TIN TỨC

Lady Borton - Người phụ nữ Mỹ hiểu Việt Nam nhất trở lại...

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-09-18 16:21:41
mail facebook google pos stwis
1173 lượt xem

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI

Nhất định lần này “chỉ để… chơi thôi”

Cứ tưởng khó lòng còn gặp lại khi nghe tin người bạn gái Mỹ -Lady Borton đã về nước hẳn vì hết công việc ở Việt Nam. Chị rời đi từ Hà Nội, rồi sau đó là những năm đại dịch Covid chẳng ai đi đâu, tin tức mọi người đều mịt mù vì bao lo lắng, bận rộn. Nên khi nghe điện thoại chị Nguyễn Hạc Đạm Thư gọi báo tin Lady trở lại Saigon-TP Hồ Chí Minh dịp trước Tết 2023, chúng tôi đều bất ngờ  và tìm gặp nhau ngay.


Nhà văn Lady Borton trong lần thăm Việt Nam năm 2006 - Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Lady nổi tiếng là người Mỹ có đông bạn Việt Nam nhất, “là người phụ nữ Mỹ duy nhất hiểu Việt nam một cách cặn kẽ“ (Đánh giá của Hội LHPN VN).  Nhiều người tưởng chị chỉ biết Việt Nam sau khi thống nhất và viết sách về Việt Nam kiểu “chính thống“ như “Tiếp sau nỗi buồn“ (After sorrow) nổi tiếng cho Thế giới hiểu người Việt Nam trong chiến tranh. Hoặc như sau này chị viết sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi bỏ công đi nhiều nước tìm tư liệu về Bác Hồ.


Lady Borton và nữ thi sĩ Anh Thơ - Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Hình như các nhà văn hóa, nghệ sỹ rất nhiều người đều bảo “có người bạn Mỹ thân là cô Lý- lady” biết nói tiếng Việt, lặn lội hết thành thị nông thôn Việt Nam, đi cầu khỉ ở Nam Bộ…Chị còn là nhà nghiên cứu, giới thiệu văn hóa Việt Nam sang Mỹ, cộng tác rất chặt chẽ với NXB Thế giới và nhiều NXB ở  Hà Nội.

Nhưng thật ra Lady đến Việt nam lần đầu từ trong chiến tranh khi còn chia cắt hai miền, biết Việt Nam khi làm ở tổ chức nhân đạo Quaker từ năm 1968 ở Quảng Ngãi thời chế độ Việt nam Cộng hòa. Rồi Lady còn viết sách “Tìm hiểu kẻ thù “về người Việt Nam vượt biển trong trại tị nạn Pulan Bidon. Chắc chắn chị có cái nhìn thấu cảm sâu sắc toàn diện về nhiều mặt ở Việt Nam.

Lady rất thân với nhà báo Đạm Thư vì hai người cùng nhau rong ruổi khắp làng quê Việt cho tới Mỹ, Pháp - không phải rong chơi du lịch, mà chị Đạm Thư là người được Hội Phụ nữ phân công tiếp Lady trong rất nhiều năm. Chúng tôi có nhiều lần đón lady tại nhà, nhưng lần này chị ấy chọn ở “Phố Tây Quận 1“ như Tây balo. Lady bảo quyết lần này đến Saigon chỉ đi chơi, gặp Đạm Thư và các bạn.


Nhà văn Lady Borton trong lần trở lại Việt Nam năm 2010 - Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Một căn phòng ở khách sạn nhỏ vừa cái giường ngủ và một bàn làm việc nhỏ xíu đến nỗi chúng tôi bước vào là… chật rồi. Phải tìm phòng khác để trò chuyện và café vui vẻ.

Chị Đạm Thư nhắc kỷ niệm năm nào đưa Lady về Bàn Long – Tiền Giang thâm nhập thực tế. Lady dám xuống ruộng làm cỏ lúa mà không sợ đỉa. Bà con xúm lại xem. Chị cán bộ Hội Phụ nữ chỉ cho cách “làm thế này, thế này …”. Lady cười vui: “Này, Cụ Hồ bảo cán bộ cùng ăn cùng ở cùng làm sao đứng trên bờ chỉ chỉ…”.

Lady bảo mình cần làm thực sự, viết văn cần chi tiết. Ban ngày thâm nhập đời sống, hỏi chuyện, đêm về lại hỏi, rỡ băng ghi âm, làm việc không nghỉ.

Đang café tôi hỏi vui: ”Giờ giỏi quá rồi, Lady còn thấy tiếng Việt khó không?”

 “Trời ơi, có khi nào lại không khó “- Lady nhún vai cười nghiêng ngả: ”Các dấu của chữ Việt.  Ối giời! Nhà thơ với nhà thờ, chết nhá!”.

Rồi cười tiếp:

Băng qua đường nữa nhá! Không chỉ Tây sợ đâu. Mẹ bạn Hoài Phương ngoài Hà Nội có lần sợ quá phải kêu… xích lô chỉ chở qua ngã tư thôi nhá. Tin chưa?”

Dù vui thế nào câu chuyện cũng quay về… công việc. Lần này Lady còn gặp vài nhân vật quan trọng vì chị vẫn làm việc giới thiệu văn hóa Việt Nam cho phía Mỹ, thẩm tra các tư liệu, làm các sách về những lá thư trong chiến tranh của phụ nữ Việt Nam. Chị vừa dịch vừa hiệu đính. Rồi tập thơ của các cây bút nữ, Lady bổ sung cả hình ảnh cho bảo tàng Phụ nữ. Nhiều việc lắm.

Lần này sang Viet Nam vừa ngớt đại dịch, thăm người cũ “nhưng nhiều người yếu rồi. Nhà văn hóa Hữu Ngọc thân thiết cũng đã không còn đủ sức khỏe, phải để  người con tiếp khách thay”.

Trò chuyện tiếp, mới lộ thêm ra Lady sắp có cuộc gặp gỡ với các nữ tù Côn Đảo tại Saigon để trao đổi nội dung việc… các chị ấy ca hát, văn nghệ  đấu tranh trong tù như thế nào. Công việc tổ chức, phép tắc cập rập đến nỗi Lady chỉ gặp được vài tiếng trước khi ra sân bay  để đi Vinh dự hội thảo quốc tế về nữ sỹ Hồ Xuân Hương.

Rồi bay lộn lại Saigon ngay để bay ra Hà Nội trở về  Mỹ.

Ôi Lady ơi, quyết tâm lần này… chỉ chơi thôi mà công việc đuổi sát đến tận giờ bay. Gặp bao trở ngại về thủ tục phép tắc đối ngoại, những thứ tưởng như rất cũ mà nay vẫn gặp.

Hỏi thăm xem Lady có kêu ca gì không, thì mọi người đều bảo: Chỉ người Việt mình kêu chứ Lady hình như đã quá quen với các thủ tục rườm rà của Việt Nam. Thế thì còn gì nữa, cô ấy thành người Việt “hơn cả Việt“ rồi còn gì.

Bây giờ Lady đã về nước. Sống một mình ở bang Hamsphire vì không xây dựng gia đình. Cha chị và một người anh đã mất.

“Chỉ còn một anh ở xa, đi thăm mất cả ngày lái xe. Tự nấu ăn.”

 Nơi ở chắc khá hẻo lánh vì nghe tả “nhìn thấy cả hươu nai gấu, chim, gà tây ở cửa rừng“.

Nhớ cách nay mấy chục năm Lady đưa vợ con anh Morisson (Người đã tự thiêu trước lầu Năm Góc để phản đối Mỹ gây chiến tranh ở Việt nam) vào Saigon không muốn báo chí đưa tin. Bé “Emily con“ lúc đó đã lấy chồng đang có bầu.

Tôi đã đưa họ đi dạo ngắm phố cùng nữ nhà thơ Mỹ, ngồi uống café vỉa hè. Nhà thơ Mỹ xin bế một em bé giữa đường phố và khóc nức nở.

Rồi có lần Lady được chồng tôi (anh Trần Đình Việt - lúc đó làm Giám đốc NXBTP) chở xe máy lượn phố   tìm thăm Giáo sư Trần văn Giàu.

Làn này thế là cũng chẳng được dạo phố, chẳng được chơi gì.

Lúc nào cũng vội, lúc nào cũng công việc, dù Lady Borton đã tuyên bố đầy quyết tâm: ”Lần này chỉ… đi chơi thôi đấy.”

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trần Gia Bảo: Văn học thiếu nhi nuôi một đời vui
Bài viết của Tống Phước Bảo trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
Thắp nỗi vắng xa bập bùng từng con chữ
Bài của Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
“80 gương mặt Văn nghệ sĩ Quân đội” Chất lính trong những tâm hồn mơ mộng
80 con người, 80 gương mặt là 80 cá tính khác nhau. Thế nhưng ở họ có hai điểm giao rất độc đáo, đó là màu áo xanh của người lính và tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật và cái đẹp.
Xem thêm
Nhà văn Nam Cao trong thoáng cười lặng lẽ
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. HCM số Xuân Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Có một người Ninh Bình di cư
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng về nhà văn Hoàng Phương Nhâm
Xem thêm
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm - Những kỷ niệm khó quên
Tôi được gặp nhà văn Đỗ Viết Nghiệm từ khá sớm. Đó là Trại viết Đồ Sơn năm 1996. Khi đó tôi đang là binh nhất học ở Trường Lái xe 255 - Tổng cục Kỹ thuật được nhà văn Khuất Quang Thụy đi xe máy lên Sơn Tây làm việc với Ban Giám hiệu để tôi được đi dự Trại viết...
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà thơ Xuân Sách
Trong những thăng trầm mỗi nhà văn nếm trải mỗi người mỗi vẻ ấy, tôi luôn có suy nghĩ rằng, nhà thơ Xuân Sách đã nếm trải nỗi buồn, có những lúc như là sự cơ hàn và cả sự thất vọng ở một tình thế khác người. Và ông đã tự vượt qua. Và ông cầm bút viết ra những bài thơ, những trang văn, theo tôi không ít trang sâu sắc và bình dị. Để rồi, khi sau này dành thời gian viết những bài thơ chân dung các nhà văn, chất lượng và tâm huyết ở thời kỳ mới, đã dường như gây ra những nỗi buồn cho người viết chăng? Tôi vẫn nghĩ chưa có sự công bằng cho các bài thơ chân dung của ông, và về phía cá nhân, tư cách người viết văn, tôi mong muốn các tác phẩm ấy được hiểu một cách bình đẳng. Chúng ta nên tự nâng mình trong sự hiểu và cho phép hiểu mọi tác phẩm văn học nghệ thuật, miễn là phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, trong đó có những văn nghệ sĩ, để chúng ta, khi viết về nhau một cách bình thường, cũng là chuyện bình thường. Những khuyết điểm, kể cả sự non yếu, ấu trĩ về chính trị của người viết, đương nhiên nó sẽ tự đào thải, thời gian và sự tinh tường của độc giả đích thực sẽ biết giải quyết êm thấm một cách công bằng những điều ấy.​
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền: Một dòng sông lặng trầm, xoáy xiết
Nhà thơ Quang Chuyền sinh năm 1944 tại Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Từng công tác tại Hội Văn nghệ Việt Bắc. Phó Tổng Biên tập Báo Thông tin. Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 596 (Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc). Hiện sống và viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đã in các tập thơ: Đường qua kỷ niệm, Chùm quả đầu mùa, Khoảng cuối mùa thu, Hạt giống chim gieo, Lặng thầm, Mắt đêm, Khát, Trở lại cánh rừng, Sông gọi, Chiều đi qua cửa, Lục bát không mùa…
Xem thêm
Thơ Phan Thị Nguyệt Hồng: Nơi cảm xúc giao thoa
Chương trình Thi ca điểm hẹn của VOH và bài viết của Nguyên Hùng về tập thơ Lời khúc tạ mùa xuân của Phan Thị Nguyệt Hồng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Bài viết của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Thi & nhà báo Madelein Riffaud
Phim tư liệu về Madelein Riffaud & Bài viết nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi
Xem thêm
Nhà văn Anh Đức và bản góp ý văn chương tình nghĩa
Bài của đạo diễn Lê Văn Duy đăng trên báo Phụ nữ ngày 26.8.2014
Xem thêm
Anh Đức, nhà văn yêu dấu của cách mạng và kháng chiến
Bài viết của GS Mai Quốc Liên trên báo Sài gòn giải phóng điện tử ngày 23/08/2014
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Đi nhậu và viết văn tuy hai mà một
Sáng 6/12, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức hội thảo “Nhà văn Nguyễn Quang Sáng – Cuộc đời và sự nghiệp” nhân 10 năm ngày ông qua đời.
Xem thêm