TIN TỨC

80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” (1943-2023): Giá trị sơ khai, sức sống hiện tại

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-04-21 11:20:49
mail facebook google pos stwis
495 lượt xem

Tại tọa đàm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” (1943-2023) do Liên hiệp Các Hội văn học nghệ thuật (VHNT) TPHCM tổ chức ngày 20-4, PGS-TS Trần Luân Kim, Trưởng ban Lý luận phê bình Liên hiệp Các Hội VHNT, khẳng định: “Đề cương lấy 3 nguyên tắc Dân tộc - Khoa học - Đại chúng làm trụ cột và đó là khởi nguồn sinh động cho tính dân tộc và tính hiện đại - những đặc tính, nguyên tắc gốc rễ của nền VHNT nước ta”.

3 nguyên tắc trụ cột

Theo PGS-TS Trần Luân Kim, có thể hiểu 3 nguyên tắc vận động trong đề cương như sau: Dân tộc làm cho văn hóa trực tiếp phục vụ sự nghiệp dân tộc, làm cho trí thức có lòng tự hào, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam; Đại chúng là văn hóa của nhân dân, phục vụ nhân dân, làm cho mọi người biết thưởng thức và tham gia sáng tạo nghệ thuật, dần dần chiếm lĩnh các giá trị tinh thần mà dân tộc và loài người tạo ra, chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa rời quần chúng; Khoa học là tạo điều kiện cho nền văn hóa dân chủ phát triển về mọi mặt trên cơ sở khoa học.

Về các lĩnh vực VHNT, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quốc Dũng (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) chia sẻ: “Hình ảnh do người nghệ sĩ nhiếp ảnh sáng tạo ra, không chỉ tuân thủ mà còn cần vận dụng sáng tạo những nguyên tắc của đề cương đặt ra. Đảm bảo nguyên tắc dân tộc hóa, hình ảnh khi chụp ở Việt Nam cần mang tính dân tộc cao. Đó là ảnh về Việt Nam, cho Việt Nam và vì Việt Nam. Tiếp theo, ảnh phải dành cho số đông quần chúng trong xã hội, được số đông quần chúng tán thưởng và ảnh cần mang tính khoa học cao nhất. Chúng ta đều biết tính khoa học luôn gắn liền với sự tiến bộ của xã hội. Để đạt được điều này đòi hỏi người cầm máy phải tự hoàn thiện mình, nâng cao ý thức chính trị xã hội, có khả năng sáng tạo nghệ thuật, tinh thông kỹ thuật và biết về kinh tế. Đây cũng chính là những bước phát triển về nhân lực trong nhiếp ảnh”.​

Một tiết mục trong chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại khu vực trung tâm TPHCM

Vận dụng linh hoạt, hài hòa

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, các chuyên gia lo ngại làn sóng tiếp biến văn hóa và sự bùng nổ của công nghệ dễ khiến giá trị sáng tạo nghệ thuật có nguy cơ bị lu mờ. Do đó, với khái niệm hài hòa, tổng hợp giữa tính nội sinh và ngoại sinh, tính cổ truyền và hiện đại, đòi hỏi người sáng tạo nghệ thuật phải biết tìm kiếm những nét điển hình, độc đáo, đặc sắc của dân tộc mình kết hợp với đặc điểm chặt chẽ, xu hướng sáng tác mới từ nước ngoài. Kiến trúc sư Phạm Tứ bày tỏ: “Thực tế đời sống xã hội cho thấy ở nhiều lĩnh vực VHNT, trong đó có nghệ thuật kiến trúc chưa thật sự phát triển tương xứng với tiềm năng của đất nước cũng như kỳ vọng của người dân. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một mặt có nhiều cơ hội quảng bá văn hóa truyền thống, nhưng mặt khác cũng chịu không ít tác động làm mai một văn hóa truyền thống. Ở lĩnh vực kiến trúc, nhất là kiến trúc nhà ở, môi trường ở đô thị, môi trường ở nông thôn hay môi trường ở mỗi vùng miền khác nhau đang cho thấy bức tranh chung về văn hóa ít có sự khác biệt, kể cả bản sắc vùng miền”.

Bên cạnh lo lắng ảnh hưởng từ làn sóng văn hóa bên ngoài, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, cho rằng: “Lâu nay, chúng ta vẫn có những tác phẩm văn học, sân khấu hay điện ảnh đặt hàng từ cơ quan nhà nước, nhưng chúng ta vẫn chưa có những cuộc khảo sát sau đó. Liệu tác phẩm hoàn thành, công diễn hay công chiếu 1 lần rồi có những lần sau; công chúng có được tiếp cận rộng rãi không? Tác phẩm hoàn thành phải đến được với công chúng, chứ không thể làm cho xong, để báo cáo rồi thôi”.

Theo các chuyên gia, 80 năm hay nhiều hơn nữa, Đề cương về Văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta soi rọi. Nhưng tiến trình hội nhập và phát triển đã đặt ra những thách thức, đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng linh hoạt những giá trị của buổi ban đầu để hài hòa cùng dòng chảy đương thời. Và để nghệ thuật Việt Nam vươn tầm, cần có sự chung tay, cộng hưởng từ cơ quan quản lý, người làm nghệ thuật, công chúng… để nghệ thuật trong nước phát triển vững mạnh, trước khi bước ra bên ngoài cạnh tranh.

Nhiều tham luận tại tọa đàm nhận định, Đề cương về Văn hóa Việt Nam không chỉ là nền tảng tư tưởng soi đường cho quốc dân đi, mà những nguyên tắc sơ khai của đề cương vẫn còn nguyên giá trị; trở thành thước đo để những người làm văn hóa nghệ thuật hôm nay tiếp tục soi rọi và nhìn nhận lại những vấn đề tồn tại trong làn sóng tiếp biến văn hóa ngày càng mạnh mẽ.

Theo Thiên Thanh/ Báo SGGP

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hội hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TPHCM: Nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa tinh thần đền ơn đáp nghĩa
Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Điều lệ của Hội được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2020; ghi rõ: “Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TP.HCM là tổ chức xã hội của các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng hỗ trợ các gia đình liệt sĩ, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”; mục đích hoạt động của Hội là hỗ trợ các gia đình liệt sĩ tiếp cận, thực hiện và thụ hưởng các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc thiếu thông tin chưa xác định được danh tính; hỗ trợ tri ân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.
Xem thêm
Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam họp mở rộng chuẩn bị cho Đại hội XI
Ngày 18.7, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành cuộc họp mở rộng chuẩn bị cho công việc tổ chức Đại hội lần thứ XI dự kiến diễn ra vào tháng 4.2025, nhân dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Xem thêm
Hồ Huy Sơn ra mắt tập thơ về trẻ em với sự trong trẻo, nhẹ nhàng
Tập thơ “Mùa hè ra biển” (NXB Hà Nội) giống như một khúc hát lí lắc, đáng yêu và ngọt ngào dành cho các bạn nhỏ từ 0+ trở lên.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhà thơ Vũ Đức Trọng
Nhà thơ Vũ Đức Trọng, hội viên Hội Nhà văn TPHCM, vừa qua đời lúc 20g20 ngày 05 tháng 7 năm 2024
Xem thêm
Giao lưu văn chương Việt - Hàn
Sáng 5-7, Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức chương trình giao lưu văn chương Việt - Hàn năm 2024 với chủ đề “Văn học trẻ đương đại Việt - Hàn và văn học hai nước trong bối cảnh toàn cầu”.
Xem thêm
Thông báo của Hội Nhà văn TP. HCM liên quan đến bà Lương Lan Hương
Ngày 1-7-2024, tại Văn phòng Hội Nhà văn TP HCM, Ban Kiểm tra Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức buổi họp về việc giải quyết khiếu nại của bà Lương Thị Hương Lan,
Xem thêm
Sự kiện Gặp gỡ Văn chương Việt - Hàn sẽ được diễn ra tại TPHCM
Vào sáng thứ Sáu, ngày 5/7/2024, tại Hội trường B, Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM sẽ diễn ra sự kiện Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn với Chủ đề Văn học trẻ đương đại Việt – Hàn và văn học hai nước trong dòng chảy văn học thế giới (hay toàn cầu hoá văn học).
Xem thêm
Về thu xếp lại - Vitamin tâm hồn
Tôi biết đến bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc từ nhỏ, khi mà tuổi học sinh không bị những nền tảng mạng xã hội Facebook, Tiktok, YouTube có mặt khắp mọi ngõ ngách, mọi không gian giao tiếp, từ gia đình tới hàng xóm, bè bạn, đi đâu cũng theo những trào lưu chưa được kiểm chứng có ích, có hại như thế nào, đối với tư tưởng, cảm xúc, hành động của con người, nhất là cái tuổi cần thông tin chính xác nhất cho sức khỏe, cũng như là vitamin cho tâm hồn con người. Bác sĩ Nguyễn Hồng Ngọc khi đó, được giao phụ trách hẳn một chuyên mục định kỳ: Phòng Mạch Mực Tím để trả lời về các vấn đế tâm sinh lý, sức khỏe của tuổi mới lớn.
Xem thêm
Chạm vào bóng tối để biết yêu thương vĩnh hằng
Bài tựa, clip hình ảnh và một bài thơ tặng tác giả Hương Thu
Xem thêm
Thư mời dự buổi ra mắt sách Cây bút trước những ngọn đèn tỏa sáng
Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng kính mời Quý hội viên và độc giả dự buổi ra mắt sách Cây bút trước những ngọn đèn tỏa sáng của lão nhà văn Đoàn Minh Tuấn
Xem thêm
Khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo
Tối 12.6.2024, tại xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã diễn ra Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật giao lưu Thơ – Nhạc: “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.
Xem thêm
Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam
Sáng ngày 11.6.2024, tại Khu Du lịch Đồi Rồng, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng đã khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X nhiệm kỳ 2020 – 2025, dự kiến diễn ra trong 2 ngày, nghe báo cáo và thảo luận về kết quả hoạt động Hội trong 6 tháng đầu năm, kiện toàn nhân sự một số cơ quan của Hội, chuẩn bị triển khai những hoạt động thời gian tới để hướng tới Đại hội lần thứ XI Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Viết cho trẻ em phải có cái nhìn trong trẻo
Rất nhiều tác giả đồng tình với nhau rằng, khi viết cho thiếu nhi, cần phải có cái nhìn trong trẻo. Đôi khi thơ thiếu nhi cũng có những nỗi buồn nhưng đó vẫn phải là những nỗi buồn trong trẻo nhất.
Xem thêm
Ra mắt tuyển thơ thiếu nhi TP. HCM chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh kết hợp với Sbook tổ chức buổi giao lưu ra mắt tuyển thơ thiếu nhi TPHCM 1975-2025, tác phẩm đón mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Xem thêm
Công bố hội đồng chuyên môn Giải thưởng sách thiếu nhi TP.HCM
Chiều 31-5, Hội sách thiếu nhi TP.HCM lần 5 năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Đường sách TP.HCM
Xem thêm