TIN TỨC

Nghĩ về nghề giáo

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-11-11 17:13:13
mail facebook google pos stwis
450 lượt xem

Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày hội của đất nước nhằm tôn vinh và biết ơn các thầy, cô giáo, những người âm thầm lặng lẽ trong sự nghiệp trồng người. Đây là dịp để toàn xã hội thể hiện tình cảm của mình đối với nghề giáo, qua đó động viên, cổ vũ lòng yêu nghề, mến trẻ đối với thầy cô

  

Được làm thầy, cô giáo là niềm tự hào của quê hương, dòng họ,  gia đình. Dấn thân vào nghề dạy học là được xem như dấn thân vào công việc hệ trọng. Muốn thực hiện được vai trò đó người thầy cần có cả tài và đức. Tài là sự hiểu biết, nhạy bén nắm bắt các quy luật...kiến thức sâu rộng, uyên thâm; đức là phẩm chất, tư cách, là giá trị cốt lõi để tạo tiền đề cho tài năng phát triển. Đức có sáng, tâm có trong mới thực hiện có hiệu quả vai trò giáo dục. Tài và đức là hai phạm trù có quan hệ biện chứng tác động thúc đẩy lẫn  nhau

     

Đất nước ta hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước; mặc dù trải qua những thăng trầm của lịch sử nhưng vai trò, vị trí của người thầy luôn được khẳng định, là biểu tượng của sự trong sáng, cao đẹp và chuẩn mực về đạo đức. Tôn sư trọng đạo là truyền thống bao ngàn đời nay của dân tộc ta. Nó đã ăn sâu vào trái tim, khối óc triệu triệu người Việt nam, để làm nên một Việt nam trường tồn và phát triển 

       

Những câu tục ngữ, thành ngữ " không thầy đố mày làm nên"; "nhất tự vi sư, bán tự vi sư; hay câu ca dao "muốn sang thì bắc cầu Kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" đã nói lên truyền thống hiếu học ngàn đời, lòng biết ơn vô hạn với thầy cô giáo của nhân dân ta.

        

 Hình ảnh người thầy mẫu mực, khả kính, cao thượng, không bị cám dỗ: Chu Văn An, Nguyễn Bĩnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu .... luôn in lằn và để lại sự khâm phục, tôn kính trong nhân dân ta bao đời nay. 

    

 Sinh thời Bác Hồ dạy: "Nhiệm vụ người thầy giáo rất vẻ vang, không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, văn hoá...". Dạy chữ là dạy người, vì vậy Bác nhắc nhở: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".

  

Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải nâng cao, phát triển nhanh giáo dục và đào tạo. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định vị trí vai trò

của giáo dục:" Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo; cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước"

  

Quán triệt quan điểm của Đảng, trong những năm qua ngành giáo dục- đào tạo đã đạt được thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển, xây dựng của đất nước. Hiện nay cả nước có gần 1,5 triệu giáo viên và cán bộ quản lý gído dục( CBQLGD), trong đó Có 2/3 là giáo viên( theo số liệu của tác giả Ngô Văn Hà trong Tạp chí Cộng sản số ra ngày 31/10/2021)

    "Đại bộ phận thầy cô giáo đã nỗ lực vượt khó vươn lên, hoàn thiện về chuyên môn, nghiệp vụ, là tấm gương sáng về đạo đức, sự tận tuỵ tâm huyết với nghề. Có những thầy cô đã hy sinh cả tuổi xuân của mình, hết lòng vì học sinh, bám trường, bám lớp, trở thành người cha, người mẹ thứ hai nơi biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn"

Thật đau lòng, mới đây nghe Bộ Giáo dục- Đào tạo báo cáo Quốc Hội, năm học 2021-2022 có 16.265 giáo viên xin nghỉ việc, trong đó có 2/3 giáo viên khối công lập.          

 

 Nguyên nhân thì có nhiều song đừng để thầy cô giáo phải chịu áp lực nặng về cơm áo, gạo, tiền, áp lực về thành tích, và cả những tiêu cực của xã hội tác động trực tiếp vào môi trường sư phạm. Sức ép tâm lý nhiều khi chỉ đơn giản từ cung cách quản lý của lãnh đạo ngành giáo dục. Giáo viên được mặc định là phải chuẩn mực, mô phạm, " phải cành vàng lá ngọc".... nên đa phần các vụ việc xẩy ra trong các trường học gần đây, khuyết điểm hầu hết quy trách nhiệm

cho thầy, cô, hoặc thầy cô phải liên đới trách nhiệm nặng. Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây số vụ phụ huynh xông vào nhà trường nhục mạ, hành hung thầy cô giáo ngày càng tăng...

 

Bước vào thời kỳ đổi mới, đòi hỏi thầy cô giáo phải có phẩm chất và năng lục chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong cuộc sống ngày nay, yêu cầu người đứng trên bục giảng phải có bản lĩnh, biết chịu đựng và biết vượt qua mọi thách thức. Vẫn biết rằng cuộc sống không chỉ về tinh thần mà cần lắm những phương tiện, vật chất "có thực mới vực được đạo". Tuy nhiên nếu ai coi nghề giáo để làm giàu ắt sẽ bị sa ngã, cám dỗ. Nghề nào cũng vậy, nhất là nghề dạy học, cần trải qua khó khăn thử thách lâu dài, mới  trở thành nhà giáo bãn lĩnh, tài đức vẹn toàn

   

Giữa bộn bề lo toan cuộc sống, ngoài kia vẫn còn nhiều lắm những bon chen, ích kỷ, song tin chắc rằng, xã hội hiện nay vẫn còn triệu triệu học sinh giành cho thầy cô một sự tôn trọng, lòng biết ơn sâu sắc, làm cho thầy cô càng thêm thắp lửa tình yêu với nghề. 

  

 Trách nhiệm xây đắp lâu đài giáo dục là cả toàn xã hội, cả bạn, cả tôi và chắc chắn không thể thiếu đội ngũ thầy cô giáo./

Quang Hùng

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm
Học văn thời công nghệ số
Bài viết của GS.TS Huỳnh Như Phương
Xem thêm
Tết – không thể cắt nghĩa
Trong một năm, người Việt của chúng ta có rất nhiều cái Tết, nhưng nếu chỉ nói một từ Tết thôi, thì gần như bất kể, ai cũng nghĩ đó là Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Hồi ký dễ viết - khó hay
Hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… của đạo diễn Xuân Phượng vừa được NXB Tổng hợp TPHCM tái bản lần thứ 5.
Xem thêm
Lòng tri ân luôn là giá trị bất biến
Bài đăng Văn nghệ số 53/2022
Xem thêm
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Xem thêm
Văn chương Việt Nam 2022 – Một góc nhìn
Tôi có thói quen ghi lại những sự việc, những hiện tượng văn học trong năm, trước hết là để làm tư liệu và để chia sẻ với bạn văn đôi điều, bởi 2022 đã là quá vãng và sẽ qua đi mãi mãi. Dẫu thế nào, dưới một góc nhìn riêng, những gì ghi nhận được luôn là chủ quan và phiến diện.
Xem thêm
‘Nhà thơ thế giới’ và những trò bịp trong văn nghệ
Hiện tượng tôn vinh “nhà thơ thế giới” Tống Thu Ngân không phải là cá biệt, trong đời sống văn học nghệ thuật hiện nay. Những cái bẫy lừa bịp như thế đang giăng ra khắp mọi nơi.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Nghĩ về câu lạc bộ thơ
Không phải đến khi có những bàn luận về các câu lạc bộ văn chương trên mạng xã hội tôi mới nghĩ về một trong những hình thức sinh hoạt xã hội này. Mà tôi đã nghĩ đến câu lạc bộ đã nhiều năm nay. Và có lẽ từ khi một số nhà thơ cho rằng: thơ câu lạc bộ sẽ giết chết thơ.
Xem thêm