TIN TỨC

Tọa đàm cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Quốc Trung

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-09-28 07:20:45
mail facebook google pos stwis
4311 lượt xem

ĐẬU THANH SƠN

Sau hai năm đại tá, nhà văn Nguyễn Quốc Trung mất vì đại dịch Covid và nhân sự kiện Nguyễn Quốc Trung nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, sáng ngày 26/9/2023, tại Hội trường tòa nhà các Hội VHNT TP. Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã tổ chức buổi tọa đàm, tưởng niệm 2 năm ngày mất của anh với chủ đề "Nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung - Cuộc đời và tác phẩm". Đây là dịp để các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, bạn bè, đồng đội và những độc giả đã từng yêu mến cố nhà văn Nguyễn Quốc Trung hội ngộ trong một không gian ấm cúng, nghĩ và nhớ về con người và sáng tác của anh.

Sự kiện này đã thể hiện tấm lòng tri ân, tính nhân văn của Hội nhà văn TP. HCM và Tạp chí Văn nghệ Quân đội đối với nhà văn Nguyễn Quốc Trung, một người hầu như sống để đi và viết, anh đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng. Trong đó nổi bật về hình tượng người lính cụ Hồ trong hai cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam và đặc biệt là người lính trong chiến tranh biên giới Tây Nam, chống lại sự xâm lược của tập đoàn Khmer Đỏ và anh bộ đội tình nguyện Việt Nam mà người dân Campuchia gọi là “Đội quân nhà Phật” trên đất nước Chùa Tháp.

Tham dự buổi tọa đàm tưởng nhớ cố nhà văn, đại tá Nguyễn Quốc Trung có chủ tịch Hội là nhà văn Bích Ngân, phó chủ tịch nhà văn Trầm Hương và các thành viên trong Ban chấp hành Hội nhà văn thành phố; Đại tá Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, cùng một số nhà văn của Tạp chí Văn nghệ quân đội; Cháu Thuận Ánh - con gái đầu và Nguyễn Văn Tương - em trai và một số thân nhân gia đình cố nhà văn – Đại tá Nguyễn Quốc Trung,  

Ngoài ra còn có các đại biểu: Trung tướng Lưu Phước Lượng (nguyên Phó Tư lệnh chính trị Quân khu 9, nguyên Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ);  Trung tướng PGS TS Nguyễn Đức Hải (nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, nguyên Viện trưởng viện Chiến lược Quốc phòng Bộ Quốc phòng); Đồng chí Lâm Hữu Đức - Trưởng phòng VHVN - Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Thành ủy; Nhà văn Bùi Anh Tấn - Phó Chủ tịch Liên hiệp Các Hội VHNT TPHCM, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ TP HCM; Nhà thơ Đàm Chu Văn - Chi hội trưởng Chi Hội nhà văn VN tại Đồng Nai, đồng thời là đồng đội của nhà văn Nguyễn Quốc Trung; Nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Phương Đông; Nhà thơ Lê Quang Trang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM; Nhà văn Trần Văn Tuấn, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM; Đại tá nhà văn, nhà báo Trần Thế Tuyển - Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP.HCM; Đại tá nhà báo Phan Tùng Sơn - Phó Trưởng ban đại diện báo QĐND tại TP HCM và nhiều bạn bè, đồng nghiệp và đồng đội của cố nhà văn Nguyễn Quốc Trung.

Sau lời khai mạc của nhà thơ Trần Mai Hường, dưới sự điều hành của Đại tá nhà văn Đỗ Viết Nghiệm, mọi người trong hội trường đứng lên dành 1 phút mặc niệm, để tưởng nhớ đồng bào, các văn nghệ sĩ và nhà văn Nguyễn Quốc Trung đã mất trong đại dịch Covid-19.

Vào chương trình chính, Chủ tịch Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh Bích Ngân, đã phát biểu khẳng định về nhà văn Nguyễn Quốc Trung là cây bút có vốn sống thực tế phong phú, nên các tác phẩm của ông phán ánh chân thực về hình tượng người lính - những đồng đội của ông năm xưa, về người nông dân và nông thôn, người dân thành thị... những mưu ma chước quỷ luồn lách làm giàu, những chiêu trò tranh đoạt thù hận đê hèn của một số đối tượng trong cuộc sống bề bộn của cơ chế thị trường... đều được Nguyễn Quốc Trung phản ánh một cách chân thực và day dứt.


Nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội.

Ngoài phát biểu mở đầu của nhà văn Bích Ngân, có nhiều tham luận, phát biểu chia sẻ của các nhà văn, nhà báo gồm: Đại tá nhà văn Nguyễn Bình Phương - Phó chủ tịch Hội NV Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí VNQĐ; nhà văn Đại tá Nguyễn Minh Ngọc, nhà thơ Lê Quang Trang - nguyên Chủ tịch Hội nhà văn TP. HCM; nhà báo, Đại tá Trần Thế Tuyển - nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn giải phóng; nhà báo Đào Văn Sử, nhà văn Lại Văn Long; nhà thơ Đàm Chu Văn; nhà báo Đại tá Phan Tùng Sơn - Đại diện Báo QĐND tại TP. HCM; Tiến sĩ - nhà phê bình văn học Nguyễn Minh Tâm và nhiều nhà văn khác.

Các bài tham luận hoặc chia sẻ của các nhà văn, nhà báo tập trung nói về cuộc đời, những tình cảm của Nguyễn Quốc Trung dành cho bạn bè đồng đội, dù anh có cách sống hơi khác người, như một số người cho là “lập dị”. Nhưng tựu trung ở Nguyễn Quốc Trung đó là con người rất thiện: Thiện trong cuộc sống và thiện trong chữ viết. Ngoài tình cảm dành cho đồng đội, cho bạn bè, Nguyễn Quốc Trung rất trách nhiệm với gia đình, với anh em ruột thịt, thể hiện trong việc đưa vợ con, em trai và các cháu vào miền Nam lập nghiệp. Hai con gái của Nguyễn Quốc Trung là Thuận Ánh và Kim Oanh học hành đến nơi đến chốn, có nghề nghiệp ổn định và các cháu đều có gia đình hạnh phúc.

Các tác phẩm của Nguyễn Quốc Trung, thể hiện rất rõ về tình người trong cuộc sống. Những trang viết của Nguyễn Quốc Trung gắn liền với số phận của người lính, đó là sự quả cảm, sự chịu đựng can trường và sự hi sinh sự mất mát trong chiến đấu. Những trang viết ấy đọc lên ta thấy thấm đẫm tình cảm đồng chí, đồng đội.

Viết về cuộc sống đời thường trong thời kỳ đổi mới, qua một số tiểu thuyết hoặc các truyện ngắn như Đất không đổi màu, Người trong cõi người, Người đàn bà hôn nhiên, Người đàn bà khóc mướn, Đêm trừ tịch, Cô gái tính nhảy cầu Rạch Miễu, Dân cạp đất... với nhiều nhân vật cùng với nhiều số phận trắc ẩn, thăng trầm trước cơn bão của kinh tế thị trường. Điều đó đặt ra những vấn đề nóng hổi của đời sống xã hội, thể hiện trong sự đấu tranh nội tâm của các nhân vật trong từng tác phẩm

Những tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, thơ của Nguyễn Quốc Trung đã để lại cho đời, cho chúng ta, đã khẳng định giá trị, tầm vóc của một nhà văn được thể hiện qua nhiều giải thưởng. Sau ngày Nguyễn Quốc Trung mất, anh nhận được giải Tư với truyện ngắn “Dân cạp đất”, do Báo Nông thôn Nông nghiệp, báo Dân Việt, Hội Nhà văn Việt Nam và Kênh VOV6 tổ chức từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2021. Đặc biệt, ngày 19/5/2023, cố nhà văn Nguyễn Quốc Trung đã vinh dự được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2022 với tác phẩm “Đất không đổi màu”.

Phát biểu chia sẻ sau cùng của cháu Thuận Ánh (con gái đầu) của Nguyễn Quốc Trung là lời cám ơn chân thành đến Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã tổ chức buổi tọa đàm và có sự tham dự đông đủ của các bác, các cô, các chú... những bạn bè văn chương và đồng đội đã đến tưởng nhớ người bố thân yêu của mình. Mọi người rất xúc động khi Thuận Ánh chia sẻ sau khi bố mất, cháu đã đến Bệnh viện 175, để nhận lại những kỷ vật của bố để lại như cuốn sổ tay ghi chép hàng ngày, cây bút, cái ba lô cũ, quần áo và cái laptop... trong đó có nhiều tác phẩm đã hoàn thành và vài bản thảo còn dang dở. Thuận Ánh nói rằng “Cầm những kỷ vật đó trong tay như còn vẹn nguyên hơi ấm cùng những nỗi niềm và những trăn trở của bố... Dù rằng bố của cháu ra đi đã hai năm, nhưng mọi người trong gia đình vẫn luôn nghĩ rằng bố chỉ đang đi công tác đâu đó. Di sản cuộc đời của bố cháu để lại đó là sự khiêm nhường, sự cống hiến cho gia đình trong hàng chục năm qua, bằng việc đưa con cháu vào Nam lập nghiệp. Đó những trang viết với rất nhiều suy tư về con người, về cuộc đời. Bố đã tự lựa chọn cho mình một sứ mệnh đầy khó khăn, vất vả và sống chết với điều đó: đó là Viết. Bố đã lương thiện sống và lương thiện viết, đó chính là niềm an ủi lớn nhất cho gia đình và những người thân”.

Khi nhà thơ kiêm MC Trần Mai Hường xây dựng kịch bản cho buổi tọa đàm, Mai Hường gọi điện cho tôi nói rằng “Anh là bạn thân của anh Trung, cùng quê, cùng học một trường, cùng nhập ngũ, cùng đơn vị chiến đấu, nên trong buổi tọa đàm này anh Sơn phải có bài phát biểu chia sẻ. Ngoài ra anh Sơn thấy người nào là bạn bè văn chương thân thiết với anh Trung, thì anh mời dùm em tới dự và có bài chia sẻ”. Tôi đã nhận lời với Mai Hường là sẽ có phát biểu chia sẻ. Sau chừng 30 phút, tôi gọi điện lại cho Mai Hường thông báo “Anh đã mời nhà thơ Đàm Chu Văn ở Đồng Nai lên dự, anh Văn đã nhận lời và sẽ soạn bài để phát biểu. Anh cũng mời chị Trần Thị Thắng nữa để phát biểu, bởi chị Thắng và anh Lê Quang Trang rất quý Quốc Trung và chị Thắng đã nhận lời. Chị nói rằng: chị sẽ nói vo, chị không viết bài”. Nghe tôi thông báo lại như vậy Mai Hường rất vui và nói “em cám ơn anh Sơn nhiều”.

Nhưng sau đó vài ngày, chị Thắng gọi cho tôi và nói “Sức khỏe chị không ổn, cứ buổi sáng là bị choáng do rối loạn tiền đình, em báo cho Mai Hường biết để bố trí người khác phát biểu, mặc dù chị rất quý Quốc Trung, nhưng rất tiếc chị không tới dự được”. Còn tôi, do thấy nhiều nhà văn, nhà thơ phát biểu mà thời lượng thì có hạn, tôi bèn nói nhỏ với Mai Hường “Anh thôi không phát biểu nữa, để nhường cho người khác. Em mời anh Lê Quang Trang lên chia sẻ thay cho chị Thắng” và Mai Hường đã đồng ý...

Buổi tọa đàm tưởng nhớ cố nhà văn - Đại tá Nguyễn Quốc Trung đã thành công hơn sự mong đợi của tôi cũng như mọi người. Đã để lại trong lòng những người tham dự, đặc biệt là các thành viên trong gia đình Quốc Trung, đã thấy được sự chia sẻ cảm thông với tình cảm ấm áp, nghĩa tình của Hội Nhà văn TP. HCM, của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, của các đại biểu, các nhà văn, nhà thơ, đồng đội và của những bạn đọc đã từng đọc tác phẩm của Nguyễn Quốc Trung. Đồng thời qua buổi tọa đàm, mọi sự thắc mắc, nghi hoặc có vẻ “bí ẩn” của gia đình Nguyễn Quốc Trung được “giải mã”, qua các phát biểu chia sẻ của đồng nghiệp, của bạn bè, mà trong đó nhà báo, nhà văn Đào Văn Sử đề cập chi tiết nhất.


Bài viết liên quan

Xem thêm
Khơi nguồn văn hóa Việt qua xuất bản sách
Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc - ASEAN 2024 diễn ra tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) từ ngày 16 - 19.11. Tại đây, 2 đầu sách về văn hóa VN đã được giới thiệu với bạn đọc ngoài nước.
Xem thêm
Hội Nhà văn Việt Nam mời dự Đại hội
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ XI (2025-2030) - Chi hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm
Thể lệ Cuộc thi viết và ảnh Đánh thức những miền đất
Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức Cuộc thi viết và ảnh với chủ đề Đánh thức những miền đất dành cho mọi công dân Việt Nam
Xem thêm
Danh sách các tác giả vào Vòng chung khảo Cuộc thi Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2
Công bố Danh sách các tác giả có thơ được chọn đăng trong tập thơ Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya (trong đó 33 tác giả vào Vòng Chung khảo cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam
Xem thêm
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Xem thêm
Trí tưởng tượng bay bổng và những bài học quý
Đọc sách “Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo” của Trần Hà Yên
Xem thêm
Mỗi nhà văn nên giữ một trái tim thanh xuân
Hội nghị người viết trẻ TPHCM lần thứ 5 đã khai mạc tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM. Ngoài 100 đại biểu góp mặt, sự kiện còn quy tụ nhiều cây bút nổi tiếng, có sức ảnh hưởng với văn đàn thành phố và cả nước.
Xem thêm
Hội nghị những người viết trẻ: Đồng hành khát vọng phương Nam
Chúng tôi những người lính tuổi U80 đến dự Hội nghị những người viết văn trê lần thứ 5 do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức.
Xem thêm
HTV đưa tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5
Sáng 4.10, BCH Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức họp báo, thông tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5. c
Xem thêm
Thơ Văn Liêm và những khao khát biển bờ!
Bài của Nguyễn Văn Hòa về nhà thơ Văn Liêm
Xem thêm