TIN TỨC

Món quà ý nghĩa tặng trẻ thơ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-06-07 15:21:16
mail facebook google pos stwis
713 lượt xem

Một tuyển tập thơ thiếu nhi vừa được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt đúng dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Tuyển tập này bao gồm những bài thơ hay của đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi tại thành phố trong suốt nửa thế kỷ qua.
 


Buổi giao lưu, ra mắt cuốn sách "Sài Gòn của em".


Dấu ấn 50 năm

Có mặt trong buổi ra mắt tuyển tập thơ thiếu nhi "Sài Gòn của em" (Sbooks và Nhà xuất bản Văn học phát hành) do Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, nhà thơ Trần Quốc Toàn cho biết, đây là một cuốn sách đáng chú ý của văn học thành phố, đặc biệt đối với những tác giả viết cho thiếu nhi.

Tuyển tập gồm hơn 100 bài thơ chọn lọc của 50 nhà thơ Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó nhiều nhà thơ, nhà văn viết cho thiếu nhi quen thuộc, có tác phẩm xuất hiện trong sách giáo khoa như Cao Xuân Sơn, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Quốc Toàn, Đặng Hấn, Trương Nam Hương… Nhiều bài thơ do chính tác giả tâm đắc chọn lọc suốt hàng chục năm gắn bó viết cho thiếu nhi.

Đọc "Sài Gòn của em", bạn đọc có thể thấy được những dấu ấn thơ thiếu nhi trong suốt nửa thế kỷ qua ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ dấu ấn "Mèo con đi học" của Phan Thị Vàng Anh, "Vì sao mèo rửa mặt?" của Khánh Chi từ những ngày hai nhà thơ này được gọi là "thần đồng thơ" vào thập niên 70; dấu ấn của những nhà thơ gạo cội Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Duy, Đặng Hấn, Nguyễn Nhật Ánh, Cao Xuân Sơn,… với tấm lòng thơ dành cho con trẻ để thấy những phác họa về tuổi thơ phương Nam.

Không chỉ thế, cuốn sách còn giới thiệu nhiều bài thơ trong các tập thơ thiếu nhi gây chú ý thời gian gần đây của các nhà thơ Lê Minh Quốc, Thục Linh, Hồ Huy Sơn, Trung Dũng KQĐ qua các tác phẩm trong trẻo như "Bé tập đánh vần" (Lê Minh Quốc), "Nếu không có trẻ con" (Thục Linh), "Những ngọn đèn thơm" (Hồ Huy Sơn), "Sài Gòn sót mấy con ve" (Trung Dũng KQĐ)… Nhà thơ Khánh Chi cho biết, chị rất hạnh phúc khi có cơ hội góp mặt trong tuyển tập thơ thiếu nhi "Sài Gòn của em". Chị càng vui hơn khi bài thơ "Vì sao mèo rửa mặt?" sau mấy mươi năm vẫn được các thế hệ thiếu nhi biết đến và yêu thích.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thanh Truyền, với tập thơ này, bạn đọc nhỏ tuổi sẽ thấy Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh hiện lên thân thuộc mà lạ lẫm, truyền thống mà hiện đại. Vẫn là những nơi, những cảnh hằng ngày em qua, em thấy nhưng rồi bất chợt một ngày không khỏi ngạc nhiên: Thành phố của em sao mà yêu đến thế! Miệt vườn cây trái, sông nước ngọt lành, những cánh đồng rập rờn sóng lúa; rồi những những trò chơi tuổi nhỏ, chuyện học hành, sinh hoạt, những rung động tinh khôi,… đều được người viết thể hiện bằng tấm lòng nâng niu, thương quý. Những vần thơ xinh xắn, bình dị, trong veo như lời con trẻ đã làm được một việc thật đẹp đẽ, thật ý nghĩa cho cuộc sống hôm nay: Kết nối thế hệ, lưu giữ, hòa đồng ký ức của người lớn và trẻ em, để hiện tại, quá khứ và tương lai xanh thắm mãi. Nhiều người rời xa sân ga tuổi nhỏ cũng sẽ tìm thấy ở đây những nơi chốn, kỷ niệm mà mình đã gắn bó, yêu mến một thời.
 

Phải "dọn" lòng khi viết cho thiếu nhi

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thanh Truyền, những vần thơ thấm đượm thương yêu trong cuốn "Sài Gòn của em" và trách nhiệm với tuổi thơ của thi nhân Thành phố Hồ Chí Minh suốt chặng đường nửa thế kỷ sẽ là một đáp án đáng tin cậy cho những ai còn nghi ngờ về sự cần thiết của thơ thiếu nhi giữa cuộc sống gấp gáp này. Sáng tác cho thiếu nhi dường như đã là cái nghiệp vận vào nhiều nhà thơ, nhà văn.

Nhà văn Kim Hài chia sẻ, trong quá trình sáng tác, nhiều lần bà thử sức viết cho tuổi mới lớn, hay viết sách cho người lớn nhưng rồi bà lại quay về với "vùng trời" của riêng mình là những tác phẩm dành cho thiếu nhi. "Viết cho thiếu nhi, tôi chọn những câu chuyện nhẹ nhàng, những câu chuyện đẹp cho các em"- nhà văn Kim Hài chia sẻ.

Những năm gần đây, nhà thơ Lê Minh Quốc liên tục cho ra mắt tác phẩm dành cho thiếu nhi, trong đó có các tập thơ dành cho thiên thần nhỏ của mình. Nhà thơ chia sẻ, ở tuổi 59 nếu không có thiên thần nhỏ, ông sẽ không làm được "Chào thế giới bây giờ con đã đến", "Từng ngày ba mẹ thở theo con" được độc giả đón nhận. Theo nhà thơ, viết cho thiếu nhi rất khó, khi viết cho thiếu nhi, người viết phải là người giáo dục, là nhà thẩm mỹ học có sự giao cảm với thiên nhiên để cho ra đời những vần thơ, câu văn trong trẻo.

Còn nhà thơ Thục Linh thì chia sẻ, khi lớn lên, có gia đình, anh mới bắt đầu viết cho thiếu nhi. Viết cho thiếu nhi khó hơn viết cho các đối tượng khác vì "chúng ta đặt rất nhiều bộ kiểm duyệt trong mình". Người viết không được tuyệt vọng, đau buồn, nếu có buồn thì đó là nỗi buồn trong trẻo. "Người viết buộc mình nhìn cuộc đời đẹp hơn, tốt hơn với cách nhìn của con trẻ. Người lớn viết cho trẻ con phải gần gũi với cách suy nghĩ của trẻ. Nó khác với cách một người lớn cố gắng dạy dỗ cho trẻ biết rằng thế giới này thế nào"- nhà thơ Thục Linh chia sẻ.

Nhìn từ tuyển tập cùng hàng loạt tác phẩm dành cho thiếu nhi của các tác giả trẻ ra mắt gần đây, nhà thơ Lê Luynh cho rằng, thành phố đang có một lực lượng kế thừa sáng tác cho thiếu nhi khá hùng hậu. Cùng với sự quan tâm của Hội Nhà văn thành phố, văn học thiếu nhi thành phố sẽ có nhiều thành tựu mới và những tác phẩm cần thiết trong cuộc sống này. Văn học thiếu nhi sẽ vun đắp cho các em có một tâm hồn đẹp, những người viết cho thiếu nhi chính là "những người lớn hạnh phúc".

BẢO LINH (https://nhandan.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm