TIN TỨC

Lễ ra mắt sách “Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận”

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-08-08 15:44:10
mail facebook google pos stwis
808 lượt xem

Nhà văn Lê Lựu là một trong những gương mặt xuất sắc về văn học nghệ thuật ở các mảng đề tài chiến tranh cách mạng và dấu ấn văn chương Đổi mới. Ông đồng thời có những đóng góp đáng kể về phát triển văn hóa doanh nhân trong khoảng hai mươi năm gần đây.

Ngày 6.8.2023, tại Thư viện Quốc gia, 31 Tràng Thi – Hà Nội; Hội Nhà văn Việt Nam và Viện Nhân học Văn hóa đã tổ chức Lễ ra mắt và trao tặng 100 cuốn sách “Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận” tới các trung tâm đọc sách trên cả nước. Đây cũng là sự tri ân của các văn nghệ sĩ với nhà văn Lê Lựu để bạn đọc có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về ông.

Tới dự và chủ trì buổi trao tặng sách có nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Giáo sư Đỗ Lai Thúy – Viện trưởng Viện Nhân học Văn hóa; ông Nguyễn Xuân Dũng – quyền Giám đốc Thư viện Quốc gia và trên 100 giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu và gia đình nhà văn Lê Lựu cùng giới truyền thông, báo chí.

Cuốn sách “Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận” do nhà văn Phùng Văn Khai và nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn thực hiện

Tập sách Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận do Viện Nhân học Văn hóa biên soạn là tập sách đặc biệt trong đời văn Lê Lựu. Nó ra đời với tấm lòng của văn nghệ sĩ mà tiêu biểu là hai nhà văn đồng hương với Lê Lựu: Nguyễn Xuân Tuấn và Phùng Văn Khai. Sự phong phú của các khu vực bài viết trong tập sách; sự công phu trong bố cục, biên tập, thẩm mĩ, đẹp từ nội dung đến hình thức. Sách khổ lớn 340 trang, bìa cứng trang nghiêm, giản dị đã cho thấy những người thực hiện Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận đã dành nhiều thời gian, tâm huyết của mình đối với người đã khuất.

Với văn chương, Lê Lựu là một trong những dấu mốc quan trọng nhất của Đổi mới. Văn chương của nhà văn Lê Lựu với một loạt tác phẩm Thời xa vắng; Chuyện nàng Cuội; Sóng ở đáy sông; Hai nhà… chính là những dấu mốc quan trọng nhất của văn học Đổi mới.

Đặc sắc nhất có lẽ là phần viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa về Lê Lựu với bốn câu chuyện rất dí dỏm: “Đến như tớ mà còn thành được nhà văn, thì ai cũng thành nhà văn được”;“Tôi làm hỏng bố nó rồi. Không ngửi được”;“Tôi chính là thằng Sài. Chỉ có điều nếu tôi đóng phim thì chẳng có ma nào xem”; “7 rúp mà sắm được cả một dàn nhạc giao hưởng lớn”. Hiếm ai viết về Lê Lựu chân thật, cuốn hút, dí dỏm và sâu sắc như Trần Đăng Khoa. Loạt bài viết của Trần Đăng Khoa có lẽ là phần khiến độc giả phải “ồ”, “à” với vô số góc nhìn và câu chữ độc đáo từ người đồng hương, đồng nghiệp với nhà văn Lê Lựu trong nhiều bối cảnh.

Tại buổi ra mắt cuốn sách, nhiều khách mời có mặt cũng đã kể lại những kỉ niệm với nhà văn Lê Lựu. Nhà văn Đỗ Bích Thúy với những chia sẻ rất xúc động của mình đã kể về những buổi chập chững đầu tiên được nhà văn Lê Lựu đọc và biên tập cho từng trang bản thảo. Thiếu tướng nhà văn Nguyễn Hồng Thái khi lên diễn đàn đã bộc bạch những kỉ niệm không thể nào quên với nhà văn Lê Lựu. Ông ân cần từ miếng ăn, giấc ngủ, mỗi trang bản thảo với các nhà văn trẻ khiến ai cũng nhớ mãi. Đạo diễn Lê Đức Tiến kể về những cuộc đích thân nhà văn Lê Lựu dẫn đoàn làm phim Sóng ở đáy sông đi nhiều vùng đất để quay những thước phim gây thương nhớ. Nhà thơ Bằng Việt kể về những tháng ngày chiến đấu và viết văn đầy gian khổ của Lê Lựu ở chiến trường, đồng thời đề xuất việc làm tổng tập, làm nhà lưu niệm cho nhà văn Lê Lựu. Từ phương Nam ra, nhà thơ Phan Hoàng – Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã có những phát biểu tri ân thế hệ đi trước trong đó có nhà văn Lê Lựu. Phó Giáo sư Phạm Quang Long xúc động khi nhớ về những đóng góp không chỉ văn chương mà còn ở mảng văn hóa doanh nhân của người con xuất sắc tỉnh Hưng Yên…

Loạt bài đặc sắc trong Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận phải kể đến nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà báo Yên Ba, nhà phê bình Lê Thành Nghị, nhà văn Trung Trung Đỉnh, nhà phê bình Ngô Thảo, nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà văn Nguyễn Thế Hùng, nhà thơ Hồng Thanh Quang, nhà văn Phùng Văn Khai… đã không chỉ khái quát và diễn giải sâu sắc mọi đóng góp văn chương của nhà văn Lê Lựu mà còn đưa ra những hồi ức, kỉ niệm với rất nhiều thông điệp nhân văn và số phận lạ kì của nhà văn. Có lẽ bởi thế mà nhiều nhà văn, khách mời có mặt tại buổi ra mắt đã cho rằng, Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận là một trong những cuốn sách đáng đọc nhất về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của một nhà văn.

Trong Lễ trao tặng sách, xúc động nhất là lời cảm ơn của con gái nhà văn Lê Lựu – Lê Hạnh Lê. Thay mặt gia đình nhà văn Lê Lựu, bà Lê đã cám ơn các văn nghệ sĩ đã công phu và tâm huyết thực hiện tập sách về người cha đáng kính của mình. Bà Hạnh Lê cũng mong muốn giới văn nghệ sĩ tiếp tục đồng hành thực hiện một số di nguyện của nhà văn Lê Lựu.

Trao tặng sách “Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận” cho Thư viện Quốc gia

Tháng 11 năm 2022, khi nhà văn Lê Lựu mất, giới truyền thông, báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương đã có rất nhiều bài viết, hình ảnh về ông. Văn nghệ sĩ cả nước cũng đã dành tình cảm đặc biệt cho Lê Lựu. Nhà văn Lê Lựu – văn chương và số phận đã đưa loạt bài viết của các nhà báo Lê Anh, Bảo Linh, Hà Tùng Long, Lê Thị Thủy, Phạm Nhật Linh, Cẩm Xuyên… cho thấy sự phong phú, sinh động, những tình cảm đặc biệt, những câu chuyện sâu sắc, thú vị về văn chương và số phận của nhà văn Lê Lựu. Nhà văn – nhà báo Xuân Ba trong bài Thời xa vắng – Quà tặng Đại sứ Hoa Kỳ tả lại chi tiết Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên tặng Đại sứ Mĩ tại Việt Nam Marc Knapper trong một buổi tiếp ngài ngày 15/4/2022 đã cho thấy sự tinh tế của giới chính khách với nhà văn Lê Lựu.

Ông Nguyễn Xuân Dũng – quyền Giám đốc Thư viện Quốc gia thay mặt Thư viện đã trân trọng tiếp nhận sách Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận với một tình cảm đặc biệt. Ông cho rằng, Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận đã cho bạn đọc một cái nhìn đầy đủ, khách quan, toàn diện và nhất là sự ấm áp về văn chương và số phận của nhà văn. Những bó hoa tươi thắm ùa trên những trang văn thắm thiết tình người đã nói lên rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Điều đó cho thấy, văn học chính là để bồi đắp và xây dựng niềm tin của con người. Nhiều bài viết mới, tư liệu mới về văn chương và cuộc đời Lê Lựu đã xuất hiện thời gian gần đây cho thấy nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, viết về ông, nhất là các bạn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về các tác phẩm của Lê Lựu vẫn còn rất nhiều, chứng tỏ văn chương và cuộc đời Lê Lựu luôn có một sự hấp dẫn lớn, không chỉ với thế hệ trước mà với cả những bạn đọc trẻ hôm nay.

Theo Văn Nghệ Quân Đội

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm