TIN TỨC

Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-06-01 17:18:57
mail facebook google pos stwis
1933 lượt xem

Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.

Tu sĩ Thích Minh Tuệ được đưa lên Wikipedia, bách khoa toàn thư mở

Khi niềm tin tín ngưỡng thời gian qua bị rơi rụng, bóp méo, bào mòn và nhàu nhĩ thì bỗng nhiên được vực dậy khi có sự xuất hiện của một người tu, một người tu “kỳ lạ”, một người tu với chiếc bình bát làm bằng lõi nồi cơm điện cũ, một chiếc y phấn tảo hiếm hoi còn hiện hữu giữa một xã hội tân thời, vị tu sĩ bước đi với nguồn năng lượng mạnh mẽ của một người đầu đội trời, chân đạp đất, qua nhiều miền của đất nước, lặng lẽ với một nụ cười bi mẫn trên môi.

Không ai ngờ một ngày vị tu sĩ vô danh đã từng độc hành đi qua nhiều nơi bỗng chốc lại trở thành một người khuấy động cả thế giới tâm linh trên mảnh đất hình chữ S. Người đó là sư Minh Tuệ.

Hình bóng vị sư hiện lên với đôi chân trần sạm đen, làn da nâu bóng khỏe được nhuộm bởi nắng, bởi gió, bởi sinh khí của đất trời, một dáng vẻ gầy gò nhưng rắn rỏi, những bước đi nhanh nhẹn trong chiếc y phấn tảo tung bay, hiện lên sự an lạc, diệu thường giữa mớ ngổn ngang u trầm của niềm tin đang bị sáo mòn, loang lổ.

Một bóng người bé nhỏ nhưng lại làm lay động hàng triệu trái tim, đánh thức xúc cảm bao người trong và ngoài nước. Sẽ không ai có thể phủ nhận hay cho đó là điều bình thường, là sự u mê của những người mê tín khi nghe dòng tâm sự của người thanh niên bồi hồi rơi lệ, họ bảo rằng: “Một thằng đàn ông khóc không phải là chuyện dễ, nhưng khi thấy thầy Minh Tuệ, tôi lại rơi nước mắt”, và đó không phải là cảm xúc duy nhất của một người.

Sẽ không phải tự nhiên hay theo trào lưu trên mạng khi tôi gặp một người bạn từng là giảng viên Đại học Bách Khoa, người đã từng 3 năm công tác tại Mỹ và đang bảo vệ luận án tiến sĩ tại Thụy Sỹ lại có những lời tán thán về thầy, họ biết rõ về thầy hơn là tôi nghĩ, và họ bảo rằng “vị ấy là bậc chân tu”.

Sẽ là điều ngạc nhiên khi một bạn làm trong ngành cảnh sát nói với tôi: “Em có đứa em bà con đang đi tu trong đoàn của sư Minh Tuệ đấy!”

Và không phải là một điều tầm thường của người mê tín khi tôi nghe một vị bác sĩ ngồi phiên dịch lại một đoạn trên báo nước ngoài nói về sư Minh Tuệ, là lời tán thán của những vị có tiếng tăm trong giới chính trị, văn đàn và có cả những lời tôn kính của không ít người phật tử tận bên Trung Quốc.

Tác giả nhà văn Võ Đào Phương Trâm

Và còn nhiều, nhiều những người với những tầng lớp, trình độ, tôn giáo khác nhau đã cùng có một điểm chung đó là lòng thương kính về vị sư Minh Tuệ, nếu ai đó bảo là theo trend, tôi nghĩ sẽ là không phải, bởi trend nó thường dành cho một nhóm người nào đó, còn ở đây nhiều người tán thán hạnh nguyện của Ngài chắc chắn không phải vì trend. Họ vốn là những người thông minh, trình độ, sâu sắc, thậm chí có những người ít khi để tâm đến những vấn đề xảy ra rầm rộ trong xã hội nhưng vẫn dành sự quan tâm theo dõi một vị sư, thì đó không phải một xu hướng thông thường.

Có người bảo rằng, hạnh đầu đà đã có nhiều người đi thì đâu có gì để phải tôn sùng sư Minh Tuệ, nhưng có một sự thật rằng “Trong một đoàn người đi, nhưng tại sao người này lại được quan tâm hơn người khác?” Đó là vì năng lượng từ bi tâm của người đó lớn hơn, khi một người có sự từ bi, trí huệ vượt trội thì họ sẽ tỏa ra nguồn năng lượng mạnh mẽ để chiêu cảm nhiều người, điều này khoa học cũng đã chứng minh, thế nên cùng một việc đó, một đoàn người đó thực hành nhưng chưa được nhiều người biết đến có thể vì năng lượng từ bi tâm của họ chưa đủ mạnh.

Cũng có không ít người triết lý cho rằng “bình yên là ở bên trong chứ không phải đi lang thang tìm kiếm bên ngoài. Ngồi đọc một quyển sách, uống một ngụm trà sẽ thấy rõ nhân sinh thay vì phải chạy theo ai đó…” và nhiều lý do để phản bác về con đường hành đạo của người tu sĩ, thế nhưng cái túi tham – sân – si của người tu sĩ ấy dường như trống rỗng, không còn chứa đựng thứ rác gièm pha, mọi mũi tên bắn vào sư chỉ là dội ngược, tôi có thể tổn thương, bạn có thể tổn thương và nhiều người cũng có thể tổn thương nhưng với sư, dường như nó chỉ là hạt bụi ven đường.

Sự đố kỵ, ganh đua như một mớ ngổn ngang đầy ắp trong lòng người trần tục, đôi khi con người không biết mệt mỏi để ném những viên đá xuống mặt hồ bởi lòng họ động nên họ không muốn nhìn thấy mặt hồ phẳng lặng, nên khi nhìn vào sư Minh Tuệ, người ta cảm nhận được sự bình an, nhẹ nhõm và bi mẫn. Ngài lan tỏa thông điệp của lòng từ bi bằng một lối thuyết pháp vô ngôn, tức thuyết pháp không bằng lời nói mà chỉ bằng hành động, và điều đó hiện diện trong ánh mắt sáng, nụ cười hiền, bàn chân chai sạm bước đi khỏe khoắn, là lời lý giải giản dị không tô vẽ cầu kỳ, là lối thực hành chánh đạo miên mật nghiêm trì. Những điều đó đủ để lay động, đánh thức con người trong thế giới hiện sinh đang nhiều phức tạp.

Xã hội ngày nay với nhiều người và nhiều tầng lớp trí thức khác nhau, một quyển sách nhân sinh chỉ đến được với người có tầm trí thức chuyên sâu, có thời gian để ngồi nghiền ngẫm, nhưng ngoài kia, có những chị bán cá, bán rau, công nhân, những người nội trợ phải bù đầu trong chuyện cơm nước chồng con, có người lớn tuổi hạn chế về thị lực, thị giác để nghe, để đọc, để đi sâu tìm hiểu, thì nơi đó, sư Minh Tuệ đã đi qua, Ngài đã mang giáo pháp của nhà Phật len vào từng ngóc ngách nhỏ hẹp trong xã hội, để người công nhân, người nội trợ, cụ già có thể bước ra ngoài cửa, đảnh lễ, rưng rưng trao từng cái bánh, chai nước cúng dường, là anh xe ôm, anh xăm trổ chắp tay xúc động, một hình ảnh giản dị của vị sư làm họ muốn buông bỏ mọi tham đắm hơn thua, sám hối sai lầm, xa rời những rối ren mệt nhọc để hóa lặng lòng mình mà không phải chỉ đến Chùa mới được.

Giá trị tâm linh hiện lên trong đời sống nhân sinh xã hội qua hình ảnh vị sư đầu trần chân đất, buông bỏ, hiền lành chứ không phải chỉ riêng người ngồi ở pháp tòa thuyết giảng. Giáo lý nhà Phật sẽ chân thật và tỏa sáng qua sự tiếp biến hành trì để thấy rằng từ bi, trí huệ và buông bỏ tham đắm tục trần không phải là lời nói suông mà phải được vận hành trong từng sát na tâm thức.

Khi lòng tin con người bị chênh vênh đến mức đổ sụp, ngẩn ngơ, bất bình và sợ hãi thì hình ảnh của một người tu chân đất, mang sự lương thiện độc hành trong thân tứ đại giai không đã là nguồn suối mát vực dậy niềm tin, sự kính thương của người mộ đạo, để đâu đó chúng ta nhận ra rằng sự vi diệu trong đạo Phật vẫn tồn tại giữa thế giới hữu hạn này, và có chăng một sứ mệnh để thay đổi nhận thức con người, vốn đã từng bị ngủ sâu trong mê trầm, bỗng một ngày trở nên tỉnh thức!?

Võ Đào Phương Trâm

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm