TIN TỨC

Tìm đường đi cho những hạt phù sa

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-09-27 10:30:03
mail facebook google pos stwis
1919 lượt xem

LÊ THANH HUỆ

9 là con số có giá trị lớn nhất trong bảng ký tự toán học. Không biết vào thời điểm nào, văn hóa tín ngưỡng dân gian người Việt quan niệm số 9 là đẹp nhất do biểu thị ngũ hành vận động trong bốn mùa tạo tương sinh theo nghĩa giao hòa để sinh sôi phát triển. Có vẻ như kể từ đó, dòng sông chảy từ Trung Quốc ngang qua Lào, Thái Lan, Việt Nam đổ vào Biển Đông, có hơn chục phụ lưu được đặt tên là dòng Cửu Long để định hình trong tiềm thức chúng ta về con sông 9 nhánh. Bài viết này chỉ nói về hoạt động dịch thuật, chuyển ngữ trong 9 thể loại hoạt động văn hóa: văn, thơ, nhạc, họa, nhiếp ảnh, phê bình văn học, biên dịch và chuyển ngữ, ca nhạc sân khấu, võ sư… làm nên sự nghiệp của nhà văn có hơn 9 bút danh: Nguyễn Thanh, Nguyễn Tấn Thành, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Lan Đình, Chàng Văn... Các tác phẩm được nhà văn Nguyễn Thanh chuyển ngữ như những hạt phù sa góp phần bồi đắp cho miền văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long, hòa hợp trong dòng chảy văn hóa Việt Nam thống nhất đang tìm đường đổ vào biển Đông, hòa nhập vào thế giới...

Nhà văn Nguyễn Thanh, tên thật: Nguyễn Tấn Thành, sinh ngày 17/8/1940, tại xã Tân Quới, Tổng An Trường, tỉnh Cần Thơ nay thuộc ấp Tân Phú, xã Tân Mới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nông dân nghèo chỉ có 7 công ruộng...

Căn nhà gỗ theo truyền thống nhà Nam Bộ xưa, hàng rào râm bụt xanh quanh năm ôm lấy vườn nhà. Dải đất hẹp rợp bóng dừa, ngăn cách nhà với Rạch Cái Tắc. Thấp thoáng cây cầu gỗ bắc qua sông. Cậu bé Nguyễn Tấn Thành có bàn học ở căn bên hông gần vựa lúa. Từ đây, chuồng gà, chuồng vịt, chuồng heo ẩn trong mảnh vườn trồng xen: bưởi, sa pô chê, xoài, chanh, quýt… thi thoảng thánh thót tiếng chim… cùng con người chung sống thanh bình, cùng nhau vươn lên; như quần thể tự nhiên của cây cối, chim muông rừng ngập mặn Nam Bộ thưở hồng hoang.

Gia đình Nguyễn Tấn Thành giàu truyền thống cách mạng. Cụ thân sinh, ông Nguyễn Tấn Hay giỏi chữ Hán – Nôm. Do viết kiểu chữ quốc ngữ xiên, viết bằng bút lá tre chấm mực, nét đậm, nét mỏng, đẹp thanh tú, ông được Ủy ban Hành chánh xã Tân Quới giao nhiệm vụ Tổng Thơ ký. Mỗi khi tiếng trống đổ 3 hồi, ông mang giấy bút ra xã làm văn bản cho Ủy ban kháng chiến.

 Cụ bà Trần Thị Kiểu giỏi nội trợ. Bà có giọng hát ru con mượt mà; đem đến cho các con thế giới dân ca... Anh hai Nguyễn Tấn Nhuần cùng vợ tham gia du kích và hy sinh năm 1946. Bà con cô bác đều tham gia hoạt động cách mạng. Truyền thống cách mạng định hình nên chí hướng và các tác phẩm phục vụ cách mạng của anh.

***

Tuổi thơ của Nguyễn Tấn Thành trôi êm đềm giữa không gian xanh mướt cây trái ven bờ rạch Cái Tắc, một trong vô vàn phụ lưu dòng Cửu Long làm nên chất tự nhiên. “Được nuôi dưỡng từ tấm bé bằng hương vị ca dao qua lời ru ngọt ngào của mẹ hiền và lớn lên bằng hơi ấm lời thơ của người cha thiết tha với văn chương tiếng mẹ (đẻ), Đan (Thanh) đã sớm đến với văn nghệ trong những ngày thơ ấu còn học sơ đẳng ở trường làng” với truyện ngắn “Yêu chỉ một lần”.  

Năm 1946, bé Thành vào học lớp sơ đẳng (tương đương lớp 1 bây giờ). Tây càn đốt làng, lớp học ngừng lại hai năm. Từ đó trở đi, cậu bé Thành luôn học giỏi các môn tự nhiên và xã hội, có khiếu văn, thơ, họa...

Anh trở thành nhà văn, nhà thơ, họa sỹ, nhạc sỹ... nhưng ít ai biết anh là giảng viên dạy ngoại ngữ và dịch giả có tư cách pháp nhân dịch 9 ngôn ngữ....

***

Từ năm 1968, thầy giáo Nguyễn Tấn Thành cấp tốc học Cử nhân. Đến năm 1972, anh tốt nghiệp Cử nhân Văn khoa kèm ngoại ngữ: Anh, Pháp, Hoa. Năm 1972 anh học Cao học Văn chương ngoại ngữ tại đại học Văn khoa Sài Gòn, được giáo sư - nhà văn Bửu Cầm bảo trợ. Năm 1975, anh tốt nghiệp. Anh học thêm và thành thạo các ngoại ngữ Tiếng Đức, Triều Tiên, Nhật, Nga, Tây Ban Nha, Italia, Malaisia …

Năm 1979, Nguyễn Thanh thành lập, nhận lãnh trách nhiệm giám đốc Trung tâm ngoại ngữ và Dịch thuật Đăng Khoa. Việc dịch thuật tác phẩm văn học nước ngoài ra tiếng Việt đòi hỏi phải chuyển tải văn hóa nước ngoài về ngôn ngữ nước ta vốn đã khó. Nhưng chuyển ngữ văn học Việt Nam ra tiếng nước ngoài còn khó hơn, đòi hỏi vốn văn hóa Việt Nam. Do không phải là bản ngữ, không thể thông thạo văn hóa từ thưở sinh thành, anh phải tự học để có vốn văn hóa nước có ngoại ngữ ở mức hiểu biết cần thiết trong lĩnh vực sử dụng.

Làm rõ thêm về giá trị chuyển ngữ, tôi đưa ra một kịch bản: Lấy thơ Nôm của nữ thi sỹ Hồ Xuân Hương được dịch ra tiếng Pháp và sau đó, dùng bản tiếng Pháp dịch ngược lại Tiếng Việt chữ Quốc ngữ sẽ thấy nổi lên chủ đề chính: tiếng nói đòi quyền bình đẳng giới của phụ nữ Việt Nam, tuyên ngôn đòi tự do trong tình cảm chăn gối của người vợ vốn bị chế độ phong kiến đè nén ngàn đời. Đó là do sự đồng sáng tác trong việc chuyển ngữ tạo nên giá trị phổ quát nhân loại cho tác phẩm.

Tết Quý Mão (2023), Nhà văn Nguyễn Thanh gửi cho tôi cuốn sách “ĐỜI VÀ THƠ” – Nguyễn Thanh biên dịch – Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in năm 2021, Mã số ISBN: 978-604-319-280-3. Sách chuyển ngữ thơ Bác sỹ Huỳnh Văn Bá ra Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Hoa. Đây là việc làm có được nhờ thế mạnh của nền giáo dục nước mẹ Đại Pháp buộc học sinh từ bậc tiểu học phải học đồng thời 3 ngoại ngữ: Anh – Pháp – Hoa. Sau đó, ông còn gửi thêm cho tôi 2 cuốn sách để giảng viên, giáo viên, sinh viên ngoại ngữ, các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ Việt Nam, khối Tiếng Anh, khối Tiếng Pháp tham khảo, làm việc: Cuốn  LOVE POMEMS – Translated by Nguyen - Nhà xuất bản Văn hóa văn nghệ in năm 2014 (THƠ TÌNH - Nguyễn Thanh chuyển ngữ các bài thơ và những tư tưởng đẹp và câu nói bất hủ của thi ca Việt Nam ra tiếng Anh, in song ngữ Tiếng Việt – Tiếng Anh).

Tôi đọc trang đầu tiên: “NOTHING IS MORE PRECIOUS THAN INDEPENDENCE AND LIBERTY - Pressident HO CHI MINH (Không có gì quý hơn độc lập, tự do – Chủ tịch HỒ CHÍ MINH)”. Tiếp theo là 2 câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Bảo Định Giang: “LOTUS IS THE MOST BE AUTIFUL FLOWER IN THAP MUOI,VIET NAM IS THE BEST COUNTRY BY UNCLE HO – Bao Dinh Giang (Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ – Bảo Định Giang). Đó là tấm lòng của người dân Nam Bộ dành cho cha già dân tộc. Điều tinh tế và rành mạch ở đây được ông phân biệt: HỒ CHÍ MINH (viết toàn chữ hoa) và Bảo Định Giang (viết hoa từ đầu), không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn là nét văn hóa. Dù pháp luật đã quy định rất rõ các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam khi ban hành không được phép viết tắt “TP. Hồ Chí Minh” mà phải viết đầy đủ “thành phố Hồ Chí Minh” để phân biệt danh nhân lãnh tụ; nhà văn.

 Nguyễn Thanh cho độc giả suy ngẫm về góc nhìn văn hóa cách viết tên danh nhân lãnh tụ trong Tiếng Việt… Phần chuyển ngữ Tiếng Việt sang tiếng Anh có 50 bài thơ các nhà thơ cận đại đến hiện đại của Việt Nam. Nguyễn Thanh dành chuyễn ngữ 7 bài thơ trong tập “Nhật ký trong tù – tác giả Hồ Chí Minh”.

Phần dịch từ Tiếng Anh sang tiếng Việt, ông chọn dịch 31 bài thơ nổi tiếng văn học nước ngoài với phần chú thích rõ ràng bằng 2 thứ tiếng. Cuốn POÈMES DE L’AMOUR – Bilingue de Nguyen Thanh - Nhà xuất bản Văn hóa văn nghệ in năm 2014 (THƠ TÌNH SONG NGỮ - Nguyễn Thanh chuyển ngữ với sự cộng tác của Genevière Charrier- quốc tịch Pháp).

Do nền văn học cận đại của nước ta bị ảnh hưởng lớn của tiếng Pháp từ thi pháp đến ngôn từ. Nước Pháp có kinh đô văn hóa Paris và là nước có nền văn hóa nhân văn đề cao bình đẳng, bác ái nên khi chuyển ngữ các câu thơ sang Tiếng Pháp, Nguyễn Thanh có sự lựa chọn rộng hơn, gồm các tác giả lớn từ cổ chí kim như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiểu, Lưu Trọng Lư cho đến Ngũ Lang… Thêm chút hài hước của người Nam Bộ: nhại 4 câu thơ nổi tiếng của Tác giả T.T.Kh với bài thơ duy nhất nổi tiếng về loài hoa của Pháp đưa sang Việt Nam cùng nền văn hóa tự do yêu đương, bài thơ HAI SẮC HOA TI GÔN; giúp bức tranh bao quát từ Văn học hàn lâm đến văn học bình dân ở miền đất cực nam Tổ quốc, nơi người dân sống trọng nghĩa khinh tài nhưng hết sức thực tế và tư duy tích cực.

 “MIỄN CƯỠNG”

Anh biết ngày mai em lấy chồng

Anh về lấy vợ, thế là xong !

Vợ anh không giống em là mấy,

Anh lấy cho anh đỡ lạnh lòng.

                      Thơ nhại T.T.Kh”.

Những tác giả nổi tiếng Trung Hoa như Đỗ Mục, Trương Kế, Thôi Hiệu, Tô Đông Pha… việc chuyển ngữ không chỉ đòi hỏi vốn Tiếng Hán cổ, Tiếng Pháp và Tiếng Việt mà còn ở bút lực nhà văn, nhà thơ, họa sỹ, nhạc sỹ của ông. Đặc biệt có nhiều bài Ca dao Việt Nam như:

“CẦN THƠ

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về”.

Trong số 67 câu thơ, Nguyễn Thanh dành cho thơ mình 4 khổ thơ giản dị, đầy chất dân ca sông nước dòng Cửu Long, như tính cách của ông:

“NHÀ TÔI” 

Mười lăm hăm bảy Duy Tân (15/27 đường Duy Tân)

Ai thương thì đến, lạnh lùng thì xa”.

Và thân phận bẽ bàng, ngóng trông một chút, mong manh của khách làng chơi dành cho mình trong vô vọng; là nước mắt của ông dành cho các cô gái bán hoa bến Ninh Kiều xưa và nay họ trở thành những biến thể hiện đại hơn: bia ôm, chân dài, gà móng đỏ với bề ngoài sang chảnh nhưng trong lòng ê chề, đớn đau:

“TÌNH GÁC TRỌ

Đón đưa chán kiếp duyên hờ,

Tình chung ai – để em chờ mắt xanh”

Quá khứ đớn đau của chế độ thực dân còn lại cho đến khi người Hoa Kỳ mang vào xứ sở này chế độ tự do nửa vời và tiêu chuẩn kép có lợi cho họ vẫn còn rơi rớt đây đó đến bây giờ...

Trong phần dịch thơ Pháp ra tiếng Việt, ông chọn 35 bài với các chú thích và 9 ảnh minh họa tác giả ghi rõ năm sinh, năm mất… Ông thêm vào nhiều danh ngôn của các văn hào như: “On entre en guerre en rentrant dans le monde - Ta vào đời là vào ngay cuộc chiến đấu – Victo Hugo”.

Nỗ lực chuyển ngữ - biên dịch, nhà văn Nguyễn Thanh đã góp phần giúp các thế hệ trẻ trong và ngoài nước tiếp cận được các bài thơ nổi tiếng của các nền văn hóa đông tây, kim cổ và góp phần nhỏ để thi ca Việt Nam và nước ngoài giao thoa với nhau. Hiện nay, chưa có nhà thơ, dịch giả nào dám đảm đương cùng lúc 2 trọng trách dịch - chuyển ngữ cùng lúc ra 4 ngôn ngữ, và  có tư cách pháp nhân phiên dịch 9 ngôn ngữ như ông.

Do có vốn kiến thức sâu rộng, dù bận rộn, ông vẫn bỏ thời gian biên tập hiệu đính sách; dịch sách, thơ, truyện... cho các giáo sư…

***

Năm 1975, tốt nghiệp cao học văn chương, Nguyễn Thanh được Trường Đại học Cần Thơ mời dạy văn chương và ngoại ngữ.


Giảng viên Nguyễn Thanh giảng bài cho sinh viên - Ảnh do Nhà văn Nguyễn Thanh cung cấp.

Ở tuổi  83, trường Đại học Cần Thơ giao cho nhà văn Nguyễn Thanh nhiệm vụ hướng dẫn các đoàn sinh viên khoa tiếng Anh, Tiếng Pháp và Tiếng Hoa thực tập Biên dịch, tham gia trực tiếp xét tốt nghiệp cho các sinh viên ngoại ngữ. Tiếng Pháp được xếp là ngôn ngữ văn hóa bậc cao nhất của loài người. Tiếng Đức có hệ thống ngữ pháp phức tạp nhất trong các ngôn ngữ. Thầy giáo Nguyễn Thanh hiện đảm nhận dạy hai ngôn ngữ khó nhất này.


Thầy giáo Nguyễn Thanh (ngồi ở hàng đầu và thứ hai từ trái sang) hướng dẫn biên dịch cho sinh viên - Ảnh do Nhà văn Nguyễn Thanh cung cấp.

Hướng dẫn các nghiên cứu sinh nước ngoài, bằng cấp không thể sánh bằng trình độ ngoại ngữ và vốn văn hóa. Cần phải hướng dẫn họ với độ thông thạo ngoại ngữ gần bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của nghiên cứu sinh và dùng các ngôn ngữ khác bổ trợ giúp họ nắm bắt các chuyên ngành khó như thi ca, văn hóa... Việt Nam. Nguyễn Thanh đảm nhận hướng dẫn viên nghiên cứu sinh Hòa Kỳ, Pháp… bậc tiến sỹ.


Giảng viên Nguyễn Thanh đang hướng dẫn cho Sarah và Maria (nghiên cứu sinh Tiến sĩ Hoa Kỳ) – Ảnh do NVCC.

Từ lúc 19 tuổi, đến nay, ông chăm chỉ, yêu nghề, cần cù đem hiểu biết, năng khiếu của mình tìm cách dễ hiểu nhất, đơn giản nhất, ngắn gọn nhất trao kiến thức, đạo đức làm người, văn hóa dân tộc, các nét văn hóa tinh hoa của Trung Hoa, phương Tây, Đông nam Á… cho sinh viên, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

Ở lứa U90 (Under – dưới 90); Nguyễn Thanh không có thời gian nhâm nhi rượu chè với bạn hiền. Sống dộc thân, ông dậy sớm, tự phục vụ bản thân, để 5:30AM ngồi vào bàn biên dịch, sáng tác đến 10 giờ đêm ông chìm vào giấc ngủ mệt trong đó là phương án viết thư pháp, minh họa phần tiếng Việt và dịch các tác phẩm văn học Việt Nam ra tiếng Anh, Pháp, Đức, Hoa…

Thi ca không chỉ là của riêng một dân tộc mà là của chung loài người trong sự giao thoa, hòa hợp sắc mầu nhiều dân tộc và đa văn hóa. Đây là bài viết phiến diện, với cố gắng vẽ lại một phần sự nghiệp nhà biên dịch và chuyển ngữ, mang kiến thức của một nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, soạn giả, họa sỹ, nhà phê bình văn học, nhà báo… nhà văn Nguyễn Thanh vẫn âm thầm, chăm chỉ tìm đường đi cho thi ca Việt Nam, Trung Hoa, phương Tây giao thoa với kỳ vọng dần chuyển tải văn học Việt Nam hòa vào đại dương thế giới ...

Sài Gòn, tháng 9 năm 2023

Nguồn: “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam” số 6  ra ngày 25/9/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trương Tuyết Mai - Nàng thơ mắt ghe bầu & Ra mắt sách Hòa âm đêm
Videoclip hình ảnh tổng hợp về buổi Gặp gỡ, giao lưu với nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo – Không chỉ là Cõi Nhớ
Phóng sự hình ảnh Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật thơ nhạc “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.
Xem thêm
Nhật ký trong tù bằng tiếng nước ngoài và một số bản dịch chưa được biết đến ở Việt Nam
Cho đến nay có thể nói Truyện Kiều của Nguyễn Du và Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh là hai trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ đã dịch và số bản dịch được xuất bản của hai tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ và thống nhất.
Xem thêm
Chuyển hoá thế trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng/BQP
Xem thêm
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh đại đoàn kết
Bài trả lời phỏng vấn của Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng
Xem thêm
Câu đối trong đền thờ liệt sĩ Điện Biên Phủ
Nhớ lại hơn hai chục năm trước, từ miền nam, lần đầu tiên tôi được đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Vùng đất bảo tàng với chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đánh dấu sự chấm hết của thực dân Pháp trên đất nước ta; giải phóng một nửa đất nước đã thắm biết bao xương máu của đồng chí, đồng bào; trong đó có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 174.
Xem thêm
Theo chân VietNamNet về thăm lại chốn xưa: Bến Tre, Tiền Giang
Báo VietNamNet vừa tổ chức hành trình xuôi dòng Mekong bên lề cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”.
Xem thêm
Những hình ảnh đẹp, ấn tượng và ý nghĩa về Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, trong bảng tổng kết sau đó, trong thời gian 36 ngày đêm trên đồi E1, khẩu pháo 75 ly của Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi…
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý
Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.
Xem thêm
Một số videoclip tư liệu về cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”
Sáng ngày 12-10, Hội Nhà văn TPHCM, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và gia đình đã phối hợp tổ chức rất thành công cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”.
Xem thêm
Người đi tìm hương sắc văn chương
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện.
Xem thêm
Trái tim thành nhịp cầu tri âm…
Bài viết nhân sự kiện Việt - Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện
Xem thêm