TIN TỨC

PGS.TS. Ngô Minh Oanh: Anh muốn làm lá biếc

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-09-15 08:00:08
mail facebook google pos stwis
601 lượt xem

Qua một nhà thơ ở TP. Hồ Chí Minh, tôi biết đến Phó giáo sư, tiến sĩ (PGS.TS.) Ngô Minh Oanh, một người gốc Quảng Bình. Ông là hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Cũng qua nhà thơ này, tôi biết đến "Tổ quốc mình đất biển mãi hòa nhau", tập thơ thứ 3 của nhà giáo, nhà thơ Ngô Minh Oanh.

 
Tiếng thơ chất chứa nỗi niềm 
 
Trước đó, PGS.TS. Ngô Minh Oanh đã cho ra mắt độc giả hai tập thơ “Đêm nằm nghe ký ức” (2022), “Đất hóa miền thương” (2023). Vẫn dung dị, nồng nàn và trải nghiệm, như nhận xét của nhà thơ Nguyên Hùng, “Tổ quốc mình đất biển mãi hòa nhau”, gồm 50 bài thơ, gồm các nhóm đề tài chính: Quê hương, đất nước, những nơi ông có dịp đặt chân đến; biển đảo, người lính; nghề giáo. Đề tài rộng lớn về quê hương Quảng Bình xuất hiện khá nhiều trong các bài thơ: “Tiếng gà quê”,“Kiến Giang sông”, “Trước Quảng Bình quan”, “Cơm tấm của mạ”... Ông viết “Thơ tôi trằn trọc đêm dài/Ruột mềm máu chảy trong ngoài nhân gian” (Thơ tôi)-có thể hiểu đó là “mạch cảm” của thơ ông.
 
“Trước Quảng Bình quan” là bài thơ khá dài, có 8 khổ, gồm 44 câu thơ. Quảng Bình quan là một biểu tượng văn hóa, lịch sử không chỉ là niềm tự hào của người Quảng Bình. “Trước Quảng Bình quan”-bài thơ của Ngô Minh Oanh gần như là một tráng ca vừa cô đọng, vừa gợi bằng thơ của một nhà nghiên cứu lịch sử, một người con quê hương.
...
Ai dặm dài thiên lý vượt Hoành Sơn
Đường cái quan xuyên miền cát bỏng
Một Việt Thường biển dài, sông rộng
Chất keo đầu kết miền biên viễn 
                                                 Văn Lang
                                                   (Trước Quảng Bình quan)
Phải am hiểu quá trình dựng nước, giữ nước, mở mang bờ cõi của ông cha; phải hiểu huyền sử và chính sử của dân tộc mới ngộ ra thông điệp mà nhà thơ gửi gắm qua thi phẩm.
 

PGS.TS. Ngô Minh Oanh (bìa trái) tại lễ trao tặng sách ở xã Cam Thủy (Lệ Thủy).
 
PGS.TS. Ngô Minh Oanh sinh ra trong một gia đình làm nông thuộc xã Cam Thủy (Lệ Thủy). “Mẹ đội sương sớm mom sông/Mớ tôm mớ cá đòng đòng nuôi con/Cha tôi chiêu chén trà om/Thuốc lào khói cuộn sáng bon đường cày” (Tiếng gà quê). Ông tự hào về gốc gác nhà quê; ám ảnh bởi tiếng gà quê; hay nói cách khác, đó là một phần ký ức: “Tiếng gà đồng vọng đêm đầy/Đã nghe lúa chín hương bay thơm mùa”; “Người quê chân chất thật thà/Tình người hòa lẫn tiếng gà và quê” (Tiếng gà quê).
 
PGS.TS. Ngô Minh Oanh là người giàu có về hoài niệm. Quá khứ luôn chảy trong tâm hồn ông, kết nối cùng hiện tại; qua thơ gửi thông điệp tới tương lai. Quảng Bình nói chung, Lệ Thủy nói riêng và cả Cam Thủy nơi ông sinh ra cũng vậy, sau gần 40 năm đã thay đổi. Tuy nhiên, nhà thơ luôn nhớ về bát cơm tấm ngày xưa của mạ, dẫu cơm tấm bây giờ đã thành sang chảnh; bát cơm tấm thơm cho lòng rưng rức: “Thương hạt gạo quê mình vỡ vụn để mà ngon” (Cơm tấm của mạ). “Hạt gạo”, “cơm tấm”, “vỡ vụn” là những ẩn dụ thi ca của quá khứ, của lam lũ, của phẩm chất con người một vùng đất.
 
Lệ Thủy vùng “địa linh nhân kiệt”, nơi có dòng sông Kiến Giang. Ngô Minh Oanh tự hào về dòng sông sự sống, dòng sông văn hóa này. “Lặng lẽ giấu mình vào ngô, lúa mướt xanh/Sông chảy ngầm tự lọc mình qua cát/Hòa Nhật Lệ giọt giọt nguồn tươi mát/Góp tinh khôi Lệ Thủy quê mình” và ông cảm thấy có lỗi với dòng sông:
...
Ôi Kiến Giang muôn đời trôi lặng lẽ
Ta vô tâm cứ vậy lớn khôn
Ta đâu biết sông tự phân thân mà chảy
Một tinh khiết mạch nguồn
                              qua biết mấy đớn đau
                                                          (Kiến Giang sông)
 
Không chỉ yêu quê hương, nơi sinh ra và lớn lên; “Tổ quốc mình đất biển mãi hòa nhau” xác tín tiếng thơ Ngô Minh Oanh là tiếng thơ gắn bó với đất nước, Tổ quốc. Ở mảng đề tài này, có thể kể đến “Trước Dinh Độc Lập”, “Đừng gọi Tổ quốc mình hình chữ S”, “Mùa thu”, “Bến Ngự ngày Bác trở về”, “Gửi bạn ở Trường Sa”, “Cồn Cỏ”, “Linh diệu thay những giọt máu giống nòi”, “Có một huyền thoại”, “Bên nấm mộ người chiến sĩ vô danh”, “Ghi ở nghĩa trang biên giới”, “Những bờ lau dọc đường biên”, “Lau trắng Bình Liêu”, “Viết gì đây ngày mười bảy tháng hai”...
 
Nếu tính đủ các bài thơ nhà thơ Ngô Minh Oanh sáng tác khi anh đến Hà Giang, Điện Biên, Sơn La và viết về Tây Nguyên thì có thể nói, “Tổ quốc mình đất biển mãi hòa nhau” là một tập thơ trữ tình cách mạng. Nói như nhà văn Kao Sơn, tập thơ thể hiện tấm lòng thủy chung trong sáng với Tổ quốc.
 
Tấm lòng với quê hương
 
PGS.TS. Ngô Minh Oanh là Nhà giáo ưu tú. Ông có hơn 40 năm dạy học ở nhiều địa phương; nguyên Trưởng khoa Lịch sử; Viện trưởng Viện nghiên cứu Giáo dục, Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; hiện nay, công tác ở Hội Khoa học Lịch sử TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Giải thưởng Trần Văn Giàu.
 
Ông tốt nghiệp Khoa Lịch sử (Trường đại học Sư phạm Vinh) và Khoa Triết học (Trường đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh); là chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nhiều dự án đổi mới giáo dục; từng giữ các trọng trách: Là ủy viên (năm 2017) và Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quốc gia chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (năm 2022); 4 năm liền là Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa Lịch sử-Địa lý bậc trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 
Với tư cách là một nhà sử học, cả đời gắn với nghiên cứu và giảng dạy; đến nay PGS.TS. Ngô Minh Oanh đã xuất bản 15 công trình và hơn trăm bài báo nghiên cứu từ lịch sử thế giới, lịch sử văn minh nhân loại, lịch sử Việt Nam và những nghiên cứu về đổi mới giáo dục Việt Nam.
 
Ông yêu nghề giáo, đam mê lịch sử và dấn thân với nghề. “Nghề thầy giáo cũng là nghề có “ma lực” đặc biệt, dù cho cuộc sống có khó khăn, áp lực nghề nghiệp rất nặng nề, nhưng những ai đã bước chân vào nghề giáo thì phần lớn vẫn bám trụ với nghề cho đến khi về hưu. Tài sản lớn nhất của nghề giáo là nhân cách và một tấm lòng với khát vọng trao truyền tri thức cho học trò…”, ông trải lòng sau hơn 40 năm gắn bó với giảng đường.
 
RabinDranath Tagore, nhà thơ lớn của Ấn Độ đã nói đại ý: Khi ta đào tạo một người đàn ông, chúng ta sẽ được một người có ích; khi ta đào tạo một người phụ nữ, chúng ta sẽ được một gia đình; và khi đào tạo một người thầy thì chúng ta sẽ được một thế hệ. Đào tạo người thầy có vai trò rất quan trọng, vì khi ra trường, đối tượng lao động của họ là con người, sản phẩm của họ cũng là con người. Nếu một giáo viên yếu kém về năng lực sẽ gây hậu quả cho xã hội rất lớn vì đây là hậu quả có tính dây chuyền.
 
PGS.TS. Ngô Minh Oanh từng trăn trở về nghề giáo, nhà giáo, môi trường sư phạm. Ông là người mang nặng tình cảm với quê hương, trăn trở với sự nghiệp giáo dục quê nhà. Tháng 4/2024, ông trở lại quê hương, trao tặng hơn 1.000 cuốn sách tham khảo các bậc học từ mầm non đến trung học cơ sở với các loại sách tham khảo lịch sử, địa lý, khoa học, truyện trẻ em… cho Trường tiểu học và trung học cơ sở Cam Thủy.
 
Tại buổi lễ, PGS.TS. Ngô Minh Oanh chia sẻ: “Là người sinh ra và lớn lên trên quê hương Cam Thủy nhưng sinh sống, công tác xa quê, tôi luôn mong muốn góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của xã nhà ngày càng phát triển...Nhằm đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô và nghĩa tình sâu nặng của quê hương, tôi xin gửi tặng quý thầy cô và các em học sinh yêu quý món quà nhỏ này với mong muốn các thầy cô và các em học sinh có được nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng, phục vụ cho việc dạy và học trong thời gian tới”.
...
Anh muốn làm lá biếc
Góp màu xanh cho rừng
Nếu ngày mai rụng xuống
Được ủ mầm cây non
                                        (Ủ mầm cây non)
 
Khổ cuối của bài thơ “Ủ mầm cây non” không chỉ là sự ám ảnh từ hiện thực rừng Tây Nguyên-nơi một thời gian dài nhà giáo Ngô Minh Oanh dạy học, bị tàn phá mà sau bài thơ còn là một “hiện thực tinh thần”, và là “tuyên ngôn” của phẩm hạnh.

 Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2025 tại TPHCM
Ngày 12/2/, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPHCM, Hội Nhà văn TPHCM khai mạc “Ngày thơ Việt Nam 2025” với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Xem thêm