TIN TỨC

Như một giấc mơ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-01-06 16:13:33
mail facebook google pos stwis
1203 lượt xem

THANH HUYỀN

Sáu mươi năm cuộc đời của mỗi con người trôi qua thật nhanh. Vèo một cái mình đã ở những chặng cuối của đường đời. Trên con đường đó mình tình cờ và may mắn được đi một quãng gần 10 năm với nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (NTT).

Lần đầu gặp NTT mình không biết ông là nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng, chỉ đơn giản thấy vui vui, thú vị . Lúc đó trong đầu  mình cứ nghĩ vu vơ: "Ông này đúng  là hay thật". Có lẽ nhờ sự tình cờ đó mà mình nhìn nhận NTT một cách khách quan, thực tế chứ không phóng đại con người ông qua lăng kính của sự nổi tiếng.

Mọi người hay nói NTT là "người ham chơi, phóng túng, lang bang”... Đúng là như vậy, nhưng cái đúng đấy chỉ là phần nổi ra ngoài, còn thật sự mục đích lớn hơn đó chính  là những nơi ông muốn  trải nghiệm để  tìm cảm xúc cho việc sáng tác của bản thân. Ông rất khắt khe với các tác phẩm của  mình và thực sự trân trọng, đánh giá cao công việc sáng tác của các văn nghệ sĩ. Đối với ông  sáng tác là một trong những việc khó khăn nhất trên thế giới. Có lần một tay tổng giám đốc đã bị ông xạc cho một trận ,mặt cứ đần ra mà chả hiểu tại sao. Hôm đấy, trong cuộc nhậu vui vẻ do chính vị tổng giám đốc này tổ chức mời nhà thơ NTT.  Giữa chừng tự nhiên có điện thoại gọi, vị này liền đến bên NTT chìa ra một tập bản thảo giọng có vẻ nghiệm trọng:

- Xin phép anh em về trước. Anh xem em vừa phải viết bài để đọc trước hội nghị... Đấy em còn phải làm cả nhà văn nữa chứ có phải thường đâu.

- Cậu nghĩ làm nhà văn mà dễ như thế à. Cái văn học sinh vớ vẩn như này mà đòi là nhà văn sao?

Đặt mạnh đôi đũa xuống bàn NTT đứng dậy luôn:

- Tôi không nhậu nữa. Tôi về. Đúng là ngu hết chỗ nói!

Mọi người há hốc mồm ngạc nhiên, còn vị tổng giám đốc ngẩn tò te chả hiểu tại làm sao lại như vậy.

Lai một lần khác. Cũng có một vị vụ trưởng mời cơm NTT. Đang ăn vị này nhận được một cuộc điện thoại. Nghe xong điện thoại vị ấy quay sang khoe luôn với NTT:

- Em vừa được nhà thơ ở Sài Gòn tặng sách.

- Thế cậu có gửi trả tiền người ta không?

- Không! Họ tặng mà. Sao phải trả.

Nghe tới đấy NTT đứng phắt dậy, dằn manh cốc xuống bàn:

- Không uống nữa. Về! Ngu không chịu nổi.

Vị vụ trưởng bị bất ngờ mặt nghệt cả ra. Mình vội vàng chạy theo.

NTT vừa đi vừa nói :  

- Làm đến cỡ vụ mà không hiểu gì. Người ta làm thơ vất vả in được sách khó khăn như thế,được tặng sách lại không trả tiền. Sao mà ngu thế. 

Mình chứng kiến nhiều vụ tương tự như vậy. Vài lần NTT tức mình còn ném cả cốc bia vào tường vỡ tan tành. Có người nói NTT cực đoan và khi say là hay quậy phá. Không đúng. Ông Tạo không hề cực đoan . Còn mọi việc xảy ra đều có lý do của nó .Chỉ là khi say ông sống thật hơn, thẳng thắn hơn không cần che đậy.

Một lần mình hỏi:

- Thế trước đây mỗi lần anh như vậy vợ cũ chị ấy có nói gì không ?

- Không! Bà ấy ủng hộ anh, vì anh đúng mà.

Mình cũng thấy vậy. Không hiểu sao mình luôn tin tưởng trong những trường hợp như vậy NTT thường ứng xử không có gì sai. Nguyễn Trọng Tạo là người quảng giao. Ông rất nhiều bạn bè, mà bạn bè rất nhiều thành phần, nhiều tầng lớp.

Khách khứa mình phải tiếp suốt ngày. Mình trở thành người hoàn toàn khác trước đây. Nguyễn Trọng Tạo, bạn bè và môi trường của ông đã ảnh hưởng tích cực tới tư duy của mình. Sống với ông tuy rất bận bịu, vất vả nhưng mình thấy vui và học hỏi được nhiều điều.

Có lần khách tới nhà, ông đi vắng. Như mọi lần mình nói chuyện luyên thuyên với khách. Một lúc sau ông về nhìn thấy liền nói:

- Đây là giáo sư nổi tiếng ở Mỹ đấy, em có biết gì không mà nói.

Mình lúng túng chưa biết trả lời thế nào thì NTT nói tiếp:

- Không sao, em nói chuyện được với anh thì nói chuyện được với tất cả mọi người.

Đúng vậy ảnh hưởng của ông đối với mình rất mạnh, mình tự tin hơn và nhờ đó cũng khám phá ra bản thân có nhiều khả năng mà trước đây không hề hay biết…

Vừa rồi trong một sự kiện mình có nói chuyện phiếm với một chị giáo sư về hội họa. Chị giáo sư hỏi:

- Em làm nghề gì vậy. Học trường nào thế?

Mình trả lời:

- Em nghỉ hưu lâu rồi chị ạ.

- Vậy à… Là tại chị thấy em nói hay quá!

Mình mới đùa rằng: Em tốt nghiệp gần chục năm trường tổng hợp NTT đấy.

Nghe thế chị ấy nhìn mình gật đầu ra chiều đồng ý.

Nói như vậy để thấy rằng mình đã học được rất nhiều điều ở nhiều lĩnh vực trong thời gian chung sống với nhà thơ nhạc sĩ NTT.

Giữa mình và NTT cũng có nhiều cái bất hòa như những cặp đôi khác. Nhưng thời gian trôi qua cái đọng lại mà mình cảm nhận chính là những điều tốt đẹp, những khoảnh khắc hạnh phúc khi được sống cùng ông.

Nguyễn Trọng Tạo cũng dí dỏm, nói chuyện hóm hỉnh, nhiều khi ông làm người đối diện phải phì cười vì câu nói của mình. Hôm đi dự đám tang của người bạn. Lâu ngày không gặp nhau. Thế là mọi người nói cười rôm rả như đi hội. Thấy vậy Trọng Tạo mới thủng thẳng: “Đi đưa đám mà vui như tết, cứ làm như chỉ có người khác chết, chứ chẳng bao giờ đến lượt mình”. Giọng nói nhấm nhẳng hài hước của ông làm mọi người đều bật cười vui vẻ.

Thôi thì cứ vui đi. Giời gọi đến ai thì người đấy dạ thôi.

Thế là đã ba năm nhà thơ nhạc sĩ NTT về trời. Gần chục năm chung sống với ông chả khác gì một bộ phim ngôn tình hấp dẫn với nhiều cung bậc tình cảm. Mà thật lạ, mình cảm giác quãng đường gần 10 năm đó đang lướt qua tuyệt đẹp như một giấc mơ.

Hà Nội, tháng 12, 2021.

 

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và “Cõi lặng”
Nhiều người nói rằng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rời chức vụ, quyền lực một cách thanh thản. Anh dứt áo, về quê mình, xứ Huế, xứ thơ, dù gia đình anh ở Hà Nội.
Xem thêm
Nhà văn Nguyên Hùng: Lịch sử nhìn qua giới giang hồ
Nhà văn Nguyên Hùng sinh ra ở Côn Đảo, từng sống khắp Nam kỳ lục tỉnh, thời kháng chiến chống Pháp ông làm báo ở Sài Gòn, ở chiến khu Đồng Tháp Mười và chiến khu Đ. Thời đất nước chia cắt hai miền, ông được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động báo chí công khai. Tất cả những hiểu biết thực tế phong phú, cộng với việc tìm hiểu tài liệu công phu, giúp ông viết nên Người Bình Xuyên, ra mắt năm 1985, cuốn truyện tư liệu dày dặn như một pho tiểu thuyết chương hồi cuốn hút khiến người đọc không thể dừng lại được…
Xem thêm
Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Tôi đọc một mạch cuốn sách Người thầy (Nxb Quân đội nhân dân, 2023) của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh xong mà cứ bâng khuâng mãi. Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Xem thêm
Nguyễn Quốc Trung đã về miền mây trắng
Bài viết của nhà thơ Lê Thành Nghị
Xem thêm
Ký ức một thời trận mạc của chiến sĩ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đó là Đại tá Hoàng Long Xuyên, sinh năm 1918, nguyên Đội trưởng đội du kích Hòa An - Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc.
Xem thêm
Nhà văn Lương Sỹ Cầm: Như dòng sông lặng lẽ trôi
Nhà văn Lương Sỹ Cầm sinh ngày 15.01.1929 tại Hà Tĩnh, hiện là hội viên cao tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua đời vào lúc 13h ngày 28.8.2023 tại Hà Nội hưởng thọ 96 tuổi. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Ông đã sống, đã sáng tạo gần một thế kỷ trên cõi đời này như không hề biết mệt mỏi. Mới cách đây 5 năm, khi ở tuổi 90, ông vẫn cho ra mắt tiểu thuyết Đèn kéo quân và được trao Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng”. Tưởng nhớ nhà văn lão thành Lương Sỹ Cầm, Vanvn.vn trân trọng giới thiệu lại bài viết của nhà văn Nguyễn Thế Hùng về ông.
Xem thêm
Từ Kế Tường đánh thức thời hoa mộng
Từ Kế Tường, tên khai sinh là Võ Tấn Tước, quê gốc ở Bình Đại – Bến Tre, nhưng lên Sài Gòn học khá sớm. 19 tuổi tác giả đã là thư ký tòa soạn tờ Tuổi Ngọc, tờ báo dành cho thiếu nhi. Năm 1969, Huyền xưa, tiểu thuyết đầu tay của ông, được in nhiều kỳ trên báo, sau đó mới in sách, lần đầu khoảng 150.000 bản.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần cuối)
Là một trong những hội viên thế hệ đầu tiên của Hội Nhạc sỹ Việt Nam,
Xem thêm
Phạm Vân Anh - Gót sen nở thắm biên thùy
Từng là sinh viên ngành “hot” (ngôn ngữ Anh) của trường “top” (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), ấy thế nhưng khi tốt nghiệp đại học, Phạm Vân Anh lại quay về quê hương Hải Phòng để làm việc tại Quỹ Bảo trợ Trẻ em thành phố và nhận dạy tình nguyện cho trẻ em lang thang cơ nhỡ tại các lớp học tình thương.
Xem thêm
Nhạc sĩ Xuân Oanh - nhà ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ
Xuân Oanh (1923-2010) là tác giả của bài ca “Mười chín tháng Tám”
Xem thêm
Nhà thơ Vân Long và những người văn Thăng Long
Nhà thơ Vân Long làm việc ở báo Độc Lập, sau này anh về NXB Hội Nhà văn, phụ trách phần thơ.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 3)
Bạn bè, đồng nghiệp các thế hệ luôn dành cho Xuân Oanh danh xưng Nhà Ngoại giao Nhân dân
Xem thêm
Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương, đôi bạn thơ và vùng hoài niệm
Bài viết của Ngô Đức Hành về đôi bạn Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương
Xem thêm
Mối tình vì hòa bình
Nhạc sĩ Xuân Oanh (1923-2010) tên đầy đủ là Đỗ Xuân Oanh. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ông từng làm việc cho báo Cứu quốc.
Xem thêm
Văn Cao: Từ “Buồn tàn thu” tới mùa thu Cách mạng
 Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023), một chương trình nghệ thuật đặc biệt Đàn chim Việt sẽ được tổ chức để tôn vinh tài năng của người nghệ sĩ lớn. Chương trình diễn ra lúc 20 giờ ngày 20.8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Xin giới thiệu bài viết của nhạc sĩ Trần Lệ Chiến – Phó Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc – Hội nhạc sĩ Việt Nam về nhạc sĩ Văn Cao.
Xem thêm
Đỗ Xuân Oanh - một cuộc đời, một nhân cách
Phim tư liệu giới thiệu nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám
Xem thêm