TIN TỨC

Người không biết mệt mỏi trên hành trình đi tìm mật mã thơ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-01 19:50:20
mail facebook google pos stwis
1157 lượt xem

Vào sáng ngày 04 tháng 01 năm 2023, Hội Nhà văn TPHCM sẽ tổ chức buổi Tọa đàm tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm nhân một năm ngày mất của ông. Tại buổi tọa đàm này, Hội cũng sẽ trao giải Cống hiến cho đại diện gia đình cố nhà thơ. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh xin gửi tới quý bạn đọc bài viết dưới đây nhân sự kiện này.

DKT – NGUYÊN HÙNG

Sinh thời, nhà thơ - nhà lý luận phê bình Nguyễn Vũ Tiềm là một cây bút cần mẫn, không hề biết mệt mỏi. Dường như ông đã không thể sống mà không tìm tòi, thử nghiệm bằng một tác phẩm hay một nghiên cứu học thuật nào đó. Kỷ niệm một năm ngày mất của nhà thơ, chúng tôi muốn chia sẻ vài điều về ông.


Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm - một người có kiến văn rộng, làm việc cần cù, say mê, viết đến hơi thở cuối cùng

Đối với ông, viết là một nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, không thể thiếu. Không ngày nào ông bỏ bàn viết,  kể cả khi ông phải chịu đựng những cơn đau nhiều giờ liền, chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo suốt 5 năm (từ 2017-2022).
Những hôm có lịch hẹn, ông phải đến bệnh viện từ sáng sớm, truyền thuốc đến quá trưa, có hôm 3-4 giờ chiều mới truyền thuốc xong. Về đến nhà vẫn còn đau và mệt, ông nằm nghỉ ngơi, đến khi đỡ đau là ngồi dậy làm việc ngay.

Đã quá cái tuổi “xưa nay hiếm”, nghỉ hưu đã 20 năm, nhưng hầu như ngày nào ông cũng ngồi vào bàn làm việc như khi đang công tác, vì lúc nào ông cũng có công việc dở dang chờ đợi, thôi thúc phải làm. Ông ngồi vào bàn với tâm trạng đầy hứng khởi, luôn cảm thấy thiếu thời gian. Cứ như thế, đều đều một ngày 7- 8 tiếng đồng hồ. Hầu như ngày nào ông cũng có những trang viết mới, hoặc nảy sinh ra tứ thơ mới,  những suy nghĩ, lý luận mới về thơ...

Tháng nào cũng phải đi  bệnh viện tái khám, truyền thuốc một vài ngày, nhưng việc viết vẫn không bị gián đoạn. Ngược lại, trong những năm cuối trước khi đi xa, ông đã dốc sức làm việc và hoàn thành được khối lượng công việc rất lớn, với tốc độ đáng khâm phục, nhiều hơn hẳn những năm trước đó. Để thấy rõ hơn điều nay, ta có thể tạm chia ra làm hai thời kỳ trong cuộc đời sáng tác của ông: 1. Từ 1985 đến 2017 (32 năm), Nguyễn Vũ Tiềm cho xuất bản 19 tác phẩm; 2. Từ 2018 đến 2022 (04 năm), ông xuất bản 9 tác phẩm, trong đó 5 cuốn đã in và 4 cuốn khác đang chờ xuất bản.

Sau tập thơ “Minh triết đất đai” được giải thưởng Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh năm 2015, nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm tiếp tục cho ra đời các ấn phẩm mới: Hoàng Sa (tập thơ được Fahasa ký hợp đồng bao tiêu, 2018); Tiếp cận mật mã thơ (tập lý luận phê bình được Fahasa ký hợp đồng bao tiêu, 2019). Chỉ riêng trong năm 2020, ông hoàn thành bản thảo cho 4 cuốn tiểu tuyết (Thời hoa đỏ dại khờ, Không giới tuyến, Thầy Epto Phan, Kỳ nhân Bùi Giáng) và 1 tập thơ ngắn không đề (Phản biện đường chân trời).

Tiểu thuyết Thời hoa đỏ dại khờ có nhân vật chính được lấy nguyên mẫu là một nhà thơ nổi tiếng mà ông yêu mến cả người lẫn thơ. Trong tác phẩm ông trích khá nhiều thơ của nhà thơ này. Tiểu thuyết hoàn thành vào tháng 5 -2020 và đã được Nxb Hải Phòng cấp giấy phép số 246/QĐ ngày 02/7/2020 do Phó Giám đốc Hà Mạnh Cường ký, chỉ còn việc cuối cùng là in và phát hành. Có nhiều bạn bè văn thơ  đã nhiệt tình, hứa hẹn ủng hộ cho việc phát hành giúp cuốn sách sớm được ra mắt và lan tỏa. Tuy nhiên, sự việc sau đó không như ý muốn và nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm đã quyết định tạm ngưng việc in ấn cuốn tiểu thuyết này.  Ông đã trăn trở rất nhiều và đến tháng 10/2021, khi sức khỏe giảm sút nhanh, những cơn đau ngày càng kéo dài và dữ dội hơn, ông đã nhờ chúng tôi giúp chỉnh sửa một số chi tiết, đổi tên nhân vật chính, sửa tên một số nhân vật khác, đồng thời đặt lại cho tiểu thuyết một cái tên mới là Người tài hoa khờ dại rồi xin giấy phép của Nxb Hội Nhà văn để in gấp. Vì vậy, đây là tác phẩm qua hai lần xin giấy phép.

Thật đáng tiếc, nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm đã không còn đủ thời gian để được nhìn thấy đứa con tinh thần khi nó chào đời - Một tác phẩm mà ông đã dồn nén vào đó bao nhiêu tâm huyết, công sức, bao nhiêu tình cảm yêu mến bạn bè, đồng nghiệp... Khi sách về đến nhà thì cũng là lúc ông ra đi!

Sau tang lễ của ông ít ngày, cuốn tiểu thuyết đó đã được gia đình gửi qua bưu điện đi nhiều nơi để tặng các nhà văn, nhà thơ  mà gia đình có số điện thoại và địa chỉ.  Nội dung cuốn tiểu thuyết này đã được sửa đổi rất nhiều so với bản thảo ban đầu của ông nhưng dù sao ông cũng đã được toại nguyện.

Tiểu thuyết Không giới tuyến (hơn 200 trang) nói về tình yêu thắm thiết của đôi trai gái  Nam – Bắc mà cha của họ đứng ở hai chiến tuyến khác nhau thời chống Mỹ. Tiểu thuyết thấm đẫm tính nhân văn và rất hấp dẫn; trong truyện có phản ánh tình trạng hoạt động của các Hội Nhà văn địa phương như nó vốn có.
Cuốn Thầy Epto Phan (hơn 150 trang) là tiểu thuyết viễn tưởng dành cho thiếu nhi, cũng có sự suy tưởng táo bạo rất hấp dẫn. Bản thào hai tiểu thuyết trên đây đã được gửi tới hai đơn vị để liên kết xuất bản nhưng chưa có quyết định in.

Tiểu thuyết Kỳ nhân Bùi Giáng ông cũng đã viết xong, chuẩn bị cho xuất bản, ông chỉ còn một ước muốn là khi bớt dịch sẽ đi tìm gặp gỡ thêm một vài người con cháu của nhà thơ Bùi Giáng ở đang ở thành phố Hồ Chí Minh để bổ sung cho phong phú thêm. Nhưng gặp mùa dịch covid, ông đã không làm được điều đó, đành khép lại để chờ sang năm 2021 cho xuất bản.

Tập Phản biện đường chân trời cũng đã được hoàn thành và sẵn sàng cho xuất bản; tập sách này gồm mấy trăm bài thơ ngắn không đề, rất minh triết, sâu sắc và  nhiều bài có tầm khái quát khái quát cao, rất hấp dẫn.

Như vậy trong năm 2020, vừa điều trị bệnh, vừa chống dịch Covid, ông đã hoàn thành 4 cuốn tiểu thuyết, 1 tập thơ, không kể các lời bình lời tựa bạn bè nhờ.
Năm 2021, khi sức khỏe giảm sút trông thấy vì phải truyền hóa chất và những cơn đau ngày càng dữ dội hơn, cùng với việc dịch bệnh bên ngoài càng tăng, ông  vẫn bình tĩnh và kiên nhẫn làm những việc mà ông cho là cần thiết. Hàng ngày ông thường tự kiểm tra xem công việc chỉnh sửa, biên tập sách này sách kia đã ổn chưa?  Bàn giao công việc cho những người thân và bạn bè, nói chung đầu óc ông luôn sáng suốt để chỉ đạo, xử lý từng mục việc đâu ra đấy.

Kết quả là trong năm 2021 ông đã tập trung chọn lọc, chỉnh sửa, sắp xếp để cho ra đời 4 cuốn sách sau:
1- Xuất bản Trường ca văn đàn bi tráng & Thơ chọn lọc  (Fahasa ký hợp đồng phát hành). Đây là tập sách ông chú trọng nhất.
2&3- Tái bản hai tập: Đi tìm mật mã thơTiếp cận mật mã thơ.
4 - Xuất bản Bùi Giáng thiên tài tự hủy (Tác phẩm có tên ban đầu là Kỳ nhân Bùi Giáng).

Rất may mắn là tập tiểu thuyết Bùi Giáng thiên tài tự hủy đã được nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM, trực tiếp đến gia đình thăm ông và giúp đỡ tích cực để sách sớm được xuất bản và phát hành.  Nhưng cũng như tiểu thuyết Người tài hoa khờ dại, sau khi ông ra đi được 3 tuần thì sách mới về đến nhà.

Bên cạnh những việc trên, nửa cuối năm 2021 nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm còn có dự án sưu tầm và biên soạn cuốn Thơ cách tân đổi mới. Chúng tôi được ông giao cho sưu tầm thơ đổi mới, và bản thân ông đã tập hợp, lựa chọn được một số bài. Nhưng để nhanh chóng có được số lượng lớn bài vở, ông đã thống kê danh sách hơn một trăm nhà thơ trong cả nước mà ông biết, gửi thư thông báo để “xin thơ cách tân đổi mới”, với đề nghị mỗi tác giả gửi cho 5 bài để ông tập hợp và chọn lọc. Nhận thấy công việc thu nhận thơ của nhiều người trong một thời gian ngắn sẽ gặp khó khăn, sợ không kịp nên ông đã liên hệ thêm một vài nhà thơ tại TP.HCM nhờ hỗ trợ nhận bài qua nhiều email cho nhanh, rồi tập hợp chọn lọc gửi lại cho ông, với mong muốn sớm xuất bản một tập Thơ cách tân do ông làm chủ biên. Nhưng công việc này chỉ được diễn ra trong một thời gian rất ngắn, một số nhà thơ đã gửi bài và ông đã tập hợp được một lượng bài vở nhất định. Xét thấy tính chất phức tạp của công việc cũng như tình hình sức khỏe và thời gian không cho phép, ông quyết định bỏ dở dự án nói trên và dự tính sau này nếu điều kiện sức khỏe tốt hơn thì ông sẽ chủ động tiếp tục thực hiện kế hoạch này, nhưng mong muốn của ông đã khép lại vĩnh viễn.

Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm là người luôn tìm tòi cái mới trong lý luận văn học, trong sáng tác thơ ca

Ông là người quan tâm đến thơ đổi mới, thơ hiện đại cách tân, khuyến khích những ý tưởng sáng tác mới. Tuy lớn tuổi và thuộc thế hệ đi trước nhưng ông không hề bảo thủ mà luôn đọc nhiều, đọc rộng để tìm ra những cái mới của văn thơ hiện đại trong nước và ngoài nước, làm giầu thêm vốn hiểu biết của bản thân, vận dụng cho mình khi cần. Đặc diểm này được ông thể hiện trong cả lý luận và trong thực tiễn.

Trong lý luận, có lẽ nổi bật nhất là những tìm tòi sáng tạo trong tập Đi tìm mật mã thơ. Ở tập tiểu luận này ông đã phát hiện được nhiều điều mới mẻ về lý luận làm thơ, tứ thơ và biến những lý luận khó tiếp thu thành những công thức dễ hiểu mà nhiều người mới làm thơ có thể khai thác, áp dụng vào công việc sáng tác của mình.

Xin đơn cử một ví dụ: Tại trang 20 của cuốn sách nói trên, ông viết: “Thơ muốn “vượt vũ môn” là phải có: Xúc cảm khác thường, Suy nghĩ khác thường, Cách nói khác thường – Và chúng đi với nhau thành một công thức X-S-C. Công thức ngắn gọn nhưng rất khái quát và bổ ích cho những người mới làm thơ.

Trong  Đi tìm mật mã thơTiếp cận mật mã thơ ông đã đúc kết khá nhiều điều lý luận mới mẻ và tinh tế về thơ như: Tứ thơ là kết quả của một tìm tòi khám phá; Bốn hình thức cấu tứ; Cụ thể và khái quát trong thơ; Sự tinh tế trong thơ; Phân biệt thơ ca với tò vè, v.v.. mà nhiều người làm thơ có thể học tập và vận dụng.
Nhiều bạn thơ coi sách này là loại sách “gối đầu giường” và có nhiều bạn ở các nơi nhắn tin hỏi ông muốn mua cuốn sách thì cần tìm ở đâu? Bởi vậy, năm 2021 ông có ý định tái bản một lần nữa, nhưng công việc chưa xong thì ông đã ra đi.

Trong thực tiễn, ông là người luôn chú ý đến các bài thơ có tứ lạ, sâu sắc, đa nghĩa, thậm chí “khó hiểu” và đã bình rất hay những bài thơ dạng này, như: “Căn hộ biển” của Hữu Thỉnh, “Đừng ngốc thế em” của Khuất Quang Thụy, “Mở nút đêm” của Ly Hoàng Ly...

Ông luôn cổ vũ cho thơ hiện đại cách tân được đăng trên báo hoặc trong các tác phẩm. Chúng tôi còn nhớ vài năm trước, khi Báo Văn Nghệ mạnh dạn đăng một loạt thơ cách tân của các cây bút trẻ, dù có nhiều luồng ý kiến trái chiều nhưng ông cảm thấy rất vui mừng và nhiệt thành ủng hộ, vì ông coi đó là tín hiệu đáng mừng cho Thơ. Điều đó cho thấy, nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm tuy lớn tuổi nhưng không hề bảo thủ, ông luôn hướng tới những cái mới và ủng hộ những nhân tố mới.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm
Nơi sâu thẳm trái tim vị tướng
Bài viết của Trung tướng, PGS-TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Xem thêm
Đan Thanh - nghệ sĩ kết nối thi ca và hội họa
Với hiểu biết khiêm tốn của một nhà giáo hâm mộ văn học nghệ thuật, tôi được biết thầy giáo - nhà văn Nguyễn Thanh. Thầy Nguyễn Thanh tên thật là Nguyễn Tấn Thành sinh ra tại xã Tân Quới, quận Bình Minh, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Khi làm văn nghệ, thầy Nguyễn Thanh còn dùng những bút danh khác để viết cho nhiều thể loại bài khác nhau : Thanh Huyền, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Minh Khuê, Minh Văn, Lan Đình, Chàng Văn… Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Cử nhân Văn khoa và đã qua 3 năm chưong trình Cao học Văn chương và Ngoại ngữ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1975).
Xem thêm
Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.
Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm