TIN TỨC

Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn suy tư về văn hóa hội nhập

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-07-17 16:25:02
mail facebook google pos stwis
621 lượt xem

"Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn" vừa được Hội Nhà văn TP.HCM, Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc, trường Đại học Văn Lang, Công ty sách Nhã Nam phối hợp tổ chức.

“Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn” thu hút sự chú ý của giới cầm bút và độc giả TP.HCM về những suy tư hội nhập văn hóa quốc tế. “Gặp gỡ văn chương Việt – Hàn” được xem như một dịp nhìn lại quá trình hợp tác phát triển văn học giữa hai quốc gia trong hơn hai thập niên đầu thế kỷ 21.

Hơn hai thập niên qua, văn hóa Hàn Quốc đã mở cuộc chinh phục thế giới rất ngoạn mục. Sau phim Hàn Quốc và nhạc Hàn Quốc, công chúng Việt Nam bắt đầu được tiếp cận nhiều hơn với văn học Hàn Quốc. Một số tác giả Hàn Quốc đã dần quen thuộc với độc giả Việt Nam như Ko Un, Kim So Wo, Park Du Jin, Kim Yong Ok, Hae Min, Sung Kyung Park...

Ở phía ngược lại, bằng nỗ lực vượt trội từ các dịch giả Hàn Quốc yêu văn học Việt Nam, một số tác phẩm từ Việt Nam đã được xuất bản tại Hàn Quốc như “Áo trắng” của Nguyễn Văn Bổng, “Nếu anh còn được sống” của Văn Lê, “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, “Chí Phèo” của Nam Cao, “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư, “Chúa đất” của Đỗ Bích Thúy...

“Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn” có ba diễn giả là nhà văn Pyun Hye Young đến từ Hàn Quốc, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn và nhà văn Tiểu Quyên. Mỗi diễn giả đưa ra một góc nhìn riêng về thực trạng và giải pháp cho sự kết nối văn học Việt - Hàn.

Nhà văn Pyun Hye Young sinh năm 1972, là một trong những nhà văn nữ nổi bật của văn học Hàn Quốc đương đại. Chị đã xuất bản hơn 10 tiểu thuyết và tập truyện ngắn, chủ yếu đi sâu khai thác những góc tối kỳ dị ở con người, được xem là một trong những nữ nhà văn trinh thám, kinh dị nổi bật tại Hàn Quốc. Nhà văn Pyun Hye Young được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín tại Hàn Quốc và được độc giả Việt Nam biết đến qua hai tác phẩm “Hố đen sâu thẳm” và “Tro tàn sắc đỏ”.

Đánh giá thẳng thắn, sự kết nối hai chiều văn học Việt - Hàn vẫn nằm ở mức khiêm tốn. Tác giả hai quốc gia chưa có nhiều cơ hội giao lưu mang tính chuyên môn, nhằm thúc đẩy phát triển văn học mỗi nước. Thay vì tiếp tục trông cậy vào các hoạt động nhỏ lẻ mang tính cá nhân, cần có một quỹ dịch thuật văn học Việt - Hàn được tổ chức quy mô và bài bản.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu văn học Hàn Quốc dù đã lác đác nhận được sự quan tâm của một số tác giả như Vũ Ngọc Khánh, Lê Huy Tiêu, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Hữu Sơn, Lê Đình Cúc... nhưng vẫn chưa thành một hệ thống để người đọc có cái nhìn bao quát và toàn cảnh. Nhiều nhất trong các nghiên cứu vẫn là so sánh giữa “Truyện Xuân Hương” của Hàn Quốc và “Truyện Kiều” của Việt Nam.

Nhà văn Pyun Hye Young chia sẻ: “Ở Hàn Quốc, chúng tôi có hẳn một chiến lược quốc gia để quảng bá văn học Hàn Quốc ra khỏi biên giới. Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc trực thuộc Bộ Văn hóa Hàn Quốc mỗi năm đều chi ngân sách cho việc chuyển ngữ sách văn học. Đồng thời, các tác giả Hàn Quốc cũng nhận được sự tài trợ từ các tổ chức kinh tế và các nguồn lực xã hội khác”.

Chính nhờ những nỗ lực ấy, mà văn học Hàn Quốc được xuất hiện trên thị trường sách Việt Nam khá nhộn nhịp, chỉ đứng sau văn học Trung Quốc. Ngay cả thể loại văn học khó chuyển ngữ nhất là thi ca, thì văn học Hàn Quốc cũng đã giới thiệu được nhà thơ tiêu biểu của họ là Ko Un đến với giới mộ điệu nước ta. Ko Un có những câu thơ như “Một nhà thơ sinh ra trong khe hở của tội ác/ Của lừa dối, của sát nhân, của bạo lực và điên loạn”.

Đáng buồn là chưa có một nhà thơ Việt nào được giới thiệu đầy đủ đến công chúng Hàn Quốc, dù nền thi ca Việt có không ít tài danh như Chế Lan Viên, Thi Hoàng, Hữu Thỉnh, Ý Nhi...

Hiện nay, một ưu điểm dễ nhận thấy của các tác giả trẻ ở cả hai quốc gia Việt - Hàn là trình độ ngoại ngữ. Tinh thần “công dân toàn cầu” đang thu hẹp khoảng cách giữa các tác giả trưởng thành trong thời hội nhập. Vì vậy, sức trẻ chính là đòn bẩy để tăng cường hợp tác văn học Việt- Hàn. Nếu mỗi năm có 5 - 10 tác phẩm của tác giả trẻ hai quốc gia Việt - Hàn được chuyển ngữ và được giới thiệu một cách trọng thị, thì tương lai văn học Việt - Hàn sẽ gần gũi hơn trên con đường sáng tạo những giá trị nghệ thuật và nhân văn.

Theo Phạm Tuấn/ Báo Nông nghiệp

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm