TIN TỨC

Đọc ‘bão’ của Ngô Thị Ý Nhi

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-12-30 15:53:46
mail facebook google pos stwis
1101 lượt xem

Trần Danh Thùy

Tuy sự phân định ngôi thứ là khó khăn và khiên cưỡng, nhưng “Bão” là tên của nhân vật chính và trung tâm thứ nhất của truyện ngắn cùng tên của một nhà văn nữ Thừa Thiên-Huế Ngô Thị Ý Nhi. Còn mẹ của Bão là nhân vật chính và trung tâm thứ hai, nếu cần có một sự phân định “tạm thời” để có thể có một cái nhìn tương đối rõ ràng những nhân vật trong truyện để nói về họ. 


Nhà văn Ngô Thị Ý Nhi.

Bão có thể là kết quả ngoài ý muốn nhưng tiền định của mẹ Bão, “một đàn bà góa đang xuân nhưng không giữ được tiết hạnh” lại là con nhà gia-phong-nề-nếp với “một người đàn ông đã yên ổn gia đình”.

Việc Bão ra đời “ngoài vòng lễ giáo” như cái tên mẹ Bão đặt cho em, khiến cho bão tố kéo đến gia đình chị, bản thân chị và chính Bão. Nhưng trong cơn bão tố ấy, với một định kiến nào đó, bà ngoại của Bão đã không cho cha Bão nhận con về vì “Thà con gái tui mang tiếng chửa hoang chớ tui không hề dạy con tui đi phá họai gia cang người khác.”

Tuy thế, từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên, Bão và mẹ đã sống trong cái “camera định vị” của bà ngoại. Còn Khiêm, anh cùng mẹ khác cha của Bão và Lụa, con nuôi của mẹ Bão thì gần như… ngoài vùng phủ sóng.

Như cái tên em mang, Bão phải chịu đựng những gì do thân phận hẩm hiu, bất nhẫn của em từ bà ngoại, anh Khiêm, từ những người trong họ… Sự “khắc họa” chính xác những nhân vật “tiêu cực” này đối với cuộc sống khổ sở của Bão và mẹ Bão trong truyện cũng là nghệ thuật kể chuyện “có duyên” của tác giả.

Đọc Bão, người đọc sẽ bắt gặp nhiều đoạn văn hay và khiến lòng mình như chùng xuống có thể do bởi tâm tình thương yêu của tác giả gửi vào nhân vật hay cách tác giả thể hiện tính cách ‘độc đáo’ của nhân vật của mình, chẳng hạn như: “Từ đó tôi hiểu rằng tôi không được như anh Khiêm, dù anh lớn hơn tôi sáu tuổi. Tôi không được lẫy hờn để mẹ dỗ dành, không được vòi quà khi mẹ về chợ. Mà với tôi mẹ cũng rất kiệm lời khen mỗi khi xem bài vở. Tình thương của mẹ dành cho tôi cứ lặn hết vào trong. Có khi là một gói kẹo giấu dưới đáy giỏ, là mấy cuốn truyện tranh tìm được đâu đó, là khẩu súng nhựa bắn nước để tôi chơi một mình với mấy bụi cây. Những món qùa giấm dúi đó lâu lâu cũng bị ngoại và anh Khiêm bắt gặp. Ngoại quay đi không nói gì nhưng anh Khiêm thì ghen tức ra mặt. Trẻ con, những phần chia giấu diếm ắt phần đó phải nhiều hơn. Mà anh ghen tức với tôi làm gì khi anh là niềm hãnh diện của mẹ, là đại diện cho phần đời đẹp đẽ mà mẹ đã sống. Bên cạnh mẹ anh tung tăng tíu tít hồn nhiên ngửng cao đầu. Còn tôi… tôi còn nhớ một năm tôi và anh Khiêm theo mẹ đi kỵ cố. Trong khi tôi thơ thẩn góc sân nhặt nắp chai bia chơi một mình thì có một bà già, già như ngoại đến nâng cằm tôi lên. Đội mắt hấp háy nhìn thẳng vào mắt tôi, bàn tay nhăn nheo sờ sọang lên môi, lên mũi rồi vân vê vành tai tôi săm soi từng chút một. Tôi rùng mình. Mẹ đứng đó tự bao giờ. Mẹ nhỏ giọng bảo tôi:

– Con thưa mụ đi.

Tôi lí nhí lặp lại:

– Thưa mụ.

Bà buông tôi ra quay về phía mẹ:

– Thằng “lỡ” đây phải không?

Mẹ cúi đầu:

– Dạ.

Tiếng “dạ” khó khăn như bị chặn ngang cổ. Đôi mắt đỏ hoe, mẹ quay đi len lén chùi nước mắt.”

Đọc đoạn văn, nghĩ đến tình thương của mẹ Bão đối với Bão cũng là tình thương của tác giả đối với những nhân vật tội nghiệp, đáng thương của mình mà tình cảm của ta đối với mẹ Bão và Bão như cũng muốn “quay vào trong” nhưng lại muốn bùng vỡ, phản kháng lại những điều “tai quái” đâu đâu đã mang đến cho họ. Ta ước gì những điều đó đừng xảy ra để cho cuộc đời họ bớt khổ, bớt nhọc nhằn.

Cuộc sống trầm luân do có một đứa con “ngoài luồng” đã khiến cho mẹ Bão phải chịu nhiều đau khổ vì chính người đã sinh ra mình. Và chính sự chịu đựng ấy đã khiến chị trở thành một con người sâu sắc. Và sự sâu sắc của chị đã được bộc lộ đỉnh cao lúc lâm chung khi chị gọi từng người con vào để dặn dò riêng lẻ từng người một. Nhưng tựu trung, vẫn là ước muốn về niềm hạnh phúc cho cả ba theo từng ‘hoàn cảnh’ của mỗi người trong gia đình và trong lòng một người mẹ đã hiểu thấu lòng con.

Tôi, một độc giả cũng có nguyên quán Thừa Thiên-Huế, khi đọc “Bão”, đã đôi lần “chùng lòng” theo diễn biến của câu chuyện, theo những đoạn văn gắn liền với thân phận của Bão và mẹ Bão và theo những “ứng xử” của những nhân vật đối với nhau và đối với chính mình.

Tuy không được sinh ra và lớn lên nơi quê cha đất tổ và thi thoảng, chỉ làm khách du lịch về thăm quê, thăm những thắng cảnh, những di tích lịch sử của một thành phố cố đô với những truyền thống và quan niệm tốt đẹp có, xa xưa có, tôi chỉ phần nào biết và hiểu được vài đặc điểm của con người sông Hương-núi Ngự.

Thế nhưng, đọc Bão, với những cảm xúc vơi đầy, tôi như cảm được một trong những điều mà tôi tạm gọi là “tình tự” của người quê tôi. Đối lập với cái thái độ “đáng ghét” của nhân vật “bà ngoại” đối với mẹ Bão, hành động bà “lén lút” và “đột xuất” cho Bão trái ổi mà “Chợt nhớ một lần bà tìm được trong vườn một quả ổi lớn lắm, quả ổi bị chim ăn một góc. Bà liếc nhanh vào nhà. Anh Khiêm đang học bài ở đó, còn tôi, chơi lúc thúc bên mấy bụi nhài. Bà nâng quả chín trên tay, ngắm nghía một lúc rồi gọi:

– Nì, Bão.

Tôi ngước lên, đứng yên, lo lắng. Nhưng bà đã đến bên chìa quả ổi cho tôi. Quả ổi chín vàng ươm. Con chim nào mổ vào lòng quả chín để lộ ra lòng quả đỏ như son. Tôi nhận lấy bằng cả hai bàn tay lem luốc của mình, chợt nhận ra mắt bà và mắt mẹ sao mà giống nhau đến lạ lùng. Cứ ươn ướt nước. Khi ngoại đi rồi, tôi nhâm nhi trái chín, từng chút một. Cả đời, chưa bao giờ tôi được ăn một trái ổi thơm mềm, ngon đến thế.”

Một hành động giản đơn thôi, một trái ổi chín tuy bị chim ăn nhưng biết là ngon, bà ngoại đã cho đứa cháu “ngoài vòng lễ giáo” của mình chắc là do một tình thương không-định-kiến, u ẩn ngay từ khi có Bão trong nhà được nêu lên như một phát hiện lạc quan.

Khi bà ngoại và mẹ Khiêm, Bão và Lụa mất, theo ý chị, Khiêm có quyền thừa hưởng ngôi nhà hai người đã khuất đã tạo dựng và giữ gìn theo năm tháng.

Và câu chuyện kết thúc với hạnh phúc của Bão, khi em đã gần như thành nhân, với Lụa, một cô gái gần như là một ‘bản sao’ về tính cách của mẹ Bão, theo ý muốn của chị lúc lâm chung, như một logic ắt có và đủ cho một ngày mai tươi sáng, khi cơn bão đã làm khổ những nhân vật của truyện, và cũng có thể là những con người thật, qua đi, xóa tan những u uẩn đã có trong đời và mang lại cho họ những điều tốt đẹp nhất…

SG, 27/12/22 

T.D.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm