúc Linh Lan phát biểu chúc mừng tác giả

'Hơn mười năm quen biết rồi thân thiết, tôi hiểu chị Võ Miên Trường và trân quý nhân cách của một người hiểu đời, hiểu người, những ứng xử của chị với văn chương cũng thế, học hỏi, trầm tĩnh và lặng lẽ, bản lĩnh để lắng mình ấy cũng là phẩm chất của người cầm bút. Chị tín thác vào thơ và thơ dìu chị lần từng bước nhỏ. Chọn Lục bát để lập thân chữ nghĩa, ấy là con đường cực kỳ khó, và nhất là với một người đàn bà viết muộn như Võ Miên Trường đó là phép thử gian nan nhất’, nhà thơ Trần Mai Hường nhận định.

Nhà thơ Trần Mai Hường nhận định về thơ Võ Miên Trường

Nhà thơ Triệu Kim Loan đọc bài  thơ rút trong tập thơ Lục Bát chân mây.

Đến với buổi ra mắt tập thơ, nhà thơ Phạm Ngọc Dũ - là nhà thơ có thể nói là người có công lớn trong việc động viên nhà thơ Võ Miên Trường  từ những ngày đầu tiên bước vào thế giới thi ca : ‘Lục bát chân mây là tập thơ được Miên Trường viết một cách chậm rãi trong cung cách diễn đạt ngôn ngữ, suy niệm hơn, thấu hiểu thân phận người hơn trước cõi sống, vì vậy thái độ bình tĩnh và sâu sắc hơn bởi chị đã nhận chân lẽ vô thường dịch biến của tạo hóa’.

Nhà thơ Phạm Ngọc Dũ chia sẻ những câu chuyện động viên nhà thơ Miên Trường làm thơ

Nhà thơ Ngô Minh Oanh nhận định rằng : ‘Trong thơ Miên Trường, câu chữ, ngôn ngữ, hình tượng đều mang rất đẹp riêng ; những giọt thơ của người đàn bà đứng tuổi, những câu thơ chị viết cho riêng mình hay cho chung phận đàn bà, cam nhẫn nối nhau thành nốt lặng dài. Thơ như bình minh dắt chị đi qua những vực đêm hoang hoải, những vô minh thế gian…’

Nhà thơ Ngô Minh Oanh đọc lời cảm nhận về thơ Võ Miên Trường

Một nữ đồng nghiệp khác của chị, nhà thơ Trần Hà Yên cảm nhận : ‘Võ Miên Trường là một nữ thi sĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả bằng những vần thơ Lục bát vừa tinh tế, vừa giàu cảm xúc. Với phong cách sáng tác độc đáo và sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống, thơ chị đã chạm đến những tầng sâu nhất trong tâm hồn con người qua từng câu thơ. Những tác phẩm của Miên Trường không chỉ là những lời thơ mà còn là những bản tình ca dịu dàng về cuộc đời, về những khắc khoải, trăn trở của một tâm hồn nữ tính đầy nhạy cảm’.

Nhà thơ Trần Hà Yên (trái) cùng nhà thơ Trần Mai Hường đọc cảm nhận về tác phẩm 'Lục bát chân mây'

‘Ta về theo gió rong chơi/ Thấy bồ đề giữa chợ đời vô minh/ Ta lần từng bước thương mình/ Cứ thập thõm giữa chênh vênh cợt đùa/ Về gom nỗi nhớ lên chùa/ Bàn tay đảnh lễ xin chừa sân si/ Ta bà sấp ngửa thị phi/ Thế gian còn lắm bấc chì… lạnh câm/ Chung trà rót tạ tri âm/ Áo nâu sồng mặc chờ tâm Niết bàn…’. Đúng thế ! Thơ mang đến cho chị một vẽ đẹp vi diệu, thơ cũng có thể cứu rỗi nhân loại và thơ như là ánh sáng, là con đường dìu dắt chị đi qua những vực đêm hoang hoải, những vô minh còn đang che lấp loài người.

Với thành công của Lục bát chân mây, tôi tin rằng nhà thơ Miên Trường sẽ còn tiến xa hơn nữa trong hành trình sáng tạo của chị.

 

Phùng Hiệu

 

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi ra mắt:

Nhà thơ Nguyên Hùng bài thơ Vén chiều thắp nắng anh làm tặng tác giả Miên Trường

Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu chia sẻ những kỷ niệm về tình thơ với tác giả

Nhà thơ Hương Thu đọc cảm nhận về tập thơ Lục bát chân mây

Nhà thơ Trần Hà Yên tham gia phát sách

Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu và nhà thơ Lê Thị Kim

Bìa tập Lục bát chân mây

 

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm