TIN TỨC

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ: Muốn có thơ hay, phải sống thật với chính mình

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-07-29 14:20:09
mail facebook google pos stwis
359 lượt xem

Trong vòng tháng 7.2023, vợ chồng nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lần lượt rời cõi tạm về chốn vĩnh hằng sum họp với nhau. Từ chiều 30 đến tối 31.7, lễ tưởng niệm và chương trình thơ sẽ diễn ra ở Huế để tôn vinh hai bậc lão thành tài hoa đáng trọng của văn học Việt Nam đương đại. Vanvn.vn xin trân trọng giới thiệu lại bài trả lời phỏng vấn của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ với những quan niệm về thơ đáng để chúng ta suy ngẫm.

“Với tôi, thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy. Không thể lấy một bài thơ nào làm tiêu chuẩn chân lý cho thơ. Mỗi thi nhân đích thực đều có sự lấp lánh riêng, không ai giống ai” – nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ chia sẻ về cuộc sống hiện tại và thơ ca…

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (1949 – 2023)

* Chị quan niệm thế nào về cuộc sống và hạnh phúc?

– Cuộc sống đa dạng, và mỗi người có một quan niệm riêng về nó. Tôi yêu cuộc sống, dẫu số phận mình không được suôn sẻ. Cuộc sống rất đẹp, đẹp trong sự rực rỡ hạnh phúc và cả trong đau khổ, cô đơn. Cuộc sống giàu có cho tôi nhiều cảm xúc trong sáng tạo. Yêu cuộc sống để làm những gì mà mình thấy có thể làm được cho cuộc sống đẹp hơn, đó chính là quan niệm của tôi.

Tôi quan niệm hạnh phúc theo từng giai đoạn: tuổi thơ – tuổi trẻ – và tuổi về chiều. Khi còn bé, hạnh phúc của tôi là được mẹ bế ẵm, mua quà bánh và đồ chơi thật nhiều. Khi đã là người trưởng thành, hạnh phúc của tôi là được cống hiến cho lý tưởng mà mình tâm nguyện, là được các chàng trai để mắt, là soi gương thấy gương mặt mình thật sáng tươi, rạng rỡ, là những bài thơ được bạn đọc xa gần yêu thích, mến mộ…

Còn bây giờ khi tuổi đã về chiều, với hoàn cảnh tương đối khó khăn như tôi hiện nay, chăm sóc người chồng bị liệt gần 8 năm và người mẹ già 83 tuổi (tôi có 2 con gái, các cháu đã vào sống và làm việc ở Sài Gòn) thì hạnh phúc của tôi là có sức khỏe, không đau ốm để còn gánh vác gia đình. Ước mơ đơn giản vậy thôi nhưng cũng không dễ chút nào.

* Người phụ nữ làm thơ, làm vợ và làm mẹ như chị thường phải trăn trở những gì?

– Ngày xưa khi còn rất trẻ, chỉ cần gọi một tiếng là tôi có thể lao vào nơi nguy hiểm, đó là vùng đất rất ác liệt, con đường loang lổ vết đạn bom… Tôi đã sống với những thực tế mà chính nó đã là bài thơ hùng tráng mà không cần phải lao động, sáng tạo nhiều. Còn bây giờ khi đã thành một người vợ, người mẹ, thì tôi không còn sống cho riêng thơ được nữa. Tôi phải phân thân ra thành nhiều con người, và khổ một nỗi là ở vai trò nào mình cũng phải cố hoàn thành cho thật tốt.

Tôi đã cố gắng sống và nhiều khi kiệt sức. Khi trong gia đình có người thân đau ốm không đi lại được, tôi phải gánh vác tất cả mọi chuyện. Thời gian của tôi bị xé vụn ra từng mảng, tôi ít khi được ngồi để suy ngẫm về thơ và về sáng tác thơ. Làm vợ, làm mẹ đã khó mà làm thơ lại càng khó hơn.

Cái khổ của người làm vợ, làm mẹ là cái khổ của thân xác đồng hành cùng hạnh phúc, là cái khổ, niềm hạnh phúc có thể chia sẻ được. Còn cái khổ cũng như hạnh phúc của người làm thơ là mình tự biết mình, không ai chia, không ai gánh, tìm kiếm, trăn trở, dằn vặt không nguôi nên có lúc tôi đã giương cao cờ trắng đầu hàng thơ (bài thơ Lá cờ trắng).

* Vậy chị quan niệm thế nào về thơ?

– Tôi nhớ ngày còn bé, lúc ấy tôi chưa đi học, có một buổi sáng mải chạy đuổi theo con chuồn chuồn đỏ, tôi bị trượt ngã. Khi ngồi dậy, vô tình bàn tay tôi chạm vào ngực mình. Tôi hoảng hốt nhận ra ngực mình có tiếng đập lạ. Tôi chạy nhanh về nhà, đưa tay sờ lên ngực mọi người, rồi lắng nghe. Khi biết chắc trong ngực ai cũng có những tiếng đập như vậy, tôi mới hết lo và thở phào nhẹ nhõm…

Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi biết mình có một trái tim. Tôi đã sống bằng trái tim đó, trái tim lần đầu được biết bằng sự đi tìm cái đẹp, màu đỏ của con chuồn chuồn ngày thơ dại. Và tôi không ngờ rằng, chính con chuồn chuồn ớt ngày ấy là thứ ánh sáng của tín sứ đã dẫn dắt tôi đi vào cõi thơ huyền diệu, lạ lùng…

Với tôi, thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy. Không thể lấy một bài thơ nào làm tiêu chuẩn chân lý cho thơ. Mỗi thi nhân đích thực đều có sự lấp lánh riêng, không ai giống ai. Người có bản lĩnh thơ là người biết chấp nhận sự thách đố của thời gian chứ không chấp nhận sự thách đố nào khác. Đam mê thơ, đam mê cái đẹp là sự thành công một nửa của người làm thơ.

Thơ là cái mới mẻ trong cái bình thường, thấy nó đã khó, mà diễn tả được nó càng khó. Người ta chỉ đạt đến thơ như khi một quả trứng nóng bức tới mức tự nó phải tách vỏ nở ra đời sống – một đời sống sinh động, có hình hài. Nếu vội vã bóc lớp vỏ đi khi chưa đến độ thì sẽ chẳng bao giờ đạt đến thơ mà chỉ có những ngôn từ chết.

Vì vậy, có được một bài thơ hay vô cùng khó. Muốn có thơ hay theo tôi là phải sống thật với chính mình.

MỐT/TUỔI TRẺ 28.3.2006

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Trong màu xanh Vàm Cỏ
Nhà văn Hào Vũ, sinh năm 1950. Quê quán: An Hải, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại 6/3 Cư xá phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
Xem thêm
Đỗ Thành Đồng và chuyển động đường thơ
Sau gần 15 năm đắm say đến điên cuồng với thi ca, nhà thơ Đỗ Thành Đồng, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản 7 tập thơ.
Xem thêm
Chuyện tình khó quên của Trịnh Công Sơn
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm
Thương nhớ anh Duy
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Xem thêm