TIN TỨC

Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy: Xin cho luân hồi về đời hoa cỏ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-12-29 13:31:42
mail facebook google pos stwis
899 lượt xem

Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy đã qua đời ở tuổi 83 vào ngày 28/12 tại Texas, Mỹ với tâm nguyện giản dị ‘xin cho tôi luân hồi về đời hoa cỏ’.

 Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy

Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy và nhà thơ Lý Phương Liên gắn bó với nhau hơn nửa thế kỷ, là đôi phu thê nổi tiếng bậc nhất trong làng văn chương Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy từng công tác tại Ban văn học của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau năm 1975, ông chuyển vào làm việc cho Đài Truyền hình TP.HCM và góp sức tạo ra chuyên mục “Trong nhà ngoài phố” nổi tiếng một thời. Bên cạnh đó, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy cũng được công chúng biết đến như một bậc thầy phong thủy.

Đúng tinh thần vợ chồng văn chương mà nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy từng viết “Thơ này em tung câu sáu/ Anh hứng câu tám/ Câu sáu em bay cò trắng/ Câu tám anh ôm tình trắng mướt bến sông xanh”, ông đã cùng vợ nếm trải nhiều thăng trầm. Họ từng đứng bán đồ cũ ở chợ trời Huỳnh Thúc Kháng những năm bao cấp khó khăn. Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy từng viết tiểu thuyết để nhà thơ Lý Phương Liên đạp xe đi bỏ mối cho các nhà sách những năm đổi mới.

Nhờ sự đồng cam cộng khổ, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy và nhà thơ Lý Phương Liên không chỉ nuôi được hai con du học mà còn xây dựng được cơ ngơi khá bề thế tại TP.HCM. Khi hai con định cư ở Mỹ, thì họ cũng chấp nhận di cư để sum vầy gia đình. Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy thú nhận: “Có một kẻ dân thường/ Đến từ miệt Sài Gòn xa lắm/ Nhận Texas làm quê hương”.

Giữa thập niên 60 của thế kỷ 20, Lý Phương Liên là một cô công nhân làm thơ ở Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Hà Nội gây xôn xao dư luận. Nguyễn Nguyên Bảy đã theo đuổi Lý Phương Liên bằng bài thơ “Thư tình đầu đời” viết năm 1968: “Tình yêu gọi dòng sông xuôi về biển/ Chim đầy vườn ríu rít gọi mai lên/ Mỗi bông hồng chợt hiện một nàng tiên/ Em đã đến để lòng anh thương nhớ”.

Cuối năm 1969, đám cưới của họ được tổ chức, lúc nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy 29 tuổi và nhà thơ Lý Phương Liên 21 tuổi. Họ dắt díu nhau về sống chung ở nơi mà nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy gọi là “dốc Thọ Lão, căn nhà muỗi 16” với nhiều mơ mộng: “Một vườn chiều có thực/ Máy bay địch đã bay xa/ Hai đứa nhoi lên từ hầm trú ẩn/ Và một vườn chiều khác hẳn/ Tiên Dung căng màn trên cát mềm/ Sao em chọn chỗ này để tắm/ Chử Đồng Tử tôi nghèo lắm/ Khoan khoan xối nước khoan khoan/ Chớ để thịt da tôi đắc tội/ Chớ để đau lòng mẹ cha...”.

Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy cùng vợ đi qua những giai đoạn gian nan: “Mất việc, bạn cho mượn chiếc máy may/ Cấp vốn một chỉ vàng/ Vợ te te đi mua vải/ Chồng thành thợ may hiên ngang/ Thương vợ mòn chân đi ký gửi hàng/ Học Tú Xương ơn ca cò lặn lội/ Người có lúc biết đâu ngày mai hỡi/ Khúc sông này bát ngát một tình ca/ Chở máy khâu trả bạn cười xòa/ Vàng hẹn sẽ có ngày trả đủ/ Vợ ôm con nhìn chồng cười nắc nẻ/ Trên trời máy bay Mỹ đã bay xa”.

Bước qua thập niên thứ hai của thế kỷ 21, khi đã có bát ăn bát để, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy bắt tay thực hiện dự án sách “Thơ bạn thơ” và “Văn bạn văn” mong muốn giới thiệu tác phẩm của bạn bè đến độc giả. “Thơ bạn thơ” và “Văn bạn văn” in ấn rất công phu và hoàn toàn dành để tặng tri âm, tri kỷ.

Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy có sức viết dồi dào. Ngoài 12 tiểu thuyết và hơn 1000 bài thơ, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy có riêng tập “99 khúc tặng Liên” để trao tặng ấm áp cho người vợ hiền Lý Phương Liên: “Tình yêu hai chúng mình/ Không ngôn từ mây gió/ Không ngọt ngon cám dỗ/ Mộc mạc lời trăng rằm/ Mà nên duyên tri kỷ/ Mà nên tình tri âm/ Vầng trăng con mắt nhìn/ Như thần linh chứng giám/ Mỗi khi gặp hoạn nạn/ Lại nhìn vầng trăng treo/ Mỗi khi tắt lửa yêu/ Lại gọi trăng xin lửa/ Nợ trăng chỉ trả đủ/ Thủy chung yêu một đời”.

Từ khi sang Mỹ, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy vẫn sáng tác đều đặn trong nỗi nhớ thương cố hương bên kia đại dương: “Gió gọi chim về hót/ Cho nắng bớt cô đơn/ Vườn cỏ xanh như ngọc/ Nâng bước ông già buồn”. Đầu năm 2021, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy phải phẫu thuật tim và may mắn thoát cơn nguy hiểm: “Xin tóc chầm chậm nở hoa/ Thời xanh bạc trắng đòi ta bồi thường/ Tóc cười dỗ nắng hoàng hôn/ Làm sao nhuộm được mất còn về xanh”.

Thế nhưng, không thể cưỡng lại quy luật thời gian, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 28/12/2022. Một trong những bài thơ viết trước khi qua đời, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy khấn nguyện: “Hỡi Linh Thiêng nếu có luân hồi/ Xin cho tôi luân hồi về đời hoa cỏ”.

Lê Thiếu Nhơn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2025 tại TPHCM
Ngày 12/2/, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPHCM, Hội Nhà văn TPHCM khai mạc “Ngày thơ Việt Nam 2025” với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Xem thêm