TIN TỨC

Báo cáo công tác của Ban Nhà văn nữ TPHCM năm 2021

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-03-07 16:02:22
mail facebook google pos stwis
2826 lượt xem

BÁO CÁO TỔNG KẾT
CÔNG TÁC BAN NHÀ VĂN NỮ - HỘI NHÀ VĂN TP. HCM, NĂM 2021

Khó khăn và thuận lợi

Ban nhà văn nữ Hội nhà văn TP. HCM hoạt động trong bối cảnh dịch Covid hoành hành, đặc biệt vào những tháng cuối năm 2021. Điều này đã hạn chế, gây trở ngại cho Ban Nhà văn nữ trong các hoạt động tổ chức, kết nối, giao lưu, hỗ trợ hội viên nữ sáng tác. Nhiều hội viên nữ đã lớn tuổi, hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn. Nhiều hội viên nữ đã mắc Covid, có những gia đình đã mất đi người thân trong đại dịch,…

Mặc dù phải hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhưng Ban Nhà văn nữ luôn theo sát chỉ thị của Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn Việt Nam, BCH Hội nhà văn TP. HCM. Việc hai nhà thơ Huệ Triệu và Trần Mai Hường là uỷ viên Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn Việt Nam cũng là một trong những thuận lợi để ban Nhà văn nữ  kịp thời nắm bắt thông tin, triển khai công tác.

Bên cạnh đó, các thành viên Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TP. HCM luôn đoàn kết gắn bó, chia sẻ giúp đỡ nhau trong công tác, đặc biệt là có sự đồng thuận cao. Các hội viên nữ kiên cường vượt qua khó khăn, đau thuơng để thực hiện các công tác thiện nguyện cũng như tiếp tục sáng tác. Đây chính là những thuận lợi cơ bản giúp Ban Nhà văn nữ gặt hái được những thành quả đáng khích lệ trong năm qua.

Kết quả hoạt động

Chính những khó khăn và thuận lợi nói trên đã tạo nên một “diện mạo” mới không chỉ cho văn học thành phố HCM mà còn để lại những dấu ấn khó phai mờ trong các hoạt động của Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TP. Các hội viên nữ - bằng tấm lòng đối với con người, bằng tài năng và tâm huyết với nghề, đã nỗ lực có mặt trong tất cả các hoạt động của Hội Nhà văn TP, tự hào đã đóng góp công sức mình vào văn chương TP trong năm qua cũng như góp phần cùng người dân thành phố đấy lùi đại dịch.

Năm 2021 - một năm đánh dấu nhiều khó khăn, mất mát nhưng cũng là năm các hội viên nữ gặt hái nhiều thành tựu. Nhà văn Phương Huyền được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Nỗ lực cùng tài năng tâm huyết của các nhà văn nữ được ghi nhận qua các giải thưởng danh giá. Cụ thể như sau:

Giải thưởng cấp Quốc gia:

1. Giải thưởng “Nhà văn nữ ấn tượng” của Hội Nhà văn Việt Nam trao cho 2 nhà thơ Huệ Triệu, Trần Mai Hường với những hoạt động thiện nguyện đã góp phần kết nối, lan tỏa tinh thần tương ái tương thân trong đại dịch

2. Giải thưởng Quỹ nhà văn Lê Lựu lần thứ ba, trao cho truyện ngắn “Rượu 40 năm” của nhà văn Bích Ngân

3. Giải thưởng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (giải C) trao cho kịch bản sân khấu “Phiên xử ở nhà Thái miếu” của nhà văn Bích Ngân

4. Giải thưởng “Cây bút vàng” (giải khuyến khích) do Bộ Công an tổ chức trao cho truyện ngắn “Đầu thú” của nhà văn Nguyễn Thu Hà.
 

Các nữ tác giả - chủ nhân giải thưởng Quốc gia năm 2021:
Nhà thơ Huệ Triệu, nhà văn Bích Ngân, nhà thơ Trần Mai Hường, nhà văn Nguyễn Thu Hà

Giải thưởng cấp Thành phố:

1. Trong 58 công trình, giải pháp đạt Giải thưởng Sáng tạo TPHCM lần 2, Hội Nhà văn TP.HCM có 2 nữ nhà văn đoạt giải thưởng (giải 3): Tập truyện ký “Đường 1C huyền thoại” của nhà văn Trầm Hương và tập tiểu luận phê bình “ Văn học nghệ thuật đôi điều nhớ lại” của nhà thơ Lê Tú Lệ.

2. Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM trao cho truyện dài “Cà nóng chu du Trường Sa” của nhà văn Bùi Tiểu Quyên. Với “Cà nóng chu du Trường Sa”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên đoạt Giải thưởng Giải Mai Vàng lần thứ 27 do Báo Người Lao động tổ chức.

3. Tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM trao cho tập truyện ngắn “Sự đành hanh của số phận” của nhà văn Hoàng Phương Nhâm.

4. Giải bút ký (giải A) do Báo Người Lao động tổ chức trao cho bút ký “Chạm vào đâu cũng thấy mình mắc nợ” của nhà văn Trầm Hương.

5. Giải thưởng Cuộc thi thơ “Nhân Nghĩa đất phương Nam” do Hội Nhà văn tổ chức trao cho các nữ nhà thơ: Nhật Quỳnh (giải nhì), Hương Thu, Diễm Thuyên (giải 4), Hồ Đắc Thiếu Anh (tặng thưởng).

6. Giải thưởng cuộc thi viết chủ đề 45 năm Thành phố mang tên Bác do báo Người Lao động tổ chức: giải nhất được trao cho nhà văn Trầm Hương, giải khuyến khích được trao cho nhà văn Hoài Hương.

7. Giải nhì cuộc thi viết “Vượt qua Covid 19” do báo Thanh niên tổ chức được trao cho nhà văn Phương Huyền với bài viết “Rồi thành phố sẽ bình yên”.

8. Giải thưởng cuộc thi ký “Về nhà” do Chi nhánh NXB Hội Nhà văn và trang Web Hội nhà văn Việt Nam tổ chức trao giải nhất cho tác phẩm “Chuyến về nhà của Huyền” của nhà thơ Minh Đan.

9. Khen thưởng của Hội nhà văn TP.HCM cho hai nhà văn nữ có nhiều đóng góp cho hoạt động Hội: Nhà văn Phương Huyền, nhà thơ Trần Mai Hường.
 

Các tác giả giải thưởng cấp thành phố (từ trái qua):
Hàng 1: Lê Tú Lệ, Trầm Hương, Bùi Tiểu Quyên, Hương Thu
Hàng 2: Hoàng Phương Nhâm, Hồ Đắc Thiếu Anh, Nhật Quỳnh, Phương Huyền
Hàng 3: Diễm Thuyên, Hoài Hương, Minh Đan, Trần Mai Hường

Bên cạnh các giải thưởng, trong thời gian qua, các nhà văn nữ đã không ngừng nỗ lực sáng tác và đã xuất bản những tác phẩm văn học có giá trị, gây được tiếng vang cũng như được độc giả đón nhận. Có những tác phẩm được viết và xuất bản ngay trong những ngày dịch bệnh căng thẳng nhất. Đó là những tác phẩm: Quyền được sống (Bích Ngân), Cha tôi (Nguyễn Bính Hồng Cầu), Trên đồi trăng (Trần Thị Thắng), Nước mắt đàn ông (Võ Thị Kim Liên), Những bà già xinh đẹp (Phạm Thị Ngọc Liên), Thế giới phẳng mùa Covid (Thu Trân), Đàn bà ngọt ngào bé mọn (Hoàng My), Cà nóng ở Trường Sa (Bùi Tiểu Quyên), Yêu một chút cũng đâu có sao (Phương Huyền), Lặng soi (Hạnh Ngộ), Sài Gòn thở chậm hít sâu (Trương Gia Hoà), Dòng biên viễn (Hồ Thị Ngọc Hoài), Phù sa châu thổ, Sài Gòn! Em thương anh! (Hoài Hương), Mật ngữ em (Phạm Phương Lan), Phút bù giờ (Minh Đan), Nhặt sợi buồn thêu chữ (Võ Miên Trường), Tịnh trong giọt nắng (Vương Chi Lan), Suy tư chiều (Triệu Kim Loan), Em tự mình nắm gió (Nga Vũ), Thành phố mùa giãn cách, Dạm ngõ thu vàng, Mời trà (Trương Nam Chi)…

Không ngồi yên trong đại dịch, các nhà văn nữ, bằng các sáng tác của mình, với nhiều đề tài, đã cất lên tiếng nói từ trái tim người phụ nữ - nhân hậu, trăn trở và lo toan, cũng như đã phản ánh đầy đủ và trung thực những mất mát đau thương, những sẻ chia ấm áp, những kiên cường và niềm tin tưởng hy vọng mãnh liệt của người dân TP trong cơn bão đại dịch vừa qua. Một số các nhà văn nữ còn đã và đang đóng góp cho nền giáo dục của TP cũng như của đất nước. Nhà thơ Huệ Triệu được phong tặng danh hiệu NGƯT năm 2021; nhà văn Võ Thu Hương có nhiều truyện ngắn viết cho thiếu nhi đã được đưa vào SGK cấp THCS; tác phẩm của nhà văn Thu Trân cũng dã được trích dẫn và đưa vào SGK cấp tiểu học,…

Hoạt động thiện nguyện cũng là một hoạt động và đóng góp nổi bật của các nhà văn nữ. Các nhà văn nữ như Bích Ngân, Nguyễn Bính Hồng Cầu, Trần Thị Thắng, Tôn Nữ Thu Thuỷ, Trần Mai Hường, Phương Huyền, Huệ Triệu, Võ Thu Hương, Võ Miên Trường, … đã kêu gọi, kết nối và mang những ấm áp, yêu thương tới người dân thành phố, các y bác sĩ tuyến đầu lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng nhất. Chỉ trong một thời gian rất ngắn lúc dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại TP. HCM, Ban Nhà văn nữ đã vận động, kêu gọi các mạnh thường quân và các chị em nhà văn nữ cùng chung tay giúp đỡ người dân nghèo thành phố. 15 tấn gạo cùng nhiều chuyến xe nhu yếu phẩm đã được các nhà văn nữ chuyển tới đồng bào nghèo, giúp họ ấm lòng vượt qua đại dịch; Không thể kể hết những thùng trái cây, sữa, khẩu trang y tế,… các nhà văn nữ đã chuyển tới các khu cách ly tặng các y bác sĩ và bệnh nhân nghèo như một sự cảm ơn, động viên thiết thực nhất. Một số nhà văn đã dùng ngay tác phẩm của mình góp vào quỹ thiện nguyện giúp bà con nghèo, trẻ em mồ côi trong đại dịch như cuốn Sài Gòn! Em thương anh! của nhà văn Hoài Hương.

Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TP cũng tích cực phối hợp với Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn TP trong những công tác thăm hỏi động viên hội viên nữ, công tác thiện nguyện vào những ngày dịch bệnh bùng phát căng thẳng. Còn nhớ mãi hình ảnh chủ tịch hội - nhà văn Bích Ngân đã thay mặt chị em hội viên nữ cũng như Hội Nhà văn TP dũng cảm tới tận tâm dịch – bệnh viện dã chiến Thủ Đức để hai lần trao số tiền hàng trăm triệu đồng hỗ trợ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch; các nhà thơ Trần Mai Hường, Huệ Triệu đội nắng đón những xe gạo chở tới các quán cơm Xã hội Nụ cười, nhà văn Phương Huyền một mình len lỏi chạy xe chở nhu yếu phẩm tới tận tay người dân nghèo lúc khó khăn nhất,…

Nhân Ngày quốc tế Phụ Nữ 8/3, thay mặt Ban Nhà văn nữ - Hội Nhà văn TP. HCM, xin kính chúc các nhà văn nữ cùng toàn thể gia đình luôn bình an cùng sáng tạo, thành công mới!

Nhà thơ HUỆ TRIỆU
Trưởng Ban Nhà văn nữ - Hội Nhà văn TP. HCM.

P/S: Hình ảnh minh họa do Văn chương TPHCM thực hiện.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm