TIN TỨC

GS-TS Trình Quang Phú bền bỉ Theo dấu chân Người

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-08-25 13:30:15
mail facebook google pos stwis
177 lượt xem

Tâm huyết, công phu, bền bỉ là những nhận định về GS-TS, nhà văn Trình Quang Phú và cuốn sách 'Theo dấu chân Người' viết về hành trình 30 năm của Bác Hồ ở nước ngoài.
 

Chiều 16.8, GS-TS, nhà văn Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông gặp gỡ thân mật và ra mắt cuốn sách "Theo dấu chân Người", là tập truyện ký viết về hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ ở nước ngoài.

Cuốn sách dày gần 600 trang kể về hành trình 30 năm, từ chàng trai Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (ngày 5.6.1911) bôn ba 5 châu 4 bể, tìm hiểu phong trào đấu tranh, con đường cách mạng ở nhiều nước như Pháp, Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc, Hồng Kông... rồi về Pác Bó (Cao Bằng) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28.1.1941).

Đây cũng là sản phẩm thực hiện lời hứa của GS-TS Trình Quang Phú với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời. Tác giả đã đi đến những nơi Bác Hồ từng ở để sưu tập, ghi chép và đối chiếu rồi viết những câu chuyện dưới góc nhìn mới, truyền tải sinh động về cuộc sống, sự nghiệp của Bác những năm tháng ở nước ngoài.


Bìa cuốn sách Theo dấu chân Người


GS-TS, nhà văn Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông giao lưu với độc giả tại buổi ra mắt tập truyện ký Theo dấu chân Người

Nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chia sẻ viết văn học về lịch sử đã khó, viết về một nhân vật lịch sử mà mọi người đã biết như Bác Hồ càng rất khó. Bên cạnh đó, viết về Bác Hồ cần sự kính trọng bền bỉ và sự can đảm bền bỉ, và nhà văn Trình Quang Phú đã biến sự kính trọng thành hành động.

"Viết về Hồ Chí Minh nếu không có góc nhìn mới, tư liệu mới thì dễ bị nhàm chán. Nhưng nếu có tư liệu mới, góc nhìn mới lại dễ bị hoài nghi về tính xác thực của tư liệu, thậm chí vấp vào suy diễn quan điểm", nhà văn Nguyễn Bình Phương nhìn nhận, và cho biết nhà văn Trình Quang Phú đã can đảm vượt qua và khéo léo truyền tải những câu chuyện về Bác Hồ.


Nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ tại buổi ra mắt

Đồng quan điểm, GS Nguyễn Tấn Phát, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nêu viết về Bác Hồ rất khó, phải có sự dũng cảm, chân thành và thật lòng mới viết được.

Thông qua cuốn sách, bạn đọc sẽ hiểu biết về Bác Hồ có chiều sâu, chiều rộng, có thêm chi tiết mới thay vì những thông tin đã biết trên sách báo. "Tôi đọc từng trang và có được điều mình mong muốn, có thể là những chi tiết nhỏ, có những chi tiết hư cấu nhưng rất hợp lý, tạo được sự thích thú cho độc giả", GS Nguyễn Tấn Phát nhình nhận.

Thực hiện lời hứa với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Nhà báo Phan Thanh Bình, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử tỉnh Phú Yên, cho biết GS-TS Trình Quang Phú đã có 6 cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều cuốn sách được tái bản nhiều lần, có cuốn tái bản 22 lần như cuốn Từ làng Sen đến bến Nhà Rồng.

Cuốn sách cũng là lời hứa của tác giả với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhà báo Phan Thanh Bình cho hay, từ lúc nhận lời cố Thủ tướng đến lúc thai nghén ý tưởng cuốn sách, GS-TS Trình Quang Phú phải mất 28 năm.

Tác giả đi đến những nơi Bác Hồ từng đến rồi thể hiện bằng ký và truyện ký là thế mạnh của mình. Các thông tin, dữ liệu được hệ thống đầy đủ, nhuần nhuyễn khiến bạn đọc không phân biệt được đâu là truyện, đâu là báo chí.


Độc giả, khách mời chụp hình lưu niệm cùng tác giả Trình Quang Phú

Chia sẻ tại buổi ra mắt, anh hùng lực lượng vũ trang Hồ Đắc Thạnh, thuyền trưởng tàu không số, nói rằng dù bản thân đã ở tuổi 91 nhưng khi đọc các cuốn sách của nhà văn Trình Quang Phú viết về Bác Hồ thấy lòng mình phơi phới, tâm hồn trong sáng hơn.

Ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, cho rằng GS-TS Trình Quang Phú đã rất bền bỉ đi thực tế, tìm nhiều tư liệu mới về Bác Hồ, có những bức ảnh chưa từng được công bố. Điều mà ông Nguyễn Ngọc Hồi khâm phục nhất với tác giả là chuyến đi đến Siberia ngay vào thời điểm tháng 11 trong mùa đông lạnh giá. Điều đó cho thấy sự tâm huyết của tác giả.


Ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, cho biết cuốn Theo dấu chân Người nhiều tư liệu, bức ảnh về Bác Hồ chưa từng được công bố

Trao đổi với độc giả, GS-TS, nhà văn Trình Quang Phú cho biết lý do đi Siberia vào mùa đông, đi đúng tháng 11 để thấy cây rụng lá, tuyết rơi thế nào và thông qua đó hiểu được cuộc sống của Bác Hồ thời điểm đó ra sao. Thông qua những chuyến đi như vậy, tác giả có cơ hội đối chiếu, so sánh với những tư liệu cũ và phát hiện ra những chi tiết không hợp lý.

Chia sẻ thêm về lời hứa với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về Bác Hồ trong 30 năm ở nước ngoài, GS-TS Trình Quang Phú cho hay, bản thân tiếp cận hàng vạn tài liệu, nhưng nếu đưa tất cả vào thành tác phẩm văn học thì không được vì sẽ khô cứng. Tác giả cũng từng viết vài bài, thấy bạn đọc phản hồi khô quá nên phải thay đổi cách tiếp cận, cách viết.


Với tình cảm đặc biệt với Bác Hồ, đến nay, nhà văn Trình Quang Phú đã có 6 tác phẩm viết về Người

Nhà văn Trình Quang Phú kể thêm sau khi viết xong thì chợt nhớ đến câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhắn nhủ phải đi Côn Minh (Trung Quốc), là nơi lần đầu Đại tướng gặp Bác Hồ nên tác giả phải quyết tâm đi thực tế để bổ sung vào cuốn sách. Thay cho lời kết, GS-TS Trình Quang Phú chia sẻ rằng nếu không có tình yêu đối với Bác Hồ thì viết không thể thấm tình được.

Bài và ảnh: SỸ ĐÔNG (báo Thanh Niên)



GS-TS, nhà văn Trình Quang Phú năm nay 84 tuổi, quê Phú Yên, hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông.

Trong sự nghiệp văn chương của mình, ông dành nhiều tình cảm kính trọng đối với Bác Hồ. Đến nay, nhà văn Trình Quang Phú có 6 tác phẩm viết về Bác Hồ, gồm: Miền Nam trong trái tim Người, Người là niềm tin, Đường Bác Hồ đi cứu nước, Theo Bác Hồ đi kháng chiến, Từ làng Sen đến bến Nhà RồngTheo dấu chân Người.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phóng sự hình ảnh buổi ra mắt sách “Bác sĩ phẫu thuật” của PGS-TS, nhà văn Nguyễn Hoài Nam
Đây là tác phẩm thứ 10 của nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn Nguyễn Hoài Nam, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
PGS.TS. Ngô Minh Oanh: Anh muốn làm lá biếc
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành
Xem thêm
Nhà văn Trần Công Tấn qua đời
Nhà văn Trần Công Tấn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phượng Hồng - Tiếng thơ sâu nặng ân tình nhà giáo
Sáng 07/9/2024, CLB Thơ Ca của Hội Cựu giáo chức quận Gò Vấp đã tổ chức ra mắt tập thơ “Phượng Hồng”. Đây là tập thơ đầu tay của CLB, gồm 29 tác giả với 120 bài thơ. Một cuốn sách xinh xắn và có chất lượng.
Xem thêm
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong Lục bát chân mây
Tôi thích thơ Lục bát của Miên Trường từ khi còn chưa biết chị. Những vần thơ Lục bát êm mượt với cấu tứ lạ và cách sử dụng ngôn từ đặc biệt khi diễn tả cảm xúc của chị đã cuốn hút tôi. Sau này khi đã có dịp tiếp xúc và hiểu nhau, tôi lại càng thán phục chị hơn ở nghệ thuật sử dụng con chữ khi viết về cuộc đời và con người, viết về chính thân phận mình, người đàn bà đa đoan. Và tất cả những suy tư, trải nghiệm, những buồn vui về thân phận cuộc đời của người đàn bà làm thơ ấy được khắc họa rõ nét trong tập thơ mới nhất của chị là Lục bát chân.
Xem thêm
Ra mắt tập thơ ‘Lục bát chân mây’ của nhà thơ Võ Miên Trường và những ghi nhận
Sáng ngày 4/9/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPCM, Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TPHCM đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của nhà thơ Võ Miên Trường.
Xem thêm
Dấu ấn 3 nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Sài Gòn Giải phóng
Xem thêm
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời, thọ 82 tuổi
Xem thêm
Ra mắt tập sách “Ba ngàn thế giới thơm” – “Nhật Chiêu viết những điều phức tạp nhất nhưng giản dị nhất”
Ngày 3.8, tại ĐHKHXHNV - ĐHQG TP.HCM, Khoa Văn học phối hợp với Nhã Nam tổ chức buổi ra mắt sách Ba nghìn thế giới thơm của nhà văn - nhà giáo Nhật Chiêu.
Xem thêm
Giao lưu cùng nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai nhân buổi ra mắt tập thơ “Hòa âm đêm”
Sáng ngày 7-8, tại Hội trường Liên Hiệp Các Hội VH-NT TPHCM, nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai ra mắt tập thơ Hòa âm đêm (NXB Hội Nhà văn) nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 và đón nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2023.
Xem thêm
Tưởng nhớ TBT Nguyễn Phú Trọng
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi tôi từ báo Quân khu 7 về làm báo QĐND thì đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Uỷ viên Ban Biên tập rồi làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản - Cơ quan lý luận chính trị của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy chúng tôi có dịp gặp nhau trong các sự kiện chính trị đặc biệt của đất nước và của nghềnghiệp.
Xem thêm
7 tác phẩm văn học tranh Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7
Nhà xuất bản Văn học vừa công bố 7 tác phẩm gửi tham dự Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7.
Xem thêm
Thông báo của Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” đã thống nhất rút ngắn thời gian 2 tháng
Xem thêm
Hình ảnh ra mắt tập thơ “Lục bát ru em” và... Yêu em nữa cho khờ dại thôi
Sáng 30/7/2024, Hội Nhà văn TPHCM phối hợp cùng nhà thơ Từ Xuân Lãnh tổ chức ra mắt tập thơ Lục bát ru em (NXB Tổng hợp TPHCM, 2024).
Xem thêm
Tổng thống Joe Biden mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Tô Lâm, Ngoại trưởng Mỹ đã chuyển lá thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden bày tỏ tiếc thương và trân trọng đóng góp của Tổng Bí thư trong củng cố, vun đắp quan hệ Việt Nam – Mỹ.
Xem thêm
Hội hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TPHCM: Nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa tinh thần đền ơn đáp nghĩa
Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Điều lệ của Hội được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2020; ghi rõ: “Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TP.HCM là tổ chức xã hội của các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng hỗ trợ các gia đình liệt sĩ, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”; mục đích hoạt động của Hội là hỗ trợ các gia đình liệt sĩ tiếp cận, thực hiện và thụ hưởng các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc thiếu thông tin chưa xác định được danh tính; hỗ trợ tri ân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.
Xem thêm