TIN TỨC

Khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
288 lượt xem

Tối 12.6.2024, tại xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã diễn ra Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật giao lưu Thơ – Nhạc: “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.

Tham dự chương trình có nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Lê Doãn Hợp; Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ; Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu; đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp VHNT các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; đại diện các sở, ngành tỉnh Nghệ An; đông đảo thân nhân, bạn bè văn nghệ sĩ của cố nhà thơ cùng bà con nhân dân địa phương.

Các đại biểu và đại diên gia đình cố nghệ sĩ cùng mở cánh cổng khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25.8.1947 trong một gia đình nho học ở làng Trường Khê (nay là Diễn Hoa), huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông là người đa tài, sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm trong các lĩnh vực nghệ thuật: sáng tác bài thơ đầu tiên năm 14 tuổi, sáng tác bài hát đầu tiên năm 20 tuổi và xuất bản tập thơ đầu tiên vào năm 27 tuổi.

Nguyễn Trọng Tạo là một người lính, nhập ngũ năm 1969. Từ bộ đội, ông đi học Trường Viết văn Nguyễn Du, trải qua nhiều vị trí công tác ở Nhà văn hóa Quân Khu 4, Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Trong suốt sự nghiệp của mình, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo xuất bản hơn 20 đầu sách gồm thơ, văn, nhạc, phê bình tiểu luận. Ông là tác giả của những tập thơ, trường ca như: “Đồng dao cho người lớn”, “Nương thân”, “Thế giới không còn trăng”, “Con đường của những vì sao” (Trường ca Đồng Lộc)…

Đại diện Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh cùng bạn bè của nhà thơ, nhạc sĩ đến dâng hương tại Khu tưởng niệm

Trong không khí xúc động tưởng nhớ nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa, bạn bè, công chúng hâm mộ đã được thưởng thức những nhạc phẩm nổi tiếng của ông như: “Chèo thuyền trên sông Bùng”; “Câu hát quê hương”; “Làng quan họ quê tôi”; “Đôi mắt đò ngang”; “Một dại khờ, một tôi”…, qua giọng ca của các nghệ sĩ nổi tiếng: Trọng Tấn, Anh Thơ, Giáng Son, Hà Quỳnh Như…

Những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca Nguyễn Trọng Tạo như dòng sông, con đò, đôi mắt, vầng trăng, nốt nhạc… được cách điệu; hàm chứa tình cảm thiết tha với quê hương, đất nước và sự tân thời, hội nhập trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa.

Về âm nhạc, Nguyễn Trọng Tạo cũng có nhiều ca khúc được công chúng yêu mến như: “Làng quan họ quê tôi” là ca khúc đã được Hãng JVC (Nhật Bản) chọn làm đĩa karaoke 100 bài hát Việt Nam và từng được Dàn nhạc giao hưởng Leipzig (Đức) trình tấu.

Ca khúc “Khúc hát sông quê” phổ thơ Lê Huy Mậu là một tác phẩm âm nhạc đi vào lòng công chúng: “Ơi! Con sông quê, con sông quê/ Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ/ Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng…”. Gần gũi thân thương, “Khúc hát sông quê” giúp người nghe như được trở về với tuổi thơ của mình.

Không chỉ nổi tiếng bởi thơ và nhạc, Nguyễn Trọng Tạo còn được biết đến là một họa sỹ, một nhà báo, viết truyện ngắn, vẽ bìa sách… Ông trình bày khoảng 500 bìa sách, và đã từng nhận 2 giải thưởng “Bìa sách đẹp” của Bộ Văn hóa – Thông tin. Trong đó, trang bìa của Tạp chí Hồng Lĩnh (Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh) chính là do nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo thiết kế và trang bìa vẫn được sử dụng cho đến tận bây giờ.

Với những cống hiến lớn lao cho nghệ thuật nước nhà, trong sự nghiệp của mình ông đã nhận được nhiều giải thưởng lớn như “Giải đặc biệt Văn học Nghệ thuật Hà Bắc 1981”; Giải Nhì cuộc thi ca khúc Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Bộ Văn hóa 1984-1985; 4 Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Giải thưởng Ủy ban Toàn quốc các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương với ca khúc “Đôi mắt đò ngang”.

Cuối năm 2017, nhà thơ – nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo bị tai biến khi đang ở quê nhà Nghệ An. Qua cơn bạo bệnh, Nguyễn Trọng Tạo càng có thêm cảm xúc để sáng tạo. Tháng 8.2018, ông tổ chức đêm thơ – nhạc “Khúc hát sông quê” tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An – liveshow đầu tiên và cũng là duy nhất mà ông tổ chức tại quê hương.

Ngày 7.1.2019, ông qua đời vì bệnh hiểm nghèo, hưởng thọ 72 tuổi. “Người bước ra từ ca dao”, “Nhạc sĩ của đồng quê Việt Nam” không còn nữa nhưng di sản nghệ thuật mà ông để lại mãi mãi còn lưu giữ trong trái tim của công chúng nhiều thế hệ.

Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là công trình ý nghĩa do chính con trai trưởng của ông là Tiến sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Vũ Trọng Thi thiết kế và thi công. Công trình được khởi công từ tháng 7.2022 và sau gần 02 năm thì hoàn thành, mang đậm nét văn hóa, kiến trúc của 3 vùng miền mà ông từng gắn bó sinh sống: Nghệ An, Huế và Hà Nội. Những chi tiết chính của công trình đều được dựa trên những hình ảnh trong các tác phẩm của ông về quê hương như: con sông, con đò, đôi mắt, nốt nhạc… Công trình này không chỉ hiện thực hóa tâm nguyện của ông và gia đình, mà còn đáp ứng mong mỏi của đông đảo bạn hữu văn nghệ sĩ, người hâm mộ.

Những hình ảnh gắn liền với nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo được trưng bày trong Khu tưởng niệm

NHẬT LINH

VHNT Hà Tĩnh

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mỗi nhà văn nên giữ một trái tim thanh xuân
Hội nghị người viết trẻ TPHCM lần thứ 5 đã khai mạc tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM. Ngoài 100 đại biểu góp mặt, sự kiện còn quy tụ nhiều cây bút nổi tiếng, có sức ảnh hưởng với văn đàn thành phố và cả nước.
Xem thêm
Hội nghị những người viết trẻ: Đồng hành khát vọng phương Nam
Chúng tôi những người lính tuổi U80 đến dự Hội nghị những người viết văn trê lần thứ 5 do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức.
Xem thêm
HTV đưa tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5
Sáng 4.10, BCH Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức họp báo, thông tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5. c
Xem thêm
Thơ Văn Liêm và những khao khát biển bờ!
Bài của Nguyễn Văn Hòa về nhà thơ Văn Liêm
Xem thêm
Giao lưu và ra mắt 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa chân dung thơ của nhà thơ Nguyên Hùng
Sáng ngày 02/ 10/ 2024, Hội trường B lầu 2 số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP HCM, nhà thơ Nguyên Hùng đã ra mắt bạn đọc 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa 81 chân dung văn học.
Xem thêm
Ra mắt tuyển thơ của tác giả từng 2 kỳ Nguyên Tiêu có thơ thả lên trời
Hình ảnh: Nguyên Hùng và NVCC – Dựng clip: Nguyên Hùng
Xem thêm
Người lính già cầm trăng đợi chờ vì sợ đêm đi mất
Nguồn: Lê Thiếu Nhơn (Nông nghiệp Việt Nam)
Xem thêm
Trao giải Cuộc thi sáng tác Thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024
Sáng 20.9, tại TP Phan Thiết, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Thuận đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác Thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024.
Xem thêm
Gặp gỡ và giao lưu cùng 5 tác giả của bộ sách Tiếng Việt giàu đẹp
Sáng ngày 21/9, chương trình “Trò chuyện cùng các tác giả bộ sách tiếng Việt giàu đẹp” diễn ra tại Đường sách TP. HCM đã thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng.
Xem thêm
Thêm một nghĩa cử nghĩa tình cao đẹp
Ngày 4 tháng 9 năm 2024, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã ký công văn số 5133/ UBND-KT về việc hỗ trợ chăm lo cho thương binh, bệnh binh. Theo đó, thành phố chủ trương hỗ trợ đối với thương binh, bệnh binh với số tiền chăm lo tối thiểu 2 triệu đồng / người / tháng. UBND TP giao cho các doanh nghiệp do nhà nước giữ 100% vốn điều lệ thuộc Thành phố, mỗi đơn vị hỗ trợ tối thiểu 5 trường hợp ( 10 triệu đồng / tháng ) phấn đấu duy trì đến hết năm 2030. Thành phố giao cho các sở Tài chính, Lao động TBXH triển khai ý kiến chỉ đạo này. Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP HCM được giao tiếp nhận, quản lý và giải ngân nguồn tài trợ.
Xem thêm