TIN TỨC

Không ai bị bỏ lại

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-03-07 06:41:24
mail facebook google pos stwis
2750 lượt xem

BÀI DỰ THI BÚT KÝ “NHỮNG HY SINH THẦM LẶNG”

Bs Nguyễn Thành Úc

​(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Nhớ lại những thời khắc nguy nan khi cơn bão Covid-19 tràn về miền Nam, chúng ta không thể nào quên các thầy thuốc tuyến đầu đã ngày đêm giành giật lại cuộc sống của người bệnh trước bàn tay thần chết.

 

Bé mới chào đời đã không còn mẹ

​Ngày 25/10/2021, chị T.T.C.L. quê ở Trà Vinh, đang mang thai 34 tuần, cùng chồng được đưa vào cách ly tại khu cách ly của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vì mắc COVID-19.

Sau một ngày nằm viện, chị L. đột ngột có dấu hiệu mệt, khó thở, oxy trong máu tụt. Bệnh viện đã hội chẩn khẩn cấp với bệnh viện Sản, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai sớm để hy vọng cứu được mẹ lẫn con.

Ngay sau mổ bé ra, bé thở yếu, tím môi, không thở nổi nên bé được chuyển sang khoa hồi sức tích cực, chống độc nhi để tiếp tục điều trị. Còn chị L thì không may đã tử vong sau đó vì suy hô hấp nặng không hồi phục.

 Trước hoàn cảnh em bé là người con duy nhất của chị L. còn lại, nên các bác sĩ hồi sức nhi đã tập trung tối đa nhân lực và phương tiện thuốc men để cứu cháu, bù đắp cho gia đình chị L một phần nào niềm an ủi cuối cùng. Bé vừa sinh non, vừa suy hô hấp, có khả năng bé bị tổn thương não nặng do não thiếu oxy nên các bác sĩ quyết định sử dụng phương pháp hạ thân nhiệt chủ động ngoại biên, tức làm lạnh có kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé, nhằm cứu tế bào não của bé càng sớm càng tốt trong vòng 6 giờ sau sinh. Tình trạng bé ổn dần, bú tốt, hết khó thở.

      Bác sĩ Võ Hữu Đức, trưởng khoa hồi sức và chống độc Nhi nhớ lại: “Khi bé chào đời không có người thân nào bên cạnh do cha bé đang trong khu vực cách ly, những người thân khác thì đang ở quê ở rất xa, tận Trà Vinh, không cách nào có thể đến được bệnh viện. Mọi việc chăm sóc, nuôi dưỡng bé đều do các bác sĩ và nhân viên điều dưỡng thay nhau giúp" .

     Hai tuần sau, trong buổi chiều muộn, có một người đàn ông gầy nhom, đôi mắt to tròn, tóc dài tận mang tai, anh ấy vừa xuất viện từ bệnh viện dã chiến sau hơn nửa tháng trời cách ly điều trị Covid-19, anh chạy như bay qua phòng hồi sức nhi. Anh vừa thở hổn hển vừa gỏ cửa phòng hồi sức, anh nói muốn gặp và đón con về. Bs Võ Hữu Đức từ phòng bệnh bước ra, nghe người cha trình bày đúng tên mẹ, địa chỉ của cháu bé, nên bế bé ra giao cho người cha. Người cha lần đầu gặp con, hai tay luống cuống đón con từ tay bác sĩ, anh nhìn thấy đứa con trai trắng hồng bụ bẫm, hai gò má phúng phính, miệng cười chúm chím ngước nhìn cha, nước mắt người cha chực trào ra, anh lắp bắp nói với bác sĩ: “Em cám ơn bác sĩ và các cô ở đây nhiều lắm, không có bác và các cô điều dưỡng ở đây cứu cháu, chắc là cháu theo mẹ nó luôn rồi!”.

          Bác sĩ Loan Anh, người chăm sóc bé hổm rày cũng chạy đến, tay cầm một ít tiền đưa cho người cha, nói: “Đây là số tiền còn lại của các các nhà hảo tâm đã gửi tặng bé. Người ta biết hoàn cảnh của bé nên nhờ các anh chị ở khoa mua sữa, quần áo, khăn, tã cho cháu nửa tháng nay, anh cất để dành tiếp tục lo cho bé nhé!”.

          Mặc dù chị L đã ra đi mãi mãi, nhưng một mầm sống vô giá mà chị để lại cho đời được các thầy thuốc khoa nhi giành lấy từ tay thần chết, bé là một chứng nhân đặc biệt nhắc nhở chúng ta không bao giờ được quên những thời khắc bi thương nhưng kiên cường đã qua, để chúng ta sống tốt hơn, thương yêu nhau nhiều hơn.

 

Bé là máu thịt của vợ chồng em

​Tháng 12/ 2021 bé Nguyễn Thị Diễm Ng., 14 tháng tuổi, vào khoa hồi sức nhi bệnh viện Tiền Giang vì khó thở, xét nghiệm Covid dương tính. Ba của bé Ng. cho bác sĩ biết là em bị bại não từ lúc mới sinh, 6 ngày nay bị sốt, ho, khó thở nên đưa vào bệnh viện. Bác sĩ khám thấy bé khó thở rút lõm ngực, oxy máu tụt còn từ 88% đến 92%, chảy máu mũi, co gồng liên tục, nên chẩn đoán là Viêm phổi nặng, nhiễm SARS-CoV2 ngày thứ 6, tim bẩm sinh, cao áp phổi, bại não, rối loạn đông máu, suy dinh dưỡng nặng. Đây là tình trạng bệnh rất nặng ở bệnh nhân nhiều bệnh nền, hy vọng cứu sống rất mong manh. Bác sĩ trực cho bé tiếp hơi bằng oxy áp lực cao, thuốc kháng đông, kháng sinh, chống co giật. Gương mặt ba bé Ng. lo lắng lắm, anh nói với bác sĩ hãy cố gắng cứu cháu: “Người làm cha làm mẹ nào cũng rất thương con, nếu người khác nhìn vào con em thì biểu bỏ đi đừng tiếc, nhưng với em sinh mạng của con em vô cùng quý giá, là máu thịt của vợ chồng em mà”. Bác sĩ trực trấn an: “Anh an tâm, chúng tôi chưa từng bỏ cuộc, còn nước còn tát, thậm chí hết nước vẫn cố vét, phải cứu sống bằng được bệnh nhân”. Bác sĩ trực báo cáo với trưởng khoa Võ Hữu Đức và xin hội chẩn với tuyến trên để cân nhắc việc dùng thuốc kháng virus loại chích tĩnh mạch cho cháu, vì thuốc này không được dùng cho trẻ dưới 18 tuổi, mà chưa có thuốc khác hay thế. Các bác sĩ hội chẩn quyết định dùng thuốc kháng virus sớm sau khi cân nhắc giữa tác dụng phụ không tốt của thuốc và tính mạng của bé. Cứu sống bé là ưu tiên hàng đầu, còn tác dụng phụ thì có thể can thiệp sau này. Sau khi truyền liều đầu tiên, bé bớt khó thở dần dần, các chỉ số sinh tồn cải thiện nhanh chóng. May mắn bé không cần thở máy và dần ổn định sau 16 ngày điều trị. Xét nghiệm PCR của bé dương tính kéo dài, nhưng tải lượng virus rất thấp CT 32,21%, vì vậy ba của Ng. xin cho bé được xuất viện, về nhà tiếp tục cách ly theo sự hướng dẫn của trạm y tế xã.

      Trong đại dịch Covid-19 tại Tiền Giang, ​không một ai bị bỏ lại dù là bé mới chào đời, hay bé bị bại não, những tưởng bỏ đi sẽ nhẹ nhàng hơn, nhưng tất cả đều được cứu sống một cách kỳ diệu, đó không chỉ là trách nhiệm của người thầy thuốc mà chính là thiên chức nghề nghiệp của các thầy thuốc, đặc biệt là những thầy thuốc ở tuyến đầu chống dịch.

​​​N.T.U

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm