TIN TỨC

Tọa đàm về ngôn ngữ trẻ thơ trong văn học thiếu nhi

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
75 lượt xem

Nằm trong hoạt động Trại sáng tác văn học trẻ do Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức tại Nhà sáng tác Đà Lạt từ ngày 22 – 28/4, tọa đàm “Ngôn ngữ trẻ thơ trong văn học thiếu nhi” đã diễn ra sôi nổi, hào hứng, đầy trách nhiệm.


Quang cảnh buổi tọa đàm

Tham dự tọa đàm có nhà văn Trịnh Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, nhà thơ Thanh Dương Hồng – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, cùng các nhà văn lớn tuổi mang tâm hồn trẻ thơ, các nhà văn, nhà thơ trẻ dự trại sáng tác, những người làm công tác xuất bản sách, tổ chức thư viện, phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi.


Nhà thơ Trần Quốc Toàn và nhà văn Lê Thiếu Nhơn chủ trì tọa đàm.

Chủ trì cuộc tọa đàm có nhà thơ Trần Quốc Toàn - Người có nhiều đóng góp lớn cho văn học thiếu nhi, nhà văn Lê Thiếu Nhơn – Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Trưởng trại sáng tác.


Nhà thơ Thanh Dương Hồng - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng phát biểu tại tọa đàm

Tìm đề tài, ý tứ gần gũi viết cho thiếu nhi đã khó, thể hiện nó bằng ngôn ngữ phù hợp với con trẻ càng khó hơn. Nhà thơ Trần Quốc Toàn mở đầu buổi tọa đàm bằng đề dẫn ngắn gọn với đúc rút: Sáng tác văn học thiếu nhi phải khéo “nhập vai” để nói giọng trẻ con, giọng điệu giàu trí tưởng tượng, gợi mở. Tưởng tượng trong văn học thiếu nhi nhiều hơn nhận thức.


Các nhà văn, nhà thơ viết cho thiếu nhi phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm

Nhất là trong thơ cho thiếu nhi, sự liên tưởng hồn nhiên, ngộ nghĩnh, mơ hồ, ngẫu hứng, như bức tranh trừu tượng, có vẻ như phi logic, vô lý nhưng lại hợp lý. Trong thế giới đồng dao, cổ tích, trẻ em chơi rồi mới học, giải trí rồi mới nhận thức. Một nhà văn đã nói “Khi trẻ con đánh hơi thấy mùi giáo huấn chúng sẽ bỏ chạy thật xa”.

Trẻ con có những suy nghĩ, mơ ước và khát vọng, mơ tưởng như người lớn, nhưng chúng có một thế giới tâm hồn non nớt, trong trẻo, thế giới trong mắt trẻ thơ phong phú, muôn màu, đầy thi vị.  Ngôn ngữ trẻ thơ ngắn gọn, trong sáng, ngây thơ, không hàm ý. Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ, mà người lớn thì càng không phải là đứa trẻ con nhiều tuổi.


Các nhà văn, nhà thơ viết cho thiếu nhi phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, nhà thơ Thanh Dương Hồng đồng quan điểm: Viết cho thiếu nhi ngôn từ không đao to, búa lớn, không áp đặt, giáo điều. Viết cho trẻ em nông thôn thì ngôn ngữ sẽ khác thành thị, trẻ em miền núi khác miền xuôi… Thời gian qua, Hội VHNT Lâm Đồng không chỉ thiếu mảng lý luận phê bình văn học nghệ thuật mà thiếu cả lực lượng cầm bút sáng tác cho thiếu nhi. Buổi tọa đàm có sức gợi mở lớn cho các nhà văn viết cho thiếu nhi.  

Nhà thơ Thanh Dương Hồng mong muốn được kết nối với Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động, nhiều buổi tọa đàm nâng cao chất lượng tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ cho thiếu nhi mà còn cho cả người lớn.

Nhiều tham luận của các nhà văn lớn tuổi viết cho thiếu nhi, các nhà văn “thiếu nhi” viết cho thiếu nhi từ lúc còn là thiếu nhi và dành cả đời cầm bút chỉ viết cho thiếu nhi… đã nêu nhiều ý kiến hay, nhiều ví dụ thực tế.

Trong đó cùng nhấn mạnh: Ngôn ngữ trẻ thơ trong văn học thiếu nhi là ngôn ngữ bắt chước, có sáng tạo, ngôn ngữ hồn nhiên, trong trẻo, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, có sự phiêu lưu, khám phá. Hấp dẫn con trẻ bằng ngôn ngữ mới lạ. Chơi với trẻ con, hòa mình vào trẻ con, lắng nghe trẻ con nói, quan sát trẻ con hoạt động, yêu thương trẻ con để viết nên những trang văn có ngôn ngữ giọng điệu phù hợp.

Bên cạnh đó, người lớn cần trao gửi yêu thương, hướng dẫn, tạo cảm hứng để chính trẻ con viết, trẻ con nói lên tiếng nói của mình, tạo ra tác phẩm cho lứa tuổi của mình.

Trong đó, nhà văn Lệ Bình bày tỏ ý kiến: Viết cho trẻ con khó ở chỗ phải hóa thân thành trẻ con, nhưng lại tránh cưa sừng làm nghé. Ông đúc rút “12 chữ vàng” khi viết cho trẻ con: Hồn nhiên, trong sáng, bùng nổ cảm xúc, chắp cánh yêu thương.

Chị Vũ Thanh Tâm – Chủ nhiệm Thư viện tư nhân “Ô cửa sách”, là người sáng lập dự án văn hóa đọc “Ô cửa sách” tại Đà Lạt, người hàng ngày đưa văn chương thiếu nhi đến với trẻ thơ bày tỏ ý kiến: Tôi có thể trả lời câu hỏi “Thị trường cần gì ở các nhà văn?”. Tọa đàm là cơ hội để tôi nói lên điều tha thiết muốn nói từ cương vị những người làm văn hóa đọc, những người thực sự đọc.

Hiện nay, đa số sách dành cho lứa tuổi mầm non đều là sách của nước ngoài dịch lại, thiếu các loại sách tương tác như sách âm thanh, lật mở, trượt. Những loại sách này kết hợp giữa cốt truyện và trò chơi, biến những cốt truyện rất dài thành những cuốn sách be bé, sinh động cho các em; các thầy cô, phụ huynh sẽ đọc truyện cho các em, có chỗ phải dừng lại để các em cùng đoán, cùng chơi.

Với trẻ em bắt đầu biết đọc, học tiểu học thì việc đọc sách chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”, xem tranh vẽ minh họa là chính, vì vậy các nhà văn nên viết ngắn, viết những câu chuyện nhỏ bé lại để phù hợp với các em, viết thơ thì đừng tham vọng viết quá dài. Các tập thơ thì nên đi kèm cùng tranh.


Chị Vũ Thanh Tâm - Người sáng lập dự án phát triển văn hóa đọc Ô cửa sách nêu nhiều ý kiến thiết thực

Chúng ta không nên xem thường sách tranh vì sách tranh là bảo tàng nghệ thuật đầu đời của con trẻ, sách tranh được các em yêu thích nhất. Những bài thơ bài văn ngắn được ghép cùng với những tấm tranh thì người lớn đọc cho trẻ nghe, trẻ vừa nghe vừa ngắm nhìn bức tranh đẹp mà thả trí tưởng tượng.

Nếu viết văn, làm thơ cho lứa tuổi này thì các nhà văn nên gắn bó tri kỷ với các họa sĩ để họa sĩ thổi hồn vào con chữ, cùng nhà văn làm nên tác phẩm yêu thích cho các em.

Chúng ta cứ suy nghĩ nhiều về ngôn ngữ trẻ thơ, nhưng định nghĩa thế nào là ngôn ngữ trẻ thơ thì không thể định nghĩa được. Thực ra trẻ thơ phân biệt rất rõ ràng lúc cần nói ngôn ngữ chuẩn mực với người lớn, lúc cần nói ngôn ngữ trẻ con với nhau. Các nhà văn nghĩ mình viết ngôn ngữ chuẩn mực thì trẻ con sẽ không thích – không phải như vậy đâu.

Chúng ta chỉ cần tránh dùng thuật ngữ; tránh dùng từ Hán Việt quá nhiều, tránh chơi trò chơi ngôn từ, câu chữ gây “rối não” khó hiểu; tránh thuật ngữ chính trị, xã hội, đao to búa lớn… Thay vì chúng ta suy nghĩ thế nào là ngôn ngữ trẻ con thì chúng ta hãy nghĩ đến việc thế nào là ngôn ngữ thiếu nhi sợ. Nếu chúng ta là nhà văn viết cho thiếu nhi thì chúng ta không thể không chơi với thiếu nhi, vì chơi với thiếu nhi khiến ta mang suy nghĩ, tâm hồn của thiếu nhi.

Nhà văn Trịnh Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh đã đánh giá cao chất lượng của buổi tọa đàm với nhiều ý kiến hay, thiết thực.

Bà nhấn mạnh: Chưa có một buổi tọa đàm văn chương nào mà kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ, không giải lao, không mất trật tự, không ai nói tiếng nào riêng tư và nghe được nhịp tim của nhau. Điều này làm tôi rất xúc động.  Anh chị em đồng nghiệp đã mang tới tọa đàm một không khí từ trái tim và lao động bằng tất cả sinh mệnh của trái tim.


Nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh đánh gia cao chất lượng, không khí buổi tọa đàm

Cầm bút sáng tạo chữ nghĩa đã khó, viết cho thiếu nhi còn khó hơn, viết cho thiếu nhi mà hay thì khó vô cùng, cần tình yêu thương, cần cả tài năng, mới viết bay lên, mới nâng bước chân con trẻ lên với thế giới muôn màu.

Từ những tác phẩm phù hợp với lứa tuổi do các nhà văn viết nên sẽ tăng niềm yêu thích văn chương, hình thành thói quen đọc sách.

Buổi tọa đàm đã thể hiện tình cảm, tâm huyết, trách nhiệm của những người cầm bút quan tâm đến thế hệ mầm non của đất nước. Qua đó cho các nhà văn viết nên nhiều tác phẩm, viết hay, viết đúng, hấp dẫn, phù hợp lứa tuổi, đi sâu nắm bắt được tâm hồn trẻ thơ, được các em đón nhận.

Nguồn: QUỲNH UYỂN (Lâm Đồng online).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vĩnh biệt Thầy thuốc Nhân dân, GSTS, nhà thơ Nguyễn Huy Dung
Thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư Tiến sĩ, Nhà Thơ Nguyễn Huy Dung, 77 năm tuổi đảng, vừa qua đời lúc 16g ngày 10 tháng 5 năm 2024
Xem thêm
Tọa đàm và bế mạc Trại sáng tác văn học năm 2024 tại Phú Yên
Ngày 10/5, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay”, với sự tham gia của 30 nhà văn, nhà thơ đến từ TP Hồ Chí Minh và một số văn nghệ sĩ ở xứ “hoa vàng cỏ xanh”.
Xem thêm
Hình ảnh tổng hợp lễ khai mạc Trại viết Phú Yên 2024
Những ngày đầu tại Trại viết văn Phú Yên 2024.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhà văn Trương Thị Thanh Hiền
Do bị bạo bệnh trong thời gian dài, Nhà văn Trương Thị Thanh Hiền đã qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 2024 (nhằm ngày 27 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng dương 55 tuổi.
Xem thêm
Sau HIFF, TP.HCM cần cơ chế thật thoáng để điện ảnh cất cánh
Từ ngày 6 đến 13-4, Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần đầu tiên diễn ra. Tọa đàm quốc tế về phát triển điện ảnh tại TP.HCM với sự tham dự của đại sứ Mỹ, tổng lãnh sự Pháp, các nhà điện ảnh quốc tế và trong nước... rất được chú ý.
Xem thêm
Mạc Uyên Linh ra mắt tập thơ Ta như thác lũ mưa nguồn
Sáng ngày ngày 14 tháng 4 năm 2024, tại cà phê Đà Lạt Phố, số 153 đường Huỳnh Mẫn Đạt, P8, Quận 5, TPHCM, nhà thơ Mạc Uyên Linh sẽ ra mắt tập thơ “Ta như thác lũ mưa nguồn”. Đây là tập thơ thứ 7 của anh trong suốt quá trình sáng tác.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Văn Hồng làm phong phú thêm dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam
Sáng nay, 12/4/2014, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Tọa đàm về tác phẩm của Đại tá Nhà văn Nguyễn Văn Hồng, nhân dịp ông chuẩn bị sang tuổi bát tuần.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ TP. HCM công bố kết quả cuộc thi “Thơ hay năm 2023”
Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM vừa công bố kết quả cuộc thi Thơ hay năm 2023. Tác giả trẻ Nhiên Đăng đoạt giải nhất với chùm thơ “Đảnh lễ mùa màng”, “Nằm mơ giữa ngày”, “Ngả lưng vào ghế”.
Xem thêm
Thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”
Ngày 25 tháng 3 năm 2024, Ban tổ chức cuộc vận động vừa có thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi đến 30/6/2024, thay vì 30/4/2024. Xin được đăng toàn bộ nội dung thông báo để quý vị và các bạn cùng biết.
Xem thêm
Thương tiếc nhà thơ Lê Thanh (tức Lê Thanh Hùng)
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Hương Tràm - Chùm thơ dự thi
Con có vềnhư giọt nắng mùa khônhư đám lửa ngày đốt đồng xưa ấythiêu rạ rơm sưởi gian nhà trống trảikhói bồng bềnh, khắc khoải dáng hoàng hôn
Xem thêm
Danh nhân - Ông tổ nghề Thêu Lê Công Hành, thân thế, cuộc đời và sự nghiệp
Vừa qua, ngày 10 - 3 -2024, trong không khí trang nghiêm tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín, trước anh linh, công trạng của các bậc danh thần, danh nhân, trong đó có danh nhân Lê Công Hành
Xem thêm
Nhà thơ Lê Giang nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng
Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho nhà thơ Lê Giang và huy hiệu 45 tuổi Đảng cho nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.
Xem thêm
Lê Hoàng Anh - Chùm thơ dự thi
Biển Đông Kết chuỗi thang âmTạo thành những nốt trầm cây đàn Thạch SanhBay lên tỏa sóng bạc đầu
Xem thêm
Khởi động cuộc thi “Sách – người thầy, người bạn”
Cuộc thi “SÁCH – NGƯỜI THẦY, NGƯỜI BẠN” không chỉ đơn giản là một nơi để chia sẻ những cuốn sách hay, những câu chuyện ý nghĩa về sách mà còn là dịp để thể hiện sự trân trọng những giá trị văn hóa đọc, chia sẻ suy nghĩ, mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng đọc sách trong cộng đồng.
Xem thêm