TIN TỨC

Nhà thơ Giang Nam vừa từ trần, thọ 95 tuổi

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-24 17:29:41
mail facebook google pos stwis
359 lượt xem

Nhà thơ Giang Nam là một trong những gương mặt văn học tiêu biểu đương đại của nước ta trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Vì tuổi cao sức yếu bệnh nặng, ông đã từ trần vào lúc 9h45 ngày 23.01.2023, nhằm mùng 2 Tết Quý Mão, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hưởng thọ 95 tuổi. Tang lễ nhà thơ Giang Nam được tổ chức tại tư gia số 46 đường Yersin, Nha Trang…

Nhà thơ Giang Nam còn có các bút danh Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh (sử dụng trên báo chí công khai xuất bản ở miền Nam từ 1955 đến 1960). Ông tên thật là Nguyễn Sung sinh ngày 02.02.1929 tại ở làng Bình Trị nay thuộc xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình nhà nho nghèo. Thuở nhỏ ông học tiểu học ở quê nhà và học trung học ở Trường Quốc học Quy Nhơn, Bình Định.

Ông tham gia Cách mạng tháng Tám năm 1945, làm công tác thông tin tuyên truyền thời 9 năm chống Pháp. Sau Hiệp định Geneva năm 1954, ông ở miền Nam hoạt động, làm Phó ban Tuyên huấn Khánh Hòa, Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam, Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương cục, Trưởng Tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn khu Sài Gòn – Gia Định.

Đất nước thống nhất năm 1975, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II và III, Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Phú Khánh cũ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Ngoài làm thơ, ông còn viết truyện, bút ký, với các tác phẩm đã xuất bản: Về thơ có “Tháng Tám ngày mai” (1962), “Quê hương” (1962), “Người anh hùng Đồng Tháp” (trường ca, 1969), “Vầng sáng phía chân trời” (1978), “Hạnh phúc từ nay” (1978), “Thành phố chưa dừng chân” (1985), “Ánh chớp đêm giao thừa” (trường ca, 1998), “Mầu nhiệm” (1999), “Sông Dinh mùa trăng khuyết” (trường ca, 2002), “Lắng nghe thời gian” (2008); Về văn xuôi có “Vở kịch cô giáo” (tập truyện ngắn, 1962), “Người giồng tre” (tập truyện – ký, 1969), “Trên tuyến lửa” (truyện ký, 1984), “Rút từ sổ tay chiến tranh” (truyện ngắn và ký, 1987), “Tôi đã học văn theo kiểu của mình” (hồi ký, 1995), “Sống và viết ở chiến trường” (hồi ký văn học, 2004)… Trong đó có một số bài thơ nổi tiếng của ông được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường như “Quê hương”, “Nghe em vào đại học”, “Tiếng nói Việt Nam”…

Nhà thơ Giang Nam đã được nhận các giải thưởng văn học: Giải nhì về thơ Tạp chí Văn Nghệ năm 1961 với bài thơ “Quê hương”, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960 – 1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cho tập thơ “Quê hương”, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Nhà thơ Giang Nam từ trần vào lúc 9h45 ngày 23.01.2023, nhằm mùng 2 Tết Quý Mão, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hưởng thọ 95 tuổi. Lễ nhập quan lúc 19h ngày 23.01.2023. Lễ viếng từ 20h ngày 23.01.2023 đến 14h ngày 25.01.2023 (mùng 4 Tết Quý Mão) tại tư gia số 46 đường Yersin, thành phố Nha Trang. Lễ truy điệu lúc 14h30 ngày 25.01.2023, sau đó di quan an táng tại Nghĩa trang Phước Đồng, thành phố Nha Trang.

Nguồn: https://vanvn.vn/.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đi thực tế sáng tác tại Cần Thơ
Trong 3 ngày, từ ngày 1-12 đến 3-12, Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại Thành phố Cần Thơ.
Xem thêm
Viết văn, điều khó nhất là nuôi dưỡng cảm xúc
Từ ngày 1 đến ngày 3-12-2023, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại ÐBSCL
Xem thêm
Nhiều tác giả trẻ chưa đủ đam mê và cô đơn để đi đường dài văn chương
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi Hội thảo Nâng cao chất lượng sáng tác văn học trẻ năm 2023.
Xem thêm
Khen tặng chuyên gia Nga có nhiều đóng góp cho Văn học nghệ thuật Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho Phó Giáo sư, Tiến sỹ Anatoly Alekseevich Sokolov
Xem thêm
Những người thầy truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim
Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu lần 2 của Báo Người Lao Động đã chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải thưởng cho tác giả bài viết, viết về người Thầy, đồng thời, tôn vinh sự cống hiến của người Thầy...
Xem thêm
3 cuốn sách một tấm lòng, một tình yêu
Phóng sự ảnh về buổi Giới thiệu 3 tác phẩm mới của nhà thơ Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Chuyến hành trình về nguồn đầy ắp cảm xúc của các VNS Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 3 ngày 9-11/11/2023, Đoàn VNS Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến hành trình về nguồn “Côn Đảo – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc” có nhiều ý nghĩa.
Xem thêm
Thông báo và thư mời dự buổi giới thiệu tác phẩm mới
Vào lúc 8:30 sáng thứ Sáu, 17/17/2023 tại Hội trường B, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3.
Xem thêm
34 giải thưởng được trao tại Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023
Lễ trao giải và bế mặc Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023.
Xem thêm
“Bằng cách này hay cách khác tôi vẫn nở về quê hương”
“Chín nhánh da vàng”, tập thơ đoạt giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam 2022 sẽ được tái bản với diện mạo mới.
Xem thêm
“Em không thể nói lời từ biệt” sau 17 năm ẩn mình
Sáng 01/11/2023, nhà thơ Đào Phong Lan tổ chức ra mắt tập thơ tình “Em không thể nói lời từ biệt” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) sau 17 năm không in ấn, không công bố thơ.
Xem thêm
Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương ra mắt ở Hàn Quốc
Trong số hơn chục tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, “Mình và họ” có lẽ là cuốn sách gây tranh cãi nhiều nhất. Long đong trong hành trình xuất bản, nhưng khi vừa xuất hiện nó đã gây chấn động văn đàn. Được tái bản nhiều lần, giành nhiều giải thưởng quan trọng, hiện “Mình và họ” vừa được chuyển ngữ và ra mắt ở Hàn Quốc.
Xem thêm
Huyền tích về chùa Bà Đanh và về câu thành ngữ
“Vắng như chùa Bà Đanh” đó là một câu thành ngữ vốn từ lâu, nay thành câu cửa miệng của mọi người mỗi khi nói về một nơi chốn nào đó quạnh quẽ, đìu hiu. Tuy nhiên, có hai ngôi chùa từng được gọi là “chùa Bà Đanh” và cả hai ngôi chùa đó đều “nhận” câu thành ngữ đó xuất phát từ chính ngôi chùa của mình.
Xem thêm
Yêu dấu chiếc áo dài & ca Huế
Bài viết của nhà thơ - nghệ sĩ ngâm thơ Võ Ngọc Lan, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm