TIN TỨC

Ý tưởng “Linh khí quốc gia” và bài ca giữ nước

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-12-08 23:21:49
mail facebook google pos stwis
319 lượt xem

LÊ THIẾU NHƠN

“Linh khí quốc gia” là một trường ca khác biệt. “Linh khí quốc gia” khác biệt với những trường ca. Trần Thế Tuyển đã viết và khác biệt với những trường ca đã công bố trong văn chương Việt. Vì sao khác biệt? Vì hầu hết trường ca đều được viết để kể lại một câu chuyện đã xảy ra, còn “Linh khí quốc gia” được viết để đề nghị một ý tưởng mong muốn sớm thực hiện: “Ngày hai mươi bảy tháng bảy, hằng năm/Linh khí quốc gia - những người giữ nước”.

Ý tưởng Linh khí quốc gia được Trần Thế Tuyển xác định như một dự án tâm linh cần thiết, cho nên cả 6 chương trở thành dữ liệu biện chứng cho giá trị thực tiễn của Quốc giỗ. Vận dụng cả lịch sử và truyền thuyết, Trần Thế Tuyển đưa ra minh ước:

“Những người lính đầu tiên ngã xuống

Thành cổ tích, dân ca

Thành điệu chầu văn hay làn quan họ

Thành bài chòi, thành câu vọng cổ

Da diết theo dân tộc mấy ngàn năm”.

Xã hội chúng ta đã quen thuộc với khái niệm “liệt  sĩ”, nhưng Trần Thế Tuyển cảm thấy tinh thần đền ơn đáp nghĩa của người Việt Nam phải sâu rộng hơn nữa. Trần Thế Tuyển hướng đến khái niệm “nghĩa sĩ” và dành hẳn một chương cồn cào nhất, trăn trở nhất để bái vọng “Những nghĩa sĩ như cột mốc biên cương”. Với một dân tộc đã chịu đựng tai họa xâm lăng triền miên, không thể đong đếm hết bao nhiêu đứa con của mẹ Việt Nam lặng lẽ chôn vùi trong binh lửa. Những chiến công hiển hách và những mất mát âm thầm, khi đặt cạnh nhau, đều không thể nén những cơn xúc động cuộn trào từ trái tim con người biết nghĩ về Tổ quốc, biết nghĩ về đồng bào. Những địa danh mỗi lần nhắc lại sông Như Nguyệt, gò Đống Đa, cọc Bạch Đằng, ải Chi Lăng, đảo Gạc Ma... đều tự hào và đều nghẹn ngào. Cho nên, “liệt sĩ” và “nghĩa sĩ” đều đáng kính trọng như nhau.

Hình ảnh “nghĩa sĩ” được Trần Thế Tuyển tái hiện bằng những câu thơ gan ruột:

“Xương trắng 96 /

Linh khí quốc gia

Trường Sơn và máu hồng Đồng Tháp/Cả những nghĩa binh quả cảm giữa đại dương”.

Và, ông thúc giục cộng đồng nhận diện:

“Có những người lính phía bên kia chịu đựng bao cay đắng/Âm thầm lấy máu giữ Hoàng Sa”.

Đây là một thái độ sòng phẳng và văn minh của một người cầm bút.

Sự tự nguyện chìm khuất của nghĩa sĩ, đã đánh thức lòng trắc ẩn của thế hệ sau. Bởi lẽ, xuất phát từ thiện chí “Đất Tổ quốc ngập tràn sắc giặc/Dẫu vong thân cũng thấy ấm lòng” khiến ngọn lửa yêu thương nhen nhóm lên và bùng cháy lên “Vị quốc vong thân thành đuốc sáng/Soi cho dân tộc mấy ngàn năm”.

Trần Thế Tuyển từng tôn kính liệt sĩ “Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/Hồn bay lên hóa linh khí quốc gia” và bây giờ ông cúi đầu cảm tạ cả những nghĩa sĩ “Là Thành Hoàng của nước non/Để đất nước này nguyên vẹn từng tấc đất cha ông/ Để ban mai nơi địa đầu Lũng Cú/Để Cà Mau cánh buồm căng gió/Dạ cổ hoài lang nhức nhối mũi con tàu”.

Nhà thơ Trần Thế Tuyển và Trung tướng Lưu Phước Lượng tặng sách cho bạn đọc trong ngày ra mắt 4 tập sách

Trường ca “Linh khí quốc gia” của Trần Thế Tuyển không mưu cầu những thi tứ bay bổng và những vần điệu du dương. Những câu thảng thốt giúp trường ca “Linh khí quốc gia” nén chặt để nhắc nhớ những hương hồn vô danh, để ghi tạc những oan khiên dâng hiến, để truy điệu những sứ mệnh cao cả. Hơi thơ gấp gáp và mạch thơ chuyển động suốt trường ca “Linh khí quốc gia” chính là bài ca giữ nước thiêng liêng cho hôm nay và mai sau kiêu hãnh đứng trên đất đai tổ tiên ngàn đời để lại: “... như cánh buồm/Căng gió chở tương lai và quá khứ/ Để cốt cách Việt chói ngời lịch sử”.

Tháng 9-2023

  L.T.N 

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm