TIN TỨC

Đừng kể công cho mẹ - Tập thơ mang theo tiếng lòng đau đáu

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
323 lượt xem

TS. Hoàng Thị Thu Thủy

33 bài thơ trong tập thơ “Đừng kể công cho mẹ” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trùng với 33 năm tuổi đời của mẹ, và cùng với đó là những tháng năm đằng đẵng đau đáu nhớ thương. Nhớ thương trong tâm hồn, rồi xúc cảm thành thơ, đi theo suốt năm tháng và khi chọn lọc để in thành tập thơ là câu chuyện mà nhà thơ Nguyễn Hữu Quý muốn gửi gắm đến độc giả rằng tình mẫu tử thiêng liêng là tình cảm đẹp nhất trên đời.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Qúy

 

Đã nhiều lần tôi chọn thơ anh đưa vào kịch bản trang thơ của đài truyền hình Huế - TRT, và có lẽ số bài lựa chọn nhiều nhất vẫn là những bài thơ viết về mẹ, xem như thơ anh viết về mẹ đã có thương hiệu.

Là mẹ đấy, chẳng hùng hồn diễn thuyết/ túi ba gang đựng cau chát, trầu cay/ ru bát ngát bằng nhấp nhô tiếng Việt/ bát ngát ngủ rồi mẹ buộc gió vào cây” (Con nghĩ về mẹ

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý từng tâm sự: “Tôi dùng thi ca để khẳng định giá trị mẹ một cách giản dị và chân thực… Cái tình mẫu tử đích thực đủ sức tỏa sáng vào mỗi hoài niệm, ngẫm suy của người cầm bút trên tinh thần nhân văn của nhân loại bao la...”.

Tứ của bài thơ “Đừng kể công cho mẹ” dung dị như chính những điều giản dị nhất khi con nghĩ về mẹ: “Đừng kể công cho mẹ/ người ăn ít nhất trong mỗi kỳ giáp hạt/ lưng đẫm mồ hôi chông chênh mùa gặt/ mẹ như cánh đồng chìm cuối dòng sông/ có bông lúa vớt lên từ đỉnh lũ/ kể công cho mẹ, bằng thừa” – hình ảnh so sánh “mẹ như cánh đồng chìm cuối dòng sông” gợi thật nhiều thương cảm về nỗi truân chuyên, nhọc nhằn, chịu đựng của mẹ. Có lần, tôi tự hỏi lòng mình: mỗi ngày tôi chỉ ăn chưa đầy một bát cơm, mà sao luôn bận rộn thế nhỉ, vì trách nhiệm với con cái và gia đình hay là thiên chức của phụ nữ. Và chắc chắn cũng không ai để ý vì sao tôi ăn ít thế, nhưng tôi ăn ít không phải vì thiếu đói mà vì giữ dáng; còn mẹ trong thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ăn ít nhất trong mỗi kì giáp hạt”, mẹ không chỉ “một nắng hai sương” mà còn như ẩn mình đi trước cái đói, cái rét, cái khổ, nhường nhịn cho chồng con…

Hình ảnh mẹ đi cùng nhà thơ từ tuổi ấu thơ cho đến lúc “nửa đời, tóc ngả màu sương”. Nhà thơ Phùng Quán từng viết: “Có những phút ngã lòng/ Tôi vịn câu thơ và đứng dậy”, sau này nhiều người sử dụng động từ “vịn” như là cách khẳng định niềm tin của mình. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý không chỉ vịn mà còn tựa vào mẹ với một niềm tin bất diệt: “Mẹ ơi,/ con tin ở chốn xa xăm/ mẹ vẫn dõi theo con như hằng bảo lưu ký ức/ mẹ con ta vẫn bên nhau như hơn năm mươi năm trước/ mẹ là con khi san sẻ bát cơm thường./ Mẹ còn đây thấp thoáng nắng sương/ vạt nâu bạc trở hai chiều gió nổi/ hai phía giang sơn/ nơi trập trùng bóng núi/ nơi biển hóa mây bay trên ngọn buồm xa”. (Khúc đồng hành mẫu tử). Thơ anh có những câu lung linh như ngọc quý, biết là hay mà không biết vì sao hay, chỉ biết là những câu thơ đó như chạm khắc vào trong ta về sự tảo tần của mẹ, như cánh cò thuở nào trong ca dao - “vạt nâu bạc trở hai chiều gió nổi” (Khúc đồng hành mẫu tử); “Áo mẹ mặc che hướng nào cũng bão” (Đi tìm đồng xu nhỏ bé)… Kí ức về mẹ trong anh là hình ảnh những người phụ nữ lam lũ tảo tần, bạc vai áo quanh năm không ngơi nghỉ.

Đọc thơ anh nhiều khi cứ rưng rưng, từ cậu bé mồ côi, đến khi trưởng thành cái cô đơn cứ theo anh cùng năm tháng: “Ngó về cồn cát chang chang/ hao hao dáng mẹ từ làng bước ra/ vai gầy gánh nỗi gần xa/ bước rừng, bước biển đi qua mặt trời./ Bóng in cát bỏng, không lời/ dép mo cau của một thời xửa xưa/ nón quê đã chạm đỉnh trưa/ đựng trong túi áo tiếng đùa của con./ Cứ như... mẹ vẫn đang còn/ cuối sông iu ấp vuông tròn mai sau/ cứ như... mẹ chẳng còn đau/ nụ cười không một nét nhàu thời gian”. (Ngó về cồn cát). Hình ảnh mẹ trong thơ anh trở thành hình tượng chung của người mẹ Việt Nam: tảo tần, lam lũ, chịu thương chịu khó, thương yêu con vô bờ bến. Những hình ảnh thơ: vai gầy, dép mo cau, nón mê… trong bài thơ “Ngó về cồn cát” không chỉ tái hiện chân dung về mẹ trong hình dung tưởng tượng cùng nhớ thương theo năm tháng, mà còn rất riêng của một vùng đất mà hễ nhắc đến ai cũng hình dung ra nơi đó: cồn cát chang chang – “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình” (Mẹ Suốt – Tố Hữu). Sử dụng thể thơ lục bát, bài thơ vẫn mới bởi nhịp điệu đa dạng: “Cứ như...//  mẹ vẫn đang còn/ cuối sông iu ấp // vuông tròn mai sau/ cứ như...//  mẹ chẳng còn đau/ nụ cười//  không một nét nhàu thời gian”. Nhịp 2/4, hay nhịp 2/6 cùng điệp ngữ “Cứ như...” như điểm dừng, điếm nhấn gợi thật nhiều xúc cảm.

Những câu thơ tài hoa trong nhiều bài thơ đã tạo nên dư ba trong lòng độc giả: “Trở về/ tròn bóng nắng trưa/ củ khoai bẻ nửa gió lùa chang chang/ bát canh ngọt mát vị làng/ mẹ như bằng trắc cũ càng đất đai” (Khi gió Lào cất lên); “mẹ tần tảo trong miền Trung chìm nổi/ áo nối tay, gieo vớt những mùa màng” (Vườn mẹ mai vàng); “Sông quê tôi ít phù sa/ bao nhiêu cát mặn đi qua cánh đồng/ tôi thương cây lúa nghẹn đồng/ củ khoai khát nước, xương rồng thèm sương” (Lời ru viết lại). Đây là tài thơ của thi nhân trong thi tứ dạt dào. Làm thơ khó nhất là tìm ra tứ thơ, tôi đã đọc nhiều bài thơ của anh, bài nào cũng có tứ thơ rất riêng; cái hay trong thơ anh còn ở hình tượng thơ với vốn từ vựng dồi dào, đọc bất cứ câu nào, dòng nào cũng cảm nhận được cái hay của ngôn từ với sự hòa quyện giữa tri thức dân gian cùng nét riêng của vùng miền.

Dường như mọi chuyện vui buồn anh đều chuyện trò cùng mẹ, cái tôi trữ tình trôi chảy trong những bài thơ tự sự với mẹ, đối thoại với mẹ; để rồi khẳng định những suy nghĩ lựa chọn của mình là đúng bởi có mẹ chở che, bảo ban, nhắc nhở: “Xin bé nhỏ như đã từng bé nhỏ/ tôi là ai mà bé nhỏ trọn đời/ vệt mũi lem mẹ lau cho trước ngõ/ để bây giờ gương mặt sạch, tôi soi” (Bé nhỏ); “Mẹ lập trình con thật thà, ngay thẳng/ con biết làm gì trước dối trá, cong queo/ đời nhan nhản lọc lừa ngoắt ngoéo/ con về đâu khi vụng dại một bề?” (Lập trình); “Mẹ ơi đâu chỉ bạc tiền/ nhà cao cửa rộng làm nên con người/ câu thơ con góp cho đời/ có tình thương ở trong lời mẹ ru” (Mẹ ơi!)…

Có những câu thơ đọc mà rơi nước mắt, tình mẹ thẳm sâu bật cũng thành lời: “cuộc đời trôi chẳng chậm, chẳng mau/ mẹ cõi khác vẫn trong tôi hiển hiện/ tôi khổ đau mẹ âm thầm đến/ tôi vui cười mẹ lẳng lặng cỏ xanh” (Tuổi này nhớ mẹ) – mẹ và con nương tựa vào nhau, giọng thơ da diết đến nao lòng. Tình mẫu tử với anh thiêng liêng không gì so sánh được: “và con tin mẹ chưa hề ngưng sống/ trong mỗi tế bào, trong từng giọt máu con/ tình yêu thương mẹ truyền, con giữ trọn/ khúc đồng hành mẫu tử chẳng ngừng trôi…” (Khúc đồng hành mẫu tử).

12 tuổi – cái tuổi chuyển tiếp đến tuổi vị thành niên, cái tuổi có đã có nhiều suy tư (thi nhân Trần Đăng Khoa viết bài thơ “Hạt gạo làng ta” cũng mới 12 tuổi); nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lúc 12 tuổi đã chứng kiến cảnh mẹ bị thương vì bom Mỹ cách nhà vài trăm mét rồi mẹ qua đời ngay đêm đó thì thật là khủng khiếp: “đêm rực cháy, đêm sặc mùi thuốc nổ/ đêm, chúng con thành năm đứa trẻ mồ côi” (Bài ca sau chiến tranh); “Cái buồn ở với mồ côi” (Thắp hương mộ mẹ)… Đau đớn đến tận cùng, đó cũng là nếp hằn sâu nhất trong trái tim anh. Nên khi anh chèo chống với bao giông bão của cuộc đời và vượt qua được để đạt đến tầm vóc người lính với quân hàm Đại tá và với tư cách là nhà văn, nhà báo, nhà thơ được nhiều độc giả biết đến, mến mộ thì ở anh là sự vượt lên của một thân phận mồ côi mẹ, quả thật là phi thường: “Tôi lưu giữ hạnh phúc khi còn mẹ. Tôi găm nén đau khổ khi mẹ mất. Mẹ vẫn hằng linh hiển trong tôi như một thánh nhân bình dị…” (Đừng kể công cho mẹ - Nguyễn Hữu Quý; tr.7)

Huế ngày mưa lũ 16/10/2022

 H.T.T.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Ngọc Khương vẫn giữ được một tâm hồn thơ trong trẻo
Nhà thơ Ngọc Khương sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Mảnh đất Quảng Bình đã góp cho nền văn chương Việt Nam hiện đại nhiều tên tuổi như Lưu Trọng Lư, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Xuân Đố, Hải Kỳ, Ngô Minh, Hoàng Vũ Thuật, Trần Quang Đạo…
Xem thêm
Hoàng Lan - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Không nói chuyện không thể biết chị là người Việt. Mỗi sáng, tôi mở cửa mang rác ra vệ đường, nơi có thùng rác công cộng đều gặp chị. Là hàng xóm, nhà chị sát vách nhà con gái chúng tôi, nên tôi thấy chị cũng thường xuyên đổ rác.
Xem thêm
Mặn nồng một chút tình thơ với nhà giáo Phạm Như Vân
Rời chiến trường / Thầy về hậu phương/ với những vết thương đau nhức trên mình/ và một bên chân đứt lìa gửi lại/
Xem thêm
Trắng tay mình những cánh ngọc lan tang
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nguyễn Tấn On với tập Tiết tấu thơ
Nhận được tập sách Tiết tấu thơ của Nguyễn Tấn On gửi tặng vào một chiều cuối thu đã muộn, tôi vội mở ra và tìm đọc ngay bài thơ cùng tên. Tên tập thơ và những câu thơ trong bài thơ cùng tên với thi tập Tiết tấu thơ đã tạo cho tôi ấn tượng. Ở đó, hiển hiện tâm thế, tấm lòng, sự chân thành của một người yêu thơ và sống trọn vẹn cho thơ.
Xem thêm
Những vần thơ nẩy mầm đơm hoa theo dấu chân nhà thơ khoát áo lính
     Tôi cầm trong tay tập thơ “Quang Chuyền thơ và đời” điện thoại hỏi anh: “Đây có phải là tuyển tập thơ không anh”? Anh cười: “Cũng là gom các bài thơ viết cả đời lại thành một tập, vì mình nay cũng đã tới ngưỡng tuổi 80 rồi”. Cắm cúi đọc hết tập thơ,tôi mới hiểu ra đây gần như là tập nhật ký bằng thơ của nhà thơ Quang Chuyền.
Xem thêm
Trình Quang Phú - tầm nhìn trong kí sự
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Êm ả một nỗi buồn của Lê Hoàng Anh
Rút từ tập thơ “Hạt Thời Gian” của Lê Hoàng Anh
Xem thêm
Cảm nhận về tập phê bình văn học “Đi tìm hương sắc văn chương” của Nguyễn Thanh
“Hương là mùi thơm, sắc là vẻ đẹp”. “Đi tìm hương sắc văn chương” * chính là thấu cảm sự thanh cao (hương) và trác tuyệt (sắc) của văn chương. Điều gì làm cho đời người thêm phong phú, điều ấy chính là cái Đẹp. Nước ta tự hào là “Văn hiến chi bang” với một nền văn học thơm hương đậm sắc. Cái hương sắc ấy trường tồn trong nhiều thư tịch, gởi tấm lòng người viết để lại muôn đời. Nếu người xưa quan niệm trong sách có người ngọc (Thư trung hữu nữ nhan như ngọc), thì ngày nay Nguyễn Thanh lại tìm thấy “hương sắc” trong văn chương ! Gẫm lại, người đẹp cũng chính là hương sắc (Quốc sắc thiên hương).
Xem thêm
Lưu Quang Vũ- Để gió và tình yêu thổi mãi
Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực: thơ, văn, kịch, họa... ông được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc nhất của nền kịch Việt Nam hiên đại, bên cạnh đó ở lĩnh vực thơ ông cũng có những đóng góp giá trị.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường – Người hái nỗi buồn trong cõi phù vân
Không phải ngẫu nhiên trong Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, tập 4 – Thơ (Nxb. Trẻ ấn hành, 2002), trong lời mở đầu ông đã xác quyết: “Mỗi người chỉ thực là chính mình trong căn nhà của nó. Thơ cũng vậy. Thơ cần phải trở về căn – nhà - ở - đời của nó là nỗi buồn. Một quyền của thi sĩ là quyền được buồn”. (1)
Xem thêm
Lưu Quang Vũ từng say đắm 3 Nàng Thơ
Công chúng ngưỡng mộ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) không chỉ bởi những vở diễn “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tin ở hoa hồng”, “Lời thề thứ 9”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Lời nói dối cuối cùng”... có sức rung động mạnh mẽ, mà còn bởi trái tim đa cảm mà ông thổ lộ trong thơ “đã có lần tôi muốn nguôi yên/ khép cánh cửa lòng mình cho gió lặng/ nhưng vô ích làm sao quên được/ những yêu thương khao khát của đời tôi”.
Xem thêm
Quang Chuyền: Sáng một tấm lòng lành
Với nhà thơ Quang Chuyền, đã có rất nhiều báo, đài dựng chân dung, phỏng vấn, viết về ông và thơ của ông. Những trình bày của tôi hôm nay, chỉ là góp thêm một góc nhìn về một đời người, một đời thơ khá đồ sộ, một sự nghiệp thơ vững vàng, đáng ngưỡng mộ.
Xem thêm
Hồi ức chân thực của một người lính thời chống Mỹ cứu nước
Nhân đọc tập Ký - Tản văn Tìm dấu chân xưa của Trần Ngọc Phượng, Nxb Hội Nhà văn
Xem thêm
Tĩnh vật - Thơ
Bài đăng Văn nghệ số 33/2023
Xem thêm
Người suốt đời nhập cuộc thơ
Quang Chuyền ở Hội Văn Nghệ Việt Bắc ba năm, năm 1968 chích máu viết đơn xin đi bộ đội, ở binh chủng Thông tin cho tới ngày nghỉ hưu.
Xem thêm