TIN TỨC

Hái me mưu sinh trên đường phố Sài Gòn

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-09 08:51:01
mail facebook google pos stwis
1638 lượt xem

MẠC TƯỜNG VI

Cây sào dài 15m là dụng cụ "làm việc" để "kiếm sống" bằng nghề hái me của mẹ con anh Tuấn Đức Linh quanh phố Sài Gòn từ nhiều năm nay. Một nghề rất lam lũ nhưng có nét gì đó mộc mạc mang tính tự nhiên của hồn phố, nét văn minh của phố phường và chứa đựng cả kỷ niệm của học sinh.

Hàng ngày, anh Tuấn Đức Linh cùng mẹ già đi dọc hành lang của những "con đường có lá me bay" con đường của học sinh, để hái me và sau khi hái được me người mẹ ngồi ở các ngã tư để bày bán. Họ kiếm từng đồng lẻ lo đời sống và họ xem đó là công việc chính thức đối với cuộc sống của họ.

Họ thường đi đến những con đường trong khu vực trung tâm TP HCM như đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng... Những con đường có trồng nhiều cây me để hái quả và cứ thế họ mải miết...

Cây sào bằng tre dài khoảng 15 mét với nhiều khúc nối được dằng díu bằng sợi cao su rất cầu kỳ, cột trên đầu một lưỡi dao cong cong gần giống lưỡi liềm và gắn vào cán lò xo, có lẽ vật dụng này họ tự chế để sử dụng cho nghề hái me. Người cầm sào phải ngửa mặt lên trời và cứ thế me rớt tơi tả xuống đường trông cũng thật thú vị.

Cuối ngày khi "làm việc" cây sào được tháo ra thành nhiều khúc và di chuyển nhẹ nhàng trên đường về. Mẹ con anh Tuấn Đức Linh tướng gầy gò, da dẻ đen đúa nhưng trông cũng rất hồn nhiên vô tư với nghề hái me. Cuộc sống của gia đình họ gắn liền với những cây me già cỗi, sần sùi và dòng người trên phố.

Làm một người thợ hái me, trầm mình giữa một thiên nhiên từ vỉa hè đường phố, ngày qua ngày như thế mà trông họ vẫn rất cần cù và say mê. Anh Tuấn Đức Linh chia sẻ: gia đình anh từ Xuân Lộc, Đồng Nai lên Sài Gòn sinh sống bằng nghề hái me đã 5 năm, cứ mỗi sáng anh chở mẹ ra ngồi ở vỉa hè các điểm đèn đỏ hoặc các cổng trường chia me bán, còn anh đi lần lượt từng con đường có mẹ để tìm hái, đối với nghề này đơn giản chứ không có gì khó, anh Tuấn Đức Linh chia sẻ.

Me là một loại cây có mặt sớm nhất vào thời kỳ đầu Sài Gòn Pháp thuộc. Cây me được hải quân Pháp trồng đổ lấy bóng mát từ khi Sài Gòn bị chiếm vào năm 1865 với cái tên là những cây me đô đốc. Thuở ấy, những hàng me được người Pháp trồng ở những con đường Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Pasteur, Đồng Khởi (gọi theo tên ngày nay) và một vài con đường khác nữa quanh khu vực trung tâm TP ngày nay.

Chức năng của cây me ngoài việc tỏa bóng mát cho phố phường, trái me còn là loại trái cây được dùng chế biến trong ngành thực phẩm và từng được "xuất khẩu" sang Pháp. Truyền thống ở miền Nam ta, món đặc biệt là canh chua nấu me, ngoài ra ưa chuộng nhất là món me dốt chấm muối ớt, me ngào đường như một món kỷ niệm in đậm trong ký ức của học sinh. Dù là ai ăn me thì sự thưởng thức đó cũng nhờ từ tay của những người hái me trên đường phố.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm