TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Người chiến sĩ ấy - Tập truyện ngắn hay về người lính Bộ đội Cụ Hồ. 

Người chiến sĩ ấy - Tập truyện ngắn hay về người lính Bộ đội Cụ Hồ. 

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-01-20 11:24:01
mail facebook google pos stwis
1564 lượt xem

Trần Thế Tuyển

Mỗi tập sách dày trên dưới 700 trang (khổ 16 x24cm), tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa trình làng hai tập truyện ngắn hay mang tên Người chiến sĩ ấy (*) Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí VNQĐ - chủ biên bộ sách này “ Đây là công trình nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND VN và ngày truyền thống Tổng cục Chính trị ( 22/12/1944-22/12/2024)”. 

 

Cũng theo nhà văn Nguyễn Bình Phương, văn học, xét cho cùng là nghệ thuật xác định và duy trì thế đứng của con người trong tương quan với thế giới xung quanh. Người chiến sĩ ấy tập hợp, tuyển chọn những truyện ngắn hay của nhiều tác giả thuộc các thế hệ viết về đề tài người lính với độ dài thời gian vắt qua hai thế kỷ XX và XXI. 

Người đọc sẽ có dịp thưởng thức các truyện ngắn hay của gần 100 tác giả mà tên tuổi và tác phẩm của họ đã “vắt qua “ gần thế kỷ nay. Nói chính xác là gần 100 năm nay, kể từ ngày 22-12-1944, Cụ Hồ chính thức thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân .

Khó có thể mô tả, bình luận từng truyện ngắn. Nhưng cái chung nhất về nội dung là chân dung người lính Bộ đội Cụ Hồ đã được khắc họa một cách rõ nét nhất. Đó người lính của nhân dân, từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu. Những người lính Bộ đội Cụ Hồ ấy, qua các truyện ngắn hiện ra trước mặt ta rất đỗi bình thường, dung dị. Chất liệu ngôn ngữ và cấu trúc tác phẩm giúp ta tiệm cận họ gần gụi như người thân trong nhà, như bạn bè, đồng đội cùng trang lứa. Những người Chiến sĩ ấy không tạo dựng với dụng ý thần thánh hóa nhân vật mà họ rất đời thường với nét đẹp dung dị và cả những khuyết tật mà làm người ai cũng không tránh khỏi . 

Chọn mỗi tác giả, kể cả những nhà văn thành danh như tượng đài vắt qua hai thế kỷ một truyện ngắn, những người tổ chức bộ sách quý này muốn đưa ra thông điệp với tính ước lệ và biểu trưng khi chạm tới một lĩnh vực mang tính vĩ mô, “ nghệ thuật xác định và duy trì thế đứng người lính của nhân dân trong tương quan với thế giới xung quanh".

Cũng qua gần một trăm truyện ngắn hay này, người đọc phần nào cảm nhận được các cảnh huống và hồn vía của chặng đường chiến đấu gian khổ mà rất đỗi vinh quang của quân đội ta, kể từ ngày thành lập trong khu rừng đại ngàn mang tên vị nhân tướng - anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. 

Về tác giả, có thể nói đây là thách thức, khó khăn nhất của những người tổ chức bộ sách quý này. Viết về chiến tranh cách mạng và người lính Bộ đội Cụ Hồ, từ lâu đã là cảm hứng sáng tạo của nhiều thế hệ người Việt Nam. Với độ dài vắt qua hai thế kỷ việc lựa chọn trong hàng ngàn, chục ngàn tác giả, tác phẩm để trình làng gần 100 tác giả, tác phẩm là công việc cực kỳ khó khăn, nhạy cảm. Nhưng từ “ ngôi đền thiêng văn chương nhà số 4”, những người thực hiện dưới sự định hướng, chỉ đạo của đại tá nhà văn Nguyễn Bình Phương, Tổng biên tập tạp chí VNQĐ, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam  dụng công “ đãi cát tìm vàng” mời gọi được đội ngũ những nhà văn tiêu biểu đã cống hiến cho sự nghiệp văn chương nước nhà nói chung, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói riêng vắt qua thế kỷ XX và XXI. 

Và, như thế, ở mức khiêm tốn nhất có thể nói rằng, “ Người chiến sĩ ấy “ là món quà quý dâng lên chào mừng Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và TCCT QĐND VN nói riêng tròn 80 tuổi./

TPHCM 1/2024

T.T.T

(*) NXB Văn Học- 2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mùa hè có tuyết mở ra hy vọng series truyện về mèo Việt Nam?
Không khí buổi giao lưu và ra mắt sách Mùa hè có tuyết ngày 23-3 tại Đường sách TP.HCM
Xem thêm
Vài suy nghĩ nhân đọc “Gãy cánh điệp viên” của Hồ Duy Hùng
Bài viết của Đại tá, nhà văn TRẦN THẾ TUYỂN
Xem thêm
Nhân văn và hiện thực trong Hoàng hôn lóng lánh
Hoàng hôn lóng lánh không chỉ là một tiểu thuyết, mà còn là một thông điệp nhân văn về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của tình yêu thương.
Xem thêm
Từ ánh trăng đến cánh diều – Những hình ảnh thơ ấm áp của Phan Thanh Tâm
Giới thiệu tác phẩm Mẹ có nghe trăng hát của Phan Thanh Tâm cùng 5 bài thơ chọn từ tập thơ này.
Xem thêm
Sbooks mang câu chuyện của những đứa trẻ đồng bào Raglai đến Đường sách Tết
Giấc mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai được tái hiện trong “Đóa hoa sương núi”
Xem thêm
Hồ Sơn Đài với “Nhân chứng và lịch sử”
Nhà thơ Trần Thế Tuyển viết về cuốn sách “Nhân chứng lịch sử”
Xem thêm
Một giọng thơ nghĩa tình, khí khái
Đọc Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Thưởng, NXB Hội Nhà văn, 2024
Xem thêm
Nuôi hồn thơ bằng kí ức
Bài viết về tập thơ “Như vừa hôm qua” của nhà giáo, nhà thơ Lê Bá Duy
Xem thêm
“Điển tích văn học”- Cuốn sách cần cho người làm văn học
Nguồn: Văn nghệ Online; Gặp gỡ những vùng văn học
Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm