TIN TỨC
  • Truyện
  • Hương Bánh Lọt Ngọt - Truyện ngắn Thúy Dung

Hương Bánh Lọt Ngọt - Truyện ngắn Thúy Dung

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-05-22 16:44:03
mail facebook google pos stwis
385 lượt xem

Cho đến khi gần đất xa trời, ông Tám vẫn nhớ như in cái mùi của món bánh lọt ngọt. Màu xanh của lá dứa, màu nâu của đường mía, màu trắng của nước cốt dừa, khi ăn, nó ngọt thanh, hơi béo, trơn tuột vào đầu lưỡi, dai dai, nhai sơ sơ, nuốt một cái, ngon gì đâu. Đặc biệt là hoàn cảnh ông thưởng thức món ăn lúc đó, một kỷ niệm sâu dậm không bao giờ phai.

Nhà văn Thúy Dung

Cái ngày Tám bỏ nhà theo đoàn thiếu sinh quân là đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Đang đứng trước sân, nhìn thấy các bạn, các anh cỡ tuổi mặc đồng phục, đồng nón calô, ngồ ngộ, hay hay, Tám đi theo phía sau. Đi lâu lắm, đến khi mõi chân, người trưởng đoàn phát hiện một cậu nhóc lạ hoắc. Ê, nhóc, về nhà đi! Tám hơi sợ, dạ, em không nhớ đường về nhà. Rồi xong! Từ đó, Tám nhập vô đoàn thiếu niên suốt hai năm, trở thành liên lạc cho một cơ quan Nông dân tỉnh. Ham vui mà bỏ nhà, để ba má lo lắng thiệt là hết chỗ nói. Sau hai năm, Tám đã được về thăm nhà, ba má mới hết lo. Là con trai út, không biết làm gì ngoài theo ba đi câu, đi chài, bơi lội, chèo ghe… Tám chỉ biết có nhiêu đó thôi. Từ ngày theo mấy chú mấy anh, Tám học được cách giữ cho mình mạnh khỏe, không để bệnh, không nói tục, biết nghe lời người lớn. Xa nhà từ nhỏ, nên kỷ niệm về má, về mấy anh chị, Tám cũng không nhớ nhiều.

Tháng 7 năm 1954, chàng “thanh niên” vừa qua tuổi 15 theo cơ quan di chuyển đến rạch Cái Nước, được bố trí ở tại nhà má Năm. Nhà của má rất rộng, mái lợp ngói đỏ, cột kê tán, nền nhà lát gạch tàu. Hai bên hông nhà có mái che, lợp bằng lá dừa xé (lá dừa nước) chắc chắn và đẹp. Nhà má chỉ có 3 người gồm ba Năm, má Năm và một cô con gái 14 tuổi tên Hồng. Người con trai lớn của má là bộ đội, bị giặc Pháp bắn chết năm 1952. Má được tặng danh hiệu “Mẹ chiến sĩ”.

Mỗi buổi sáng, nghe tiếng lạch cạnh dưới bếp, chàng thanh niên lập tức thức dậy, tháo mùng xếp lại ngay ngắn rồi đi bộ tập thể dục dọc theo bờ sông. Đúng 7 giờ, chú 3 Phát – Trưởng phòng Cơ quan Hội Nông dân tỉnh Cần Thơ giao cho Tám một xấp giấy tờ, kêu đem đến các phòng ban. Không khí những ngày này thật nhộn nhịp, ráo riết, niềm vui hòa bình tạm thời, nỗi buồn khi phải sắp chia tay gia đình để ra Bắc. Tám hít thở cái gió, cái hơi nước từ con sông, ngắm nhìn đám dừa nước, nhánh bần, bình bát…bến bãi phù sa châu thổ cho đã con mắt vì biết mình sẽ xa miền tây, đi tuốt ngoài Bắc xa xôi, nghe nói mùa hè nóng thiệt nóng, mùa đông lạnh thấu xương. Ngày Chủ nhật được nghỉ, Tám đi câu cá cho vui. Các mương quanh nhà má Năm có nhiều cá lắm. Các chú trong cơ quan khen: thằng Tám câu cá giỏi quá.

Một hôm má Năm gọi Tám xuống nhà bếp. Nhà bếp khá rộng bày trí theo kiểu vùng nông thôn Nam bộ. Một cái bàn tròn và hơn 10 cái ghế đóng bằng cây để ngồi ăn cơm. Cách đó không xa là bộ ván gỗ đen bóng, ngoài việc để nằm, mỗi khi nhà có giỗ chạp, các loại thức ăn được xếp ngay ngắn theo thứ tự món. Một cái giá võng bằng gỗ, sợi võng làm bằng dây lát đã sờn. Xoong nồi, thau chậu được lau chùi sáng bóng treo trên vách. Má Năm mở chạn chén lấy một tô bánh lọt có nước cốt dừa, dậy mùi thơm phức. Má nói: ăn đi con. Tám khẽ khàng: Con không quen ăn sáng má à. Hôm nay phá lệ một bữa đi con. Má thương con nên má mời con ăn mà. Chìu lòng má, Tám đành phải ăn. Múc cái muỗng bánh vô miệng, trời ơi có ngọt thanh, ngon gì đâu. Ai nấu bánh lọt mà ngon vậy má? Con Hồng chớ còn ai vào đây, nó giỏi lắm con à. Tới mùa trái cây là nó chèo xuồng đi bán cho các chủ vựa, hết mùa trái cây thì nó bán bánh lọt. Tám vô tình bộc bạch khen: Cô Hồng giỏi quá nên ba má được nhờ. Má Năm trầm giọng hơi buồn: Đúng là ba má được nhờ thiệt đó, nhưng vài năm nữa nó đi lấy chồng, ba má ở với ai. Tám cười, có gì khó đâu má, chỉ cần bắt rể là xong. Má cũng cười phụ họa: cái khó là người ta có chịu ở rể hay không. Câu chuyện của Tám và má Năm dừng lại vì chú Ba Phát gọi Tám để giao công việc.

Một chiều yên ả, gió từ sông làm mặt nước lăn tăn gợn sóng. Má Năm kiếm Tám để hỏi: Vài bữa nữa cơ quan chuyển đi nơi khác phải không con? Sao má biết? Tám nhìn má ngạc nhiên. Thằng Ba Phát nói với má sáng nay! Nghe tin con đi mà má buồn quá. Má muốn nói với con một chuyện quan trọng lắm. Chuyện gì vậy má?  Má Năm ngập ngừng… rồi nói: Như con biết đó, nhà này chỉ có 3 người. Má lo xa, vài năm nữa con Hồng 18 tuổi, sẽ có người dạm hỏi. Má không muốn nó lấy chồng xa. Má muốn con ở lại đây với má. Nhà ta có 10 công ruộng, 15 công vườn cây ăn trái. Mùa lúa mỗi năm một vụ, thuê người làm mướn, đem lúa vô bồ là xong. Cây trái cũng vậy, tới mùa thu hoạch, thuê người làm vườn hái, đem vô để hai bên hông nhà, có lái buôn tới chở đi. Con làm ông chủ nhà này. Mua bán thì con Hồng làm được hết. Nó giỏi lắm! Con đừng đi tập kết nữa, ở lại đây với má đi con.

Nghe má Năm nói Tám ngây người ra… không biết nói như thế nào cho má vui. Đúng là khó xử. Tám bối rối một hồi. Thưa má, con là người của nhà nước, con được cấp trên cho ra miền Bắc để học tập, sau 2 năm con sẽ trở về. Con cũng thương má lắm nhưng vì nhiệm vụ con phải đi.

 Má Năm biết không thể thuyết phục Tám được, má ôm Tám khóc. Má thương con lắm. Con Hồng nói với má, nó cũng thương con! Nghe má Năm nói câu này, Tám giật thót cả người. Ở đây vừa tròn một tháng mà má Năm và cô Hồng để ý thương Tám. Tám nhẹ nhàng thưa: Má à, con đi 2 năm rồi con sẽ về, cùng lắm là 4 năm. Nếu quá 4 năm thì má kêu em Hồng lấy chồng, đừng chờ con nữa.

Tiếng Hồng từ dưới bờ sông vọng lên: Má ơi, hôm nay con bán hết bánh nên con về sớm! Tám đi ra cửa, nhìn thấy Hồng bước lên bờ, hé nụ cười duyên sau vành nón che nghiêng… những giọt mồ hôi nhè nhẹ lăn trên đôi gò má ửng hồng. Tám cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên của cô gái miệt vườn vừa tròn 14 tuổi. Chắc chắn sau này, em là người đẹp nhất ở vùng Cái Nước. Tám nói với Hồng: Má đang chờ em trong nhà. Rồi như có gì mách bảo, bốn mắt nhìn nhau cùng cười.

Tối hôm đó, những ngôi sao nhấp nhánh như chia sẻ nỗi buồn của hai “thanh niên” đang tuổi ăn tuổi lớn. Dòng sông ánh bạc, sóng vỗ nhẹ, tiếng côn trùng rỉ rả. Mỗi người một góc nhà, không dám lại gần nhau nhưng cảm nhận sự rung động của trái tim đang mách bảo mình thích nhau rồi đó.

Đúng 7 giờ sáng hôm sau, tất cả hành lý được đem xuống ghe. Tám ôm ba má Năm, nắm tay em Hồng thật chặt, thay cho lời tạm biệt. Má Năm khóc, còn mắt Hồng đỏ hoe, rưng rưng dòng lệ. Tám đưa hai ngón tay, ý nói 2 năm sau sẽ gặp lại. Mọi người vẫy tay, vẫy tay, ánh mắt đượm buồn, biết khi nào gặp lại nhau đây. Tám đẫy chèo được vài nhịp, quay đầu nhìn lại. Khi đến khúc sông không còn là một đường thẳng, không còn nhìn thấy ba, má Năm và em Hồng, Tám mới chèo nhanh để kịp các anh, các chú.

Trong thời gian thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ phía nam sông Cái Lớn trở xuống Cà Mau là khu tập kết trong 200 ngày của lực lượng kháng chiến miền Tây Nam bộ, điểm Chắc Băng và sông Ông Đốc là hai điểm tập kết chính của khu vực Cà Mau. Trong thời gian 6 tháng ngắn ngủi, chính quyền cách mạng tập trung thực hiện một số chính sách như: đổi tiền, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà bảo sanh. Nhiều lớp bình dân học vụ được thành lập khắp nơi. Hơn 10 nhìn lượt người trong khu căn cứ đã tham gia tháo gỡ cản đất ở vàm kinh xáng Chắc Băng, tháo cản cây ở Bến Luông, xây cất doanh trại cho cán bộ, bô đội dừng chân; bố trí chỗ ăn nghỉ cho trên 5 ngàn đồng bào ở thành thị vùng địch kiểm soát vào thăm viếng, tiễn đưa người thân đi tập kết, làm nhiều nhà kho có sức chứa hàng chục ngàn giạ lúa cùng các loại tài sản từ các nơi chuyển về, chuẩn bị đưa đi tập kết. Để có nơi đón rước, đưa tiễn bộ đội, cán bộ đi tập kết, đồng thời tiếp đón các phái đoàn quốc tế và liên hiệp đình chiến đến làm việc, cán bộ chiến sĩ và nhân dân đã xây dựng một bến cảng tạm thời ở vàm Chắc Băng.

Chợ Chắc Băng trên bến dưới thuyền, xuồng ghe tấp nập. Đoàn ghe của cơ quan Tám bơi ngang chợ khoảng 500m thì dừng lại. Các chú đi tiền trạm đã chờ sẵn, hướng dẫn các anh, các chú thuộc phòng ban đến nhà dân để ở nhờ. Đêm hôm đó, tất cả các chú, các anh, nhân viên của cơ quan đến bãi chiếu phim ngoài trời (màn ảnh rộng) xem bộ phim về 13 chiến sĩ của Hồng quân Liên Xô chiến đấu với quân Bạch vệ của Nga hoàng. Đây là lần đầu tiên Tám được xem phim, nó lại lẫm, ngộ ngộ làm sao á. Ngày hôm sau, cơ quan cho nghỉ, tất cả đều đi chợ mua sắm đồ dùng cần thiết. Các chú Trưởng, Phó phòng rủ Tám đi ăn hủ tíu. Chú cháu mình sắp xa nhau rồi, người đi kẻ ở biết bao giờ mới gặp lại. Mình đi ăn một bữa rồi chia tay! Tám đã ăn no một bụng (tô đặc biệt), ăn cho đã cái miệng, cho đã con mắt. Ngày hôm sau, cơ quan thông báo di chuyển vào chùa Chắc Băng. Cách chùa chừng 400m là điểm cuối cùng để chia tay.

Tất cả tài sản: súng đạn, máy đánh chữ bàn giao lại chính quyền địa phương, còn hồ sơ công văn giấy tờ đều đốt hết. Cứ qua một đêm, người được phân công ở lại miền Nam phải rời đoàn (đi ban đêm) trong bí mật, ghe của ai thì người đó sử dụng. Đến ngày cuối cùng chỉ còn lại vài bạn nhỏ và thanh niên mới lớn như Tám. Chú Ba Phát cử một cán bộ đưa tụi nhỏ đi đến Sông Đốc. Ở đây có khoảng 4 trung đội, tuổi đời từ 14 đến 17, tất cả đều là con, em của gia đình cách mạng, là thiếu sinh quân, là liên lạc cho cơ quan đầu ngành của tỉnh. Đoàn ở sông Đốc được 3 ngày để sắp xếp tổ chức. Buổi chiều, tụi nhỏ ra giếng khơi, dùng thùng nhỏ thả xuống giếng, múc nước tắm vì cửa sông Đốc quanh năm nước mặn. Ban đêm, nhìn dòng sông đẹp lắm, ghe xuồng xuôi ngược, mái chèo đưa lên, hạ xuống, bọt nước bắn lên đỏ lòm (gọi là hoa lửa) … Ba ngày sau, đoàn di chuyển tới Rạch Lùm, rồi Rạch Ráng. Ở các rạch này, cá nhiều vô kể: lóc, trê, rô, sặc… Tám và một số thằng bạn lội xuống rạch, sờ tay vào bờ là bắt được cá, chỉ 15 phút là đầy một thùng thiết (thùng đựng dầu của Pháp). Lúc lội dưới nước, mỗi khi nhấc chân lên là cá rô chui dưới lòng bàn chân. Dưới nước thì cá nhiều vô số, còn trên bờ thì … con vắt, muỗi còn nhiều hơn cá. Bởi vậy có câu: “Muỗi kêu như sáo thổi. Đĩa lội tợ bánh canh”.

Từ sau khi ra miền Bắc, được học trong trường “Học sinh miền Nam”, Tám yêu thích nhất môn bóng đá, tham gia đội tuyển của tỉnh Hà Nam để thi đấu giải toàn quốc, gặp các đội Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây, Đông Triều Quảng Ninh. Mỗi lần đi thi đấu các tỉnh về, Tám nhận rất nhiều thư của các cô gái hỏi thăm sức khỏe và gợi ý kết bạn… Có nhiều cô cũng khá đẹp, nhưng Tám không hồi âm vì không thể nào quên một bông hồng đang hé nụ ở Rạch Cái Nước, tận trời Nam. Đúng là gã si tình, nhớ má thì ít mà nhớ em thì nhiều. Tám tập tành làm thơ nữa chớ:

Khi màn đêm buông xuống

Là anh nhớ đến em

Ban ngày là miền Bắc

Ban đêm là miền Nam

Ban ngày bận học tập

Ban đêm dành nhớ em

Anh mong ngày thống nhất

Về quê tìm được em

Xây lâu đài hạnh phúc

Sống bên nhau trọn đời.

 

Chiến tranh kéo dài, nỗi nhớ trong Tám càng dâng cao. Không biết gia đình Tám, gia đình má Năm còn hay mất. Tám đã không còn là chú bé mười lăm, tối ngày cầm văn thư làm liên lạc cho cơ quan. Tám đã là người đàn ông ngoài ba mươi. Có những chiều mọi người nghỉ ngơi khi lái máy kéo ngoài, Tám muốn nghe tin tức trong Nam nên cầm cái rađiô đi xa xa giữa đồng. Tám mê nhất bài “Cô bán đèn hoa giấy” do Lệ Thủy ca. “Năm ấy em vừa mười bốn, quả tim non chưa biết rộn ràng. Cứ mỗi độ mai vàng nở nhụy báo xuân sang. Là mỗi độ em mang đèn ra chợ bán cho khách du xuân tấp nập ở ven… đường”.

Chuyện gì đến sẽ đến. Tám lấy vợ. Lạ nhất là khi mọi người trong gia đình đã đi ngủ, Tám ra phía sau nhà tập thể cơ quan khấn: Hồng ơi! Anh hứa với em là 4 năm nữa anh sẽ về đoàn tựu cùng em ... nhưng không thành, kẻ thù đã chia đôi đất nước, chia rẽ tình đôi ta. Vì hoàn cảnh của đất nước chứ không phải tại anh, cũng không phải tại em. Không biết bây giờ em còn sống hay đã chết. Nếu em còn sống thì đã có chồng, có con rồi. Anh chúc mừng em. Nếu em đã chết thì hóa ra người thiên cổ dưới suối vàng, cô đơn hiu quạnh. Hồng em ơi, sống khôn thác thiêng… Ngày mai anh sẽ làm lễ kết hôn, nếu em có linh thiêng thì đi mây về gió, phù hộ anh tổ chức đám cưới đúng nghi lễ, hoành tráng, hạnh phúc bền lâu… Bỗng một luồng gió nhẹ phả vào người Tám, cảm thấy lành lạnh. Tám đứng thẳng để đón nhận cơn gió ấy. Một con đom đóm từ dưới ngọn cỏ bay lên áp sát vào chân Tám rồi lượn vòng vòng quanh người, bay đến đâu chớp sáng đến đó. Đom đóm bay vòng tròn 2 lần rồi bay lên cành tre về phương Nam mất dạng. Tám có linh cảm là Hồng đã chết lâu rồi. Linh hồn của Hồng đã phù hộ Tám trong những năm tháng qua.

Sau khi hòa bình lập lại, Tám được tổ chức phân công làm việc tại trường Nông lâm súc Ba Xuyên (thuộc tỉnh Sóc Trăng). Ông nghiên cứu hồ sơ phát hiện một học viên tên Nguyễn Thanh Thảo, quê tại xã Cái Nước, huyện Cái Nước, Cà Mau. Ông Tám tìm cách gặp riêng Thảo hỏi: Ở huyện Cái Nước, em có biết bà má Năm, có con gái tên Hồng không? Em Thảo nói: Dạ, em biết. Bà má Năm là chị ruột của ông Nội em. Ông Tám mừng quá, hỏi liền: Ông Năm, bà Năm, cô Hồng có khỏe không em? Em Thảo nghẹn ngào: Ông Năm, bà Năm, cô Hồng đều chết rồi thầy! Tám cố gắng hỏi thêm: Tại sao họ chết vậy em? Thảo kể đó là chiến tranh, đó là do Luật 10/59. Bọn ác ôn bắt cả nhà cô Hồng vì quy tội chứa Việt Cộng, có con rể tập kết ngoài Bắc. Cuối tháng 11 năm 1959, bọn chúng dùng thuốc độc trộn vào thức ăn, làm tù nhân chết hơn 2000 người gồm cán bộ, bộ đội, du kích địa phương, người dân tham gia biểu tình... Nghe em Thảo kể xong, lòng ông Tám đau quặng thắt, ngậm ngùi, xúc động. Nhớ lại ngày chia tay, kẻ đi người ở. Hình ảnh ấy, những người thân yêu ấy giờ đây không còn nữa. Em Thảo hỏi: Sao thầy khóc? Ông Tám nói: Chính thầy là người hứa hôn với cô Hồng trước khi đi tập kết miền Bắc. Thầy khóc vì quá thương gia đình má Năm.

Hồi còn đương chức, Ông Tám thèm món bánh canh ngọt nhưng bà vợ người miền Bắc không biết làm. Một ngày nọ, ông kêu hai nhân viên nữ khéo tay làm món bánh canh ngọt đãi cơ quan. Ông nhấp nháp từng con bánh tròn tròn, màu xanh lá dứa, nó ngọt, nó mát, nó béo nhẹ… nó làm ông nhớ đến cô Hồng. Nhớ ngôi nhà má Năm. Nhớ những ngày tháng theo chân mấy anh mấy chú đi tham gia cách mạng, rồi tập kết ra Bắc.

Ôi, cái món ăn dân dã mà thấm đậm tình thương./.

  Một chiều mưa 10/2023

Thúy Dung

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chàng hoàng tử và cánh buồm nâu
Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Xem thêm
Con mèo đốm đen – Truyện ngắn Khuê Việt Trường
Chị gặp nó vào một buổi sáng, đêm hôm qua thành phố có cơn bão rớt, mưa suốt đêm, gió cứ gào qua phố làm chị không ngủ được.
Xem thêm
Cha và con – Truyện ngắn của Kim Uyên
 Lão không muốn kéo dài sự cô đơn trong ngôi nhà của mình nữa. Nhưng quyết định rời khỏi căn nhà thân yêu quả là quá khó khăn. Vợ lão chết đã mấy năm nay, vài người hàng xóm khuất xa, bạn bè nhạt nhòa tin tức – lão chỉ một mình!
Xem thêm
Đêm nay anh ở đâu? | Truyện ngắn của Hoài Hương
Tác phẩm đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Đồng trăng – Truyện ngắn của T.Diên Lâm
Mặt trời nhả màu đỏ quạch lên mảnh đá đầu làng, tỏa màu huyết dụ, gã đưa tay nâng điếu tẩu cũ mèm, bám đầy những cợn bã thuốc lâu ngày không cọ rửa, làn khói vẩn đục cuộn trọn quanh mặt gã rồi tản lạc mờ dần, ánh mắt gã nhìn xa xăm, hiện qua làn khỏi mỏng, những mảng da sần sùi, thô nhám chi chít rổ, hằn một vết sẹo dài trông nặng đến khó nhìn.
Xem thêm
Con đò lặng lẽ - Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Bao giờ cơn gió trở về, mùa mưa nặng hạt, những dòng mương ăm ắp phù sa, cho dòng sông thấp thoáng bóng con đò…
Xem thêm
Cá sấu báo thù – Truyện ngắn của Hồng Chiến
 Những cây gỗ hương cao lừng lững, đứng thành hàng như được xếp vào ô bàn cờ, trải dài trước mắt gần như vô tận. Ngửa mặt nhìn lên không thấy gì ngoài lá và cành cây. Dưới mặt đất chỉ có một con đường mòn dày đặc dấu chân trâu rừng đi giữa các hàng cây.
Xem thêm