TIN TỨC

Nhạc sĩ Xuân Oanh - nhà ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
505 lượt xem

THOMAS WIBER

Xuân Oanh là tác giả của ca khúc 'Mười chín tháng Tám' nổi tiếng, được hát vang tại quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội vào đúng ngày 19/8/1945. Nhưng ông còn được biết đến là một nhà ngoại giao nhân dân.


Xuân Oanh (thứ 2 từ trái sáng) trong một lần phiên dịch cho Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng (ảnh gia đình nhân vật cung cấp)

Xuân Oanh (1923-2010) là tác giả của bài ca “Mười chín tháng Tám”, một nhạc phẩm mà Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhận xét là “thay cho tiếng lòng của toàn dân tộc, là một sự hào hứng của toàn dân tộc”. Ca khúc “Mười chín tháng Tám" in dấu lịch sử khi được được biểu diễn tại quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội vào đúng ngày 19/8/1945.

Ngày 19/8 còn là Ngày truyền thống lực lượng CAND - cũng là ngày truyền thống của gia đình nhạc sĩ Xuân Oanh: Vợ ông, bà Lê Thị Xuân Uyên, chính là nữ điệp báo đầu tiên của Công an Hà Nội. Ông có ba người con trai, trong đó một người là doanh nhân và hai người theo ngành Công an: Tướng Đỗ Lê Châu và tướng Đỗ Lê Chi.

Tuy nhiên, "thế giới rộng lớn" của nhạc sĩ Xuân Oanh lại trên lĩnh vực Ngoại giao nhân dân, cảm hóa và vận động dư luận quốc tế, trong đó có những phi công Mỹ bị giam giữ tại Hỏa Lò trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước.

Thomas Wilber - con trai của phi công Mỹ Gene Wilber từng ở Hỏa Lò gần 5 năm cho đến đầu năm 1973, nói rằng anh viết bài này “từ trái tim và khối óc của tôi” để mọi người thấy rõ hơn phần đời “ngoại giao nhân dân” của Xuân Oanh trong mắt của người Mỹ. Bài viết sẽ được sử dụng cho cuốn sách “Đỗ Xuân Oanh – cánh chim Oanh của mùa xuân Cách mạng”, nhân nhạc sĩ Xuân Oanh tròn 100 tuổi, được Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật ra mắt bạn đọc trong Mùa Thu này.

***

Hoa Kỳ đã tiếp tay để chủ nghĩa đế quốc phương Tây trở lại Đông Dương khi Tổng thống Truman rút khỏi phong trào hướng tới một thế giới hậu thuộc địa, hậu đế quốc. Bất chấp lời hứa của người tiền nhiệm, Franklin D. Roosevelt, về một thời kỳ hậu chiến không còn chủ nghĩa đế quốc, Truman dựa vào đội ngũ cố vấn chịu ảnh hưởng châu Âu cùng với chính quyền Pháp được phục hồi dưới thời de Gaulle, hậu thuẫn Pháp chiếm lại các thuộc địa trước chiến tranh.

Ngay trong những tuần sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ra đời, Truman đã cho phép quân đội Hoa Kỳ đưa binh lính Pháp trở lại Đông Dương, tái lập Chủ nghĩa đế quốc ở Đông Nam Á. Một cuộc chiến tranh kéo dài do Hoa Kỳ tài trợ và hậu thuẫn lên tới đỉnh điểm với thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954.

Sự tham gia liên tục, không được hoan nghênh của Mỹ đã thúc đẩy trạng thái phân cực ở Việt Nam trong suốt những năm 1950 và những năm 1960. Cuối cùng, tình hình diễn biến gay gắt về phạm vi và quy mô, dẫn đến cuộc xâm lăng trực tiếp và bạo lực của Mỹ.


Tom Wilber trong một lần thăm lại nhà ông Xuân Oanh tại Quán Sứ, năm 2023.

Cuộc chiến của Hoa Kỳ chống Việt Nam gia tăng một cách đáng báo động vào giữa những năm 1960, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Đỗ Xuân Oanh tìm cách đưa vấn đề này ra quốc tế, thông qua các tổ chức hòa bình và các tổ chức phi chính phủ, để gây ảnh hưởng đến các chính phủ nước ngoài nhằm gây áp lực, kêu gọi Hoa Kỳ rút quân và đàm phán chấm dứt chiến tranh.

Nỗ lực đó đã giúp cho thế giới thấy rõ hơn Chính phủ Hoa Kỳ cản trở việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và ngăn cản các cuộc bầu cử dân chủ năm 1956 là những hành động can thiệp không chính đáng, và cả thế giới được chứng kiến tình hình leo thang thành bạo lực. Quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới phát động một cuộc chiến đe dọa nền độc lập và tự do của Việt Nam, một đất nước bé nhỏ ở Đông Dương. Sứ mệnh của Xuân Oanh là huy động các nhân chứng quốc tế đồng cảm và ủng hộ nền độc lập và tự do của Việt Nam, để thuyết phục Hoa Kỳ chấm dứt cuộc chiến tranh không tuyên bố và bất hợp pháp tại Việt Nam.

Từ năm 1964 đến khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam vào năm 1973, Xuân Oanh đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công tác đối ngoại (đối ngoại nhân dân), điều phối các đoàn quốc tế đi thăm viếng, thậm chí hỗ trợ quản lý số tù binh Mỹ mà VNDCCH giam giữ tại các nhà tù ở Hà Nội.

Trong những lĩnh vực rộng lớn này, Xuân Oanh được những người tiếp xúc với ông ghi nhận về sự hiểu biết, nghệ thuật, kỹ năng giao tiếp, ngoại giao và – trên hết – tính nhân văn của ông với tư cách là đại diện cho lợi ích toàn diện của nước VNDCCH, đồng thời tiến hành những hoạt động này theo những cách thức vừa thuyết phục, vừa làm cho những người phương Tây nản lòng về chính quyền của họ.

Có thể nói rằng Xuân Oanh thể hiện trí tuệ cảm xúc ở mức độ cao cùng với trí tuệ siêu phàm mà ông đã có được thông qua tự học mà không cần sự trợ giúp của giáo dục chính quy.

Sau khi quân đội Hoa Kỳ không kích miền Bắc Việt Nam từ tháng 8 năm 1964, Xuân Oanh đã đi khắp châu Á và châu Âu đại diện cho VNDCCH tại các hội nghị hòa bình quốc tế, tiếp xúc với các nhà ngoại giao quan trọng ở nhiều quốc gia. Ông kêu gọi các chính phủ và công dân các nước cùng với VNDCCH lên án những hành động không kích của Mỹ nhằm vào nhân dân Việt Nam.

Trong số các công dân quốc tế vì hòa bình mà Xuân Oanh gặp trong các chuyến đi có các nhà hoạt động Mỹ, nhiều người trong số đó sau này đã đến Việt Nam để bày tỏ sự ủng hộ của nhân dân Mỹ và tìm cách thúc đẩy được tốt hơn mong muốn hòa bình của họ với các quan chức Chính phủ Hoa Kỳ và công chúng Mỹ. Hầu hết các nhóm hòa bình này đều tiếp xúc với Xuân Oanh và bằng nhiều con đường khác nhau để tìm cách chấm dứt chiến tranh.

Tác giả Thomas (Tom) Wilber sinh 1955, hiện sống tại bang Connecticut (Mỹ), là con trai của phi công Hải quân Mỹ Gene Wilber. Chiếc máy bay của Wilber bị bắn rơi trên bầu trời tỉnh Nghệ An vào năm 1968. Tom đã cất công đến Việt Nam rất nhiều lần, tìm kiếm nhân chứng, thông tin, tư liệu về cha mình và đồng đội để chứng minh cho công luận tại Mỹ biết điều cha mình nói đúng về chính sách nhân đạo của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với tù binh Mỹ –mà trong một thời gian dài dư luận tại Mỹ còn hoài nghi và chỉ trích.

Bản thân ông Wilber khi trở về Mỹ cũng bị chính quyền Mỹ và một bộ phận dư luận Mỹ ghẻ lạnh, chỉ trích vì ông đã nói thật. Ông Wilber gặp ông Xuân Oanh chính tại nhà tù Hỏa Lò trong thời gian từ 1971 đến 1973.

Các tác giả người Mỹ vào những năm 1960 và 1970 ghi lại một số cuộc tiếp xúc với Xuân Oanh. Một số người Mỹ đã thực hiện những chuyến đi đầy thử thách đến miền Bắc Việt Nam vào đầu năm 1965, bất chấp lệnh cấm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đến thời điểm người Mỹ rút quân, khoảng 200 công dân Hoa Kỳ đã thực hiện được một hoặc nhiều chuyến đi[1]. Một số nhà hoạt động vì hòa bình như John McAuliff đã đến Hà Nội vào ngày hiệp định Paris được ký kết. Nhiều nhà hoạt động, thậm chí có người kéo dài bảy đến tám năm, đều có chung một cảm xúc rằng không khí cởi mở và cuốn hút mà họ có được trong giao tiếp với người Việt Nam là nhờ vào người dẫn chương trình của họ, Xuân Oanh.

Trong cuốn sách “Tới Việt Nam: Những nhà hoạt động Mỹ vì Hòa bình và Cuộc chiến” (Traveling to Vietnam: American Peace Activists and the War), Mary Hershberger nói: “Xuân Oanh là thông dịch viên cho Aptheker, Lynd và Hayden trong chuyến thăm Hà Nội của họ từ ngày 28 tháng 12 năm 1965 đến ngày 6 tháng 1 năm 1966.”[i] Các nhà hoạt động Staughton Lynd và Tom Hayden kể chi tiết chuyến đi này tới Bắc Việt Nam trong cuốn sách “Phía bên kia: Hai người Mỹ báo cáo về chuyến đi bị cấm đoán của họ tới Việt Nam” (The Other Side: Two American Report on their Forbidden Visit Inside North Vietnam, New York: The New American Library, 1967). Họ đề cập đến Xuân Oanh và những vai trò quan trọng mà ông đã đóng không chỉ với tư cách là người hướng dẫn, phiên dịch mà còn là người giúp họ khám phá nền văn hóa và di sản phong phú của Việt Nam.

Những người phản chiến đầu tiên có được sự trải nghiệm sâu sắc về văn hóa Việt Nam thông qua những gì Xuân Oanh dành cho họ. Vốn giàu kiến thức về văn hóa và lịch sử Hoa Kỳ, Xuân Oanh có đủ khả năng đặc biệt để chỉ ra những khác biệt về văn hóa và giải thích chúng theo cách mà người Mỹ có thể hiểu được, cung cấp cái nhìn sâu sắc không chỉ về văn hóa Việt Nam mà còn về chính họ.

Ghi chép của Lynd và Hayden minh họa đặc điểm nổi bật của Xuân Oanh:

Gặp gỡ được Oanh đã cho chúng tôi một cái nhìn sâu sắc về văn hóa và đời sống xã hội Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc của ông là chủ nghĩa cá nhân và đam mê. Khi chúng tôi đi dọc BHồ vào một buổi tối, ông ấy bắt đầu nói về văn hóa Việt Nam. Ông nhắc nhở chúng tôi rằng ngôn ngữ Việt là một ngôn ngữ thi ca đến nỗi đối thoại thông thường cũng trở thành thơ. Ông nói với vẻ tự hào rằng đó là một ngôn ngữ tinh tế và quý giá, “khó học hơn nhiều so với tiếng Trung Quốc”. Chúng tôi hiểu rằng nền văn hóa này đang khao khát được giải phóng khỏi những năm tháng mờ mịt do sự thống trị của các cường quốc lớn hơn[2].

Lynd và Hayden rất ấn tượng không chỉ bởi kiến thức của Xuân Oanh mà còn bởi cách ông truyền đạt kiến thức đó cho họ. Trong tác phẩm năm 1988 có tựa đề “Tái hợp: Hồi ký” (Reunion: A Memoir) , Tom Hayden lý giải thêm về cái nhìn của ông về vai trò của Xuân Oanh, không chỉ với tư cách là người hướng dẫn, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với phong trào hòa bình và tổ chức phi chính phủ từ các quốc gia khác, mà còn với tư cách là một người có mong muốn “giáo dục đất nước của mình thuận lợi về nước Mỹ.”[3] Hayden đã học được trong cuộc tranh luận với Xuân Oanh về điểm này rằng mục đích của giáo dục là “để giảm bớt hận thù”, coi đây là tiếp cận căn bản. Phân biệt công dân Mỹ với chính quyền Mỹ là một động lực tích cực đối với dư luận.

Sau chuyến đi Hà Nội vào cuối mùa xuân năm 1972, Bill Zimmerman nhớ lại Xuân Oanh là “một quan chức có học thức phương Tây và thành thị, thường xuyên đi lại châu Âu và từng là đại sứ lưu động cho…(phong trào) phản chiến.”[4] Ngay từ năm 1965 đến cuối năm 1972, các nhà hoạt động vì hòa bình đã liên tục đưa những thông tin có lợi mà Xuân Oanh đã cung cấp với tư cách là người điều phối. Cách cư xử nhân văn và hòa đồng của Xuân Oanh là vì lợi ích, chủ quyền của một quốc gia quyết tâm phá tan ách thống trị của những quốc gia áp bức.


Bà Cora Weiss, nguyên Chủ tịch Hiệp hội các gia đình Mỹ có thân nhân bị giam giữ tại Việt Nam, một người bạn thân thiết của ông Xuân Oanh và là người đã bí mật chuyển thư từ giữa các phi công Mỹ tại Hỏa Lò và gia đình tại Mỹ trong thập kỷ 1960-1970

Những nhà hoạt động đến thăm này đã được trải nghiệm một cách chân thực và thiết thực ý tưởng “ngoại giao nhân dân” mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nghĩ đến khi thành lập nhiều “hội hữu nghị”. Hội Hữu nghị Việt – Mỹ ra đời ngày 17 tháng 10 năm 1945, với một tiệc trà để ghi nhận tinh thần giao hảo này. Nước VNDCCH mới ra đời được 45 ngày nhưng đã sớm hình thành nhiều tổ chức hữu nghị song phương của nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước. Đáng chú ý, Hội hữu nghị Việt – Mỹ được thành lập đầu tiên.

Tiếc rằng Hội Hữu nghị Việt – Mỹ phải sớm tạm dừng hoạt động công khai. Ngay khi VNDCCH mới ra đời, người Pháp được sự hỗ trợ về tài chính và quân sự của Mỹ đã dùng vũ lực tái chiếm Việt Nam, Lào và Campuchia. Tuy nhiên, Việt Nam đã cản trở nỗ lực đó vào tháng 5 năm 1954 tại Điện Biên Phủ. Trong thời gian đó, Hội Hữu nghị Việt – Mỹ không hoạt động công khai và chỉ hoạt động trở lại khi cuộc đàm phán về Hiệp định Hòa bình Paris bắt đầu vào cuối những năm 1960, với tên gọi mới để đặt trọng tâm của mối quan hệ cốt lõi là với nhân dân của một nước quốc gia xâm lược – Ủy ban Việt Nam Đoàn kết với Nhân dân Hoa Kỳ. Chức vụ của Xuân Oanh là Thư ký Ủy ban Hòa bình Việt Nam, Ủy ban Đoàn kết với Nhân dân Hoa Kỳ của Việt Nam.

Nhiều năm sau chiến tranh chống Mỹ, tổ chức này hoạt động trở lại, bước đầu nhằm tạo điều kiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước với tên gọi mới vẫn tồn tại cho đến ngày nay – Hội Việt-Mỹ, trực thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Lịch sử cùng với tiền lệ giao thiệp tích cực với người dân các nước là một trụ cột ngoại giao trong văn hóa Việt Nam, và là cơ sở để Xuân Oanh tiếp xúc với người Mỹ, phù hợp với lời kêu gọi “đoàn kết với nhân dân Mỹ .”

Với sự giúp đỡ của của Xuân Oanh, trong chuyến thăm Hà Nội vào năm 1966, David Dillenger đã được tiếp xúc với nhiều tổ chức nhân dân ở miền Bắc Việt Nam bao gồm tổ chức thanh niên, phụ nữ, lao động và nông nghiệp, v.v. Dillenger đã có những cuộc thảo luận phong phú và đầy thách thức do những vấn đề thường là hóc búa mà Xuân Oanh khơi mào.

Xuân Oanh đã giúp Dillenger tiếp cận rộng rãi từ trang trại đến nhà máy và đến cả các cấp chính quyền cao nhất:

“Bạn tôi, Đỗ Xuân Oanh, một nhà thơ và một nhạc sĩ, là thông dịch viên của tôi trong hầu hết các chuyến về quê, v.v. Hôm đó ông là thông dịch viên của tôi. Tôi đang ngồi nói chuyện với Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì bỗng dưng Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện, mỉm cười. Và chúng tôi cùng trò chuyện.[5]

Dillenger mô tả một số chi tiết của cuộc gặp gỡ hấp dẫn này. Hãy tưởng tượng một người Mỹ tìm kiếm hòa bình cùng Xuân Oanh ngồi trong phòng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, có một cuộc thảo luận mang tính xây dựng và thoải mái với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong số những điều Dillenger thu được từ cuộc gặp đó, có hai điều nên được đề cập ở đây. Thứ nhất, về các tù nhân chiến tranh, Dillenger trích dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng tôi cảm thấy rất tiếc cho họ. Chúng tôi muốn đối xử thật tốt với họ và hy vọng rằng họ rời khỏi đây là những công dân tốt hơn hoặc hiểu biết hơn so với khi họ đến.” Thứ hai, Dillenger trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng tôi không có mâu thuẫn với nhân dân Mỹ. Mâu thuẫn của chúng tôi là với chính quyền Mỹ”. Dillenger chứng kiến cách thức thông điệp này đến được với nhiều tổ chức mà ông đã gặp trong những ngày trước chuyến thăm của mình. Kinh nghiệm của Dillenger là một trong những phần thưởng to lớn của ngoại giao nhân dân, là nền tảng cho Hội Hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi ra đời, và là sứ mệnh mà Xuân Oanh đã nỗ lực để hoàn thành trong suốt những năm tháng của xâm lăng bạo lực nghiêm trọng của Mỹ.


Bà Merle Ratner, đảng viên ĐCS Mỹ, chụp với ảnh của Xuân Oanh tại nhà riêng ở New York, Mỹ, năm 2022. Bà Ratner đã dành cả cuộc đời mình vì Việt Nam, cho Việt Nam. HIện bà là đồng sáng lập và điều phối tổ chức Vận động Cứu trợ và Trách nhiệm đối với Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam (VAORRC). (Ảnh chụp tại nhà riêng bà Ratner ở New York, Mỹ, năm 2022)

Năm 1967, Tom Hayden dẫn đầu một nhóm các nhà hoạt động vì hòa bình của Mỹ tham dự một hội nghị ở Bratislava, Tiệp Khắc, quy tụ những người ủng hộ phản chiến của Mỹ cùng với đại diện của Chính phủ miền Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (NLF) - phái đoàn tham dự có cả bà Nguyễn Thị Bình. Xuân Oanh chuyển lời mời nhóm người Mỹ đến Hà Nội khi kết thúc Hội nghị Bratislava. Sáu người trong số họ, trong đó có Hayden, đã thực hiện chuyến đi tới Hà Nội để tìm hiểu trực tiếp về Việt Nam. Trong số đó có cả Carol McEldowney và Vivian Rothstein, cả hai đều ghi chép tỉ mỉ và viết nhiều đoạn về những tiếp xúc của họ với Xuân Oanh.

Cũng như nhiều nhà hoạt động hòa bình, McEldowney và Rothstein ghi nhận những phẩm chất của Xuân Oanh đã giúp họ tận dụng được tối đa chuyến thăm của mình. Xuân Oanh đã có thể trình bày và giải thích văn hóa phương Đông theo cách mà người phương Tây có thể hiểu được. McEldowney lưu ý một số chi tiết phản ánh tính nhân bản của ông đã gây ấn tượng với người phương Tây như thế nào.[6] Nếu luận điệu tuyên truyền của Mỹ chống lại kẻ thù được lựa chọn của họ đã cố gắng “bôi lem” người Việt Nam theo một cách xấu xí nào đó thì chính bản tính nhân văn mà các nhà hoạt động vì hòa bình Mỹ ghi nhận được trong các chuyến đi đã phản lại luận điệu đó, và nhân bản hóa người Việt Nam theo một cách tinh tế nhưng mạnh mẽ và bền vững.

Thomas (Tom) Wilber

[1] Karín Aguilar-San Juan và Frank Joyce, biên tập viên, The People Make the Peace: Lessons from the Vietnam Antiwar Movement (Charlottesville, Virginia: Just World Books, 2015), 22.

[2] Staughton Lynd và Thomas Hayden, Phía bên kia: Hai người Mỹ báo cáo về chuyến thăm bị cấm của họ bên trong Bắc Việt Nam (New York: The New American Library, 1967), 61.

[3] Tom Hayden, Reunion: A Memoir , (New York: Random House, 1988), 184-5.

[4] Bill Zimmerman, Troublemaker: A Memoir from the Front Lines of the Sixties, (New York, Doubleday, 2011), 267.

[5] James W. Clinton, The Loyal Opposite: Người Mỹ ở Bắc Việt Nam, 1965-1972 (Niwot, Colorado: The University Press of Colorado, 1995) 48.

[6] Carol McEldowney, Hanoi Journal 1967 (Amherst and Boston: University of Massachusetts Press, 2007), 36.

Nguồn: https://baomoi.com/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm
Nơi sâu thẳm trái tim vị tướng
Bài viết của Trung tướng, PGS-TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Xem thêm
Đan Thanh - nghệ sĩ kết nối thi ca và hội họa
Với hiểu biết khiêm tốn của một nhà giáo hâm mộ văn học nghệ thuật, tôi được biết thầy giáo - nhà văn Nguyễn Thanh. Thầy Nguyễn Thanh tên thật là Nguyễn Tấn Thành sinh ra tại xã Tân Quới, quận Bình Minh, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Khi làm văn nghệ, thầy Nguyễn Thanh còn dùng những bút danh khác để viết cho nhiều thể loại bài khác nhau : Thanh Huyền, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Minh Khuê, Minh Văn, Lan Đình, Chàng Văn… Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Cử nhân Văn khoa và đã qua 3 năm chưong trình Cao học Văn chương và Ngoại ngữ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1975).
Xem thêm
Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.
Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm