TIN TỨC

Lấp lánh yêu thương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-04-11 08:37:09
mail facebook google pos stwis
1927 lượt xem

Sáng 02/4/2022, nhà văn Thu Trân vừa tổ chức ra mắt tiểu thuyết Thế giới phẳng mùa COVID và Văn chương TPHCM đã có bài phóng sự ảnh về sự kiện vui này. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài viết đăng trên Văn nghệ Công an của nhà thơ Bùi Phan Thảo.

BÙI PHAN THẢO

“Thế giới chưa bao giờ khiến người ta phải giấu mình như giấu mình trong đại dịch corona… Người ta phải giấu hết nỗi lòng trong cơn dịch bệnh. Sự khủng khiếp. Nỗi kinh ngạc. Những rối loạn âu lo. Hằng hà cái chết đến rất nhanh mà không được nhìn mặt nhau, không được nói lời từ biệt nhau đã khiến loài người khủng hoảng”…

Nhà văn Thu Trân đã viết như vậy trong tiểu thuyết “Thế giới phẳng mùa COVID”, NXB Đà Nẵng, 2022. Những trang viết trong không gian ngột ngạt của phòng cách ly hay đường phố hoang vắng và hình bóng con người khật khưỡng…, đều chất chứa những ám ảnh nội tâm, day đi day lại đến đớn đau tận cùng.

Hai năm đại dịch hoành hành, thời gian dài thành phố phương Nam thực hiện giãn cách xã hội cũng là những ngày nhà văn trải lòng trên trang viết. Viết như chạy đua, viết với tâm thế ghi chép lại, nhận thức lại những bi kịch của loài người qua lăng kính nhà văn, qua hình tượng nhân vật sống động cùng những tâm tư, tình cảm của từng bản thể trong xã hội những ngày không thể nào quên. Không gian trải rộng từ châu Á sang châu Mỹ, từ Trung Quốc về Việt Nam, những con người quốc tịch khác nhau trong những mốc thời gian đặc biệt của lịch sử loài người như đóng đinh số phận. Và đớn đau, hèn yếu, mạnh mẽ, khôn ngoan, khờ dại, lãng mạn hay thực dụng… đều đã phơi bày, qua lối văn trần thuật, hồi ức đan xen thực tại, từ nhân vật tôi kể chuyện đời mình mà xã hội hiện ra, bối cảnh hiện ra như những thước phim chậm rãi, chạm dần vào tâm cảm người đọc.

Tiểu thuyết bắt đầu từ ngay thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Nghiễm Hoàng, cô giảng viên người Việt đã có 20 năm học và làm việc, đưa cha mẹ sang sống cùng tại thành phố này, có người yêu cũng là giảng viên đại học, tên là Khổng Tước. Thành phố lúc đại dịch hoành hành, mẹ mắc bệnh đang điều trị trong bệnh viện; cô và cha bị cách ly tại chung cư, cha ở tầng 17 còn cô ở tầng 20, áp mái. Như một vở kịch trên nền âm thanh là tiếng rú rít của thần chết, từng xác người chất lên xe, vào những lò thiêu hay những mồ chôn tập thể; mặt hồ công viên đóng váng xanh lè và những ngả đường hoang vắng đến rợn người…

Liên lạc với Khổng Tước không được, Nghiễm Hoàng chỉ có thể nói chuyện với cô bạn thân Bạch Tùng ở Sài Gòn để biết tình hình quê nhà Việt Nam cũng đang căng mình chống dịch. Còn ở tầng áp mái bên này, biết tin mẹ mất ở bệnh viện mà cô bất lực, để bệnh viện lo mai táng cho mẹ. Cũng ở nơi cách ly, 5 y – bác sĩ đã chết. Bác sĩ Hoa Hiên, người trốn lên tầng áp mái, chăm sóc người bệnh, trò chuyện cùng cô, rồi cũng chọn cách tự sát. Hình ảnh bầy quạ đen ở công viên khi cô trốn khỏi khu cách ly như một điềm báo xui rủi. Người đàn ông đeo khẩu trang xanh – như một bóng ma mà cũng là một gặp gỡ định mệnh sau này với cô. Khi cô về đến chung cư, cha cô cũng đã qua đời, con gái 15 tuổi xinh đẹp của Bách Hợp – người giúp việc cho gia đình cô, cũng không sống được trong đại dịch. Ở đây, Nghiễm Hoàng gặp lại Khổng Tước rồi quyết định tìm đường về Việt Nam, “không phải đi trốn dịch như người Việt Nam hay nói, mà đi trốn một ảo giác buồn, từ rất nhiều nỗi buồn cộng lại”.

Hình ảnh hàng ngàn chiếc điện thoại chất chồng bên vệ đường, cạnh hồ nước trong công viên cũng là một biểu tượng của những sự sống bị đại dịch tước đoạt. Có người đàn ông đang ngồi trên đống cellphone và hỏi: “Cô có muốn ngồi cùng không”. “Cảm giác ngồi trên vạn cái cellphone của ông thế nào?”. “Tôi thấy những oan hồn, ngoài vùng phủ sóng và không biết đường về nhà”. Ngũ Long, tên người đàn ông đó cũng là người mang khẩu trang màu xanh, chân mày đen và xếch, từng ngồi nướng quạ ở công viên, cô đã từng gặp hôm trốn khỏi khu cách ly…

Chuyến trở về Việt Nam cũng đầy cạm bẫy, dù đã cảnh giác cô vẫn sa vào đường dây của bọn buôn bán ma túy. Cô đã thoát ra được và về Việt Nam, gặp lại Bạch Tùng rồi Bạch Tùng qua Mỹ tìm người yêu và nhận ra sự thật, Bạch Tùng đi tìm lẽ sống mới trên vùng đất mới. Ở đó, cô làm tình nguyện viên chăm sóc người bệnh trong các khu cách ly và bắt đầu tình yêu với bác sĩ Jack. Một bà cụ nhiễm bệnh đã nhường máy thở cho chàng trai trẻ, còn bà chỉ dùng kháng sinh, lúc bà mất bác sĩ Jack đứng cạnh run lập cập. Sau này, khi lập danh sách người bệnh, Bạch Tùng mới biết đó là mẹ Jack.

Rồi qua tự sự của Bạch Tùng và của Jack, người đọc biết cô và Jack đều nhiễm COVID-19. Cả hai kiên cường chống chọi, tự điều trị tại nhà. Nhưng Bạch Tùng đã không qua khỏi, thiên sứ của Jack đã bay đi. “Hy vọng nơi thiên thu ấy, nàng chỉ nhớ và ôm ấp mỗi bóng hình tôi. Chờ ngày tôi về với nàng. Chúng tôi sẽ ngồi với nhau, nhìn qua khu rừng lá kim, nghe tiếng lá reo mỗi sáng mỗi chiều, thiên thu”…

Trở lại Việt Nam, những ám ảnh rùng rợn, những ẩn ức tâm lý không buông tha Nghiễm Hoàng, gã đàn ông khẩu trang màu xanh vẫn có mặt trong những giấc mơ sắc dục nặng nề, rồi bóng ma và người thực đã có những phút giây giao cảm, không còn sợ hãi, chỉ còn yêu thương. Gã đàn ông mang khẩu trang màu xanh đã tiếp nối, kể câu chuyện đời mình, người phát hiện virus corona, đưa ra cảnh báo song đã muộn và thảm họa gieo xuống toàn cầu để cho anh hối hận cả khi đã là một hồn ma vất vưởng.

Là nhà văn lão luyện tay nghề, Thu Trân đem lại sức hút trên những trang viết. Chẳng hạn những đoạn đặc tả về hai nhà khoa học nghiên cứu tìm ra thuốc chữa bệnh để bán với giá cắt cổ là phơi bày góc khuất khác của không chỉ riêng trên đất nước nào đó mà nhiều nơi trên trái đất này vẫn còn những kẻ táng tận lương tâm, làm giàu trên máu xương đồng loại.

Hơn hết, sau những trang văn đầy ám ảnh là tràn đầy tình yêu cuộc sống và đậm yêu thương. Cô bé An Na đến với Nghiễm Hoàng một cách tình cờ mà tình cảm lớn dần theo năm tháng. Các y bác sĩ, tình nguyện viên – trong đó có Khả Cơ – đã góp phần cứu Will, viên phi công người Anh. Tiểu thuyết cũng khép lại với Nghiễm Hoàng trở lại Vũ Hán, nơi xét xử tội ác của Khổng Tước và đồng phạm, những sợi chỉ rối rắm quanh đời cô được gỡ dần. Và chương viết thêm cũng đầy tâm trạng của một người yêu đất nước, mong dân Việt vượt qua đại dịch, sống vui vẻ, an lành…

Với tài năng của nhà văn, cách sắp xếp nhân vật, tình tiết, những tự sự, những lá thư được kết nối thành câu chuyện lớn lao của đại dịch toàn cầu qua từng thân phận bé mọn của con người. Giữa những hàng chữ là ngồn ngộn thông tin của toàn cầu được cập nhật để người đọc thấy rõ tầm quan trọng của sự kiện. Đặc biệt, những suy tư, cảm nhận về ứng xử của các quốc gia trong đại dịch, tâm trạng của người sống trong cuộc chiến với sự kiên cường, vượt lên mọi khổ đau để tồn tại, hồi sinh. Đồng thời, cuộc sống vẫn tuôn chảy với những hỉ, nộ, ái, ố, chuyện bà con dòng họ, làm ăn sinh lợi, sự chi phối của đồng tiền lên tình cảm gia đình…

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm
“Lời của gió” - Lời của nước mắt, nụ cười
Tôi may mắn được người anh, người đồng nghiệp quý mến - Nhà thơ, Nhà báo Trần Thế Tuyển gửi bản thảo trường ca “Lời của gió” với tin nhắn giản dị, mộc mạc “Gửi chú đọc và thẩm cho anh”. Đọc thì đương nhiên rồi, nhưng không dám “thẩm”. Mấy lời sau đây tôi viết với tư cách là bạn đọc, là người em của Nhà thơ Trần Thế Tuyển.
Xem thêm
Không gian thiền tịnh và buông xả trong thơ Nguyễn Thị Sơn
Chùm thơ 4 bài: Thiền, Tịnh, Buông, Nhàn của nhà thơ Nguyễn Thị Sơn đã khái quát một không gian thơ mang tính tâm linh cho riêng mình, ở đó mỗi bài đều chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm trạng và trải nghiệm của con người. Những bài thơ này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa thiên nhiên và tâm hồn. Mỗi bài thơ là một khía cạnh khác nhau của sự tìm kiếm sự an lạc và bình yên trong cuộc sống.
Xem thêm
Dòng sông tâm thức của Elena trong “Hạt bụi lênh đênh”
Trong những câu chuyện đan xen giữa thể loại tùy bút và truyện ngắn và tôi chọn 7 bài viết trong “Hạt bụi lênh đênh” để nói về “dòng sông tâm thức” của Elena đã trải qua .
Xem thêm
Nỗi buồn trổ bông và tình mẹ trong thơ Nguyễn Minh Ngọc Hà
Nguyễn Minh Ngọc Hà sinh năm 1985 tại vùng đất An Sơn thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nơi đây vốn là chiến khu cách mạng hào hùng trong hai cuộc kháng chiến và là một phần của Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu nổi tiếng. Có lẽ đặc điểm, truyền thống quê hương đã sớm chắp cánh cho hồn thơ của chị. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong đầu cô cựu học sinh lớp chuyên toán của trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương luôn phảng phất âm điệu của thi ca. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh rồi vào làm việc tại một ngân hàng lớn chưa bao lâu, như duyên phận đã định trước, Nguyễn Minh Ngọc Hà “rẽ bước”, chọn nghề tự do để có thời gian dành cho văn chương nghệ thuật
Xem thêm
So sánh bài thơ Cây đánh đu của Lê Thánh Tông và bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương
ĐÁNH ĐUTám cột khen ai khéo khéo trồngNgười thì lên đánh kẻ ngồi trôngGiai du gối hạc khom khom cậtGái uốn lưng ong ngửa ngửa lòngBốn mảnh quần hồng bay phấp phớiHai hàng chân ngọc duỗi song songChơi xuân đã biết xuân chăng tá?Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
Xem thêm
Chân dung đẹp từ nét vẽ của thơ
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật, ngày 22/8/2024
Xem thêm
Nhịp điệu của sức bền
1. Trong nhiều tác phẩm và bài viết trao đổi, Mai Văn Phấn thường nhắc đến quan niệm viết (và sáng tạo nghệ thuật nói chung) như một hành động kiến tạo không gian khác – khác với người khác và khác với chính mình, xem đấy như kim chỉ nam cho quá trình tìm tòi của ông. Đấy là một ý tưởng dễ được chia sẻ (và dễ biến thành các tuyên ngôn to tát) nhưng rất khó để hiện thực hoá, bởi nó buộc người viết phải ý thức đầy đủ về bản chất sáng tạo, biết liên tục đổi mới, hoặc nói cách khác, biết phủ định và tự phủ định. Càng ngày, khi càng đi xa và đạt nhiều thành tựu hơn, Mai Văn Phấn càng thấy rõ áp lực của việc phải khác trong thực hành sáng tạo. Nhưng đồng thời, việc viết trong áp lực (chủ yếu xuất phát từ đòi hỏi của ông với chính bản thân) đã hình thành ở tác giả này một tinh thần và thái độ thực tế mà ta có thể nói đơn giản như sau: muốn viết khác thì phải đọc sâu, đọc rộng. Có lẽ vì vậy, sau nhiều tác phẩm thơ liên tiếp xuất bản trong và ngoài nước, Mai Văn Phấn chọn nhịp bước chậm lại và rẽ sang phê bình với tập Không gian khác (2016) và mới đây nhất, là Nhịp điệu vẽ lối đi (2024).
Xem thêm
Hoa thơm, trái ngọt của lòng yêu thương
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật số ra ngày 15/8/2024
Xem thêm
Đọc thơ Trần Mai Hường
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần
Xem thêm