TIN TỨC

Chữ An của Tào Mạt | Nguyễn Quang Lập

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-06 23:38:20
mail facebook google pos stwis
1268 lượt xem

NGUYỄN QUANG LẬP

Ấy là mùa Đông năm 1986, tôi tới chòi ngắm sóng của Phùng Quán và gặp Tào Mạt ở đấy cùng với vài người nữa. Ở chòi ngắm sóng chỉ có hai món, đó là rượu và thơ. Có Tào Mạt, chiếu rượu thêm một món chèo. Tào Mạt hát chèo thật hay, càng say ông hát càng hay.

  Xong món chèo đến tiết mục Tào Mạt cho chữ. Mọi người trong chiếu rượu đều được Tào Mạt cho chữ thơ, mỗi người một bài thơ vịnh bằng chữ Hán. Thuộc hạng tép riu không dám dự phần, tôi ngồi yên một xó nhìn các đàn anh hí hửng nhận chữ thơ từ tay Tào Mạt. Cho chữ hết lượt, Tào Mạt sực nhớ ra hãy còn tôi nữa. Ông nhìn tôi như xói rồi viết chữ thật to đặt lên đầu tôi, mọi người ồ lên một tiếng, chữ An viết thảo rất đẹp.

Tôi vừa mừng vì được Tào Mạt cho chữ, vừa tủi thân khi mọi người được cả bài thơ, tôi chỉ được mỗi chữ An. Tuổi trẻ ngông cuồng ghét mấy chữ Đức, Tín, Tâm, An bọn đạo đức giả vẫn trưng lên, nhưng lại khó lòng chối bỏ những Vinh, Quý, Lộc, Danh, bét ra cũng Đạt, Khang, Thành, Tiến - sản phẩm của văn hóa trọc phú. Không được mấy chữ mình mong, và ngờ rằng có ẩn ý sâu xa của Tào Mạt, có thể ông đọc thấy chữ loạn trong tôi nên đã vội vã đặt chữ An lên đầu ấn xuống. Tôi cười như mếu.

Bữa đó đông người tôi không dám hỏi, ba ngày sau vẫn ở chòi ngắm sóng may mắn được đối ẩm với Tào Mạt tôi đã gặng hỏi. Ông tủm tỉm cười, nói: “Ẩn ý gì đâu. Mọi người già rồi, sắp xuống lỗ rồi, chơi cho vui chữ gì mà chẳng được. Riêng chú mày còn trẻ, từ đây tới khi xuống lỗ còn cả chục cuốn sách nữa, anh muốn tặng chú mày chữ quan trọng nhất của nghiệp văn”.

Vẫn không hiểu. Tôi tưởng chữ quan trọng nhất của nghiệp văn là chữ Tài, chữ Danh, ít ra cũng chữ Đạt, sao lại là chữ An? Tào Mạt biết tôi đang nghĩ gì, ông tủm tỉm cười không nói. Tào Mạt có cái cười tủm rất duyên.

Mãi rồi ông cũng nói: “Chú mày còn trẻ phải ráng mà hiểu lấy chữ An. Dưới gầm trời này, là anh nói dưới gầm trời tụi mình đang ngồi uống rượu đây này, nhà văn không đau với chữ An không viết ra văn đâu - Tào Mạt bất ngờ cạn chén, khà một tiếng rõ to - Còn như đám nhà văn núp bóng chữ An, chúng toàn viết ra rác rưởi cả thôi em ạ”.

Tan cuộc rượu về nhà tuy vẫn nhớ những gì Tào Mạt nói nhưng tôi không thấy có gì thật cần phải lưu ý, nghĩ bụng kẻ sĩ thường cực đoan nói gì cũng hơi quá lên một chút. Chữ An ông cho đem về Huế cất vào cuốn từ điển rồi cũng quên mất. Bảy năm sau, năm 1993 ra Hà Nội, nghe tin Tào Mạt sắp về trời, tôi vội tới “Phố nhà binh” thăm ông. “Trời đâu mà về? - Cái cười tủm đã méo nhưng vẫn rất tươi, Tào Mạt nói tỉnh rụi - Thành cát bụi là nói cho sang. Mình cũng giống muôn loài, rồi cũng phân gio cả mà thôi”.

Nghe sao mà đắng ngắt!

Ốm đau mặc kệ, Tào Mạt vẫn lôi rượu ra mời. Ông chỉ nhấp chút xíu, chủ yếu để rót rượu cho tôi, chạm cốc với tôi. Bất ngờ ông hỏi tôi: “Lập đã thấm được chữ An chưa?”. Tôi ngớ ra một lúc mới nhớ câu chuyện bảy năm về trước. Ông hơi buồn, có lẽ thất vọng thì đúng hơn. “Anh tưởng chú mày sâu sắc lắm” - Ông nói vậy rồi im, cứ xoay xoay cốc rượu không buồn uống cũng không buồn nói.

Tôi chờ đợi điều gì đó thật nghiêm trọng. Nhưng không. Dường như ông bỏ qua điều vừa nói, chìa cánh tay có mấy cái u nhỏ nổi lên ở cùi tay, nói, ung thư di căn ra mấy chỗ đó rồi đấy. Ông rót rượu. “Trước đó anh có biết gì đâu. Vẫn rượu vẫn chèo, phơi phới lắm. Đâu biết thần chết đã ém trong mình đã lâu - Buồn tay ông lại rót rượu ra hai, ba cốc - Bị rồi mới tiếc, giá mình đi khám định kỳ thường xuyên thì đâu đến nỗi”. Tào Mạt im lặng hồi lâu bỗng thở hắt ra: “Những ai chết vì ung thư đều như anh cả, ngộ nhận về chữ An mà chết, bị chữ An ru ngủ mà chết. Khốn thế”.

Tôi vỡ ra chữ An của ông, chực đế thêm một đôi câu. Tào Mạt đưa tay ngăn lại. Chỉ mình ông nói. Ông cầm cốc rượu xoay xoay rủ rỉ nói, hình như chỉ nói cho ông. Cái làng ở Sông Thao đẹp lắm, sơn thủy hữu tình, bình yên vô tận. Hóa ra đó là làng ung thư. Cặp vợ chồng nghệ sĩ đẹp nhất thiên hạ, tài cũng nhất thiên hạ, ngờ đâu bị xe cẩu cán chết cả hai. Tháng trước vừa dự sinh nhật thằng con ông bạn đại tá, thằng cu 18 tuổi đẹp như tài tử xi nê. Tháng này nó lấy súng bố nó bắn chết bố nó chỉ vì lên cơn nghiện. Rồi thì cả xe đón dâu bị tàu hỏa nghiến nát, cả đoàn văn công chết chìm đáy hồ, cả làng ngộ độc thức ăn chết lăn ra cả, không ai còn chôn cất cho ai... Tiếng ông trầm bổng âm u, nghe như tiếng của hồn oan.

Tháng sau Tào Mạt về trời. Ở Quảng Trị tôi thắp hương bái vọng ông, đem chữ An ông tặng ra ngắm. Tôi hiểu chữ An ông đặt lên đầu tôi không phải để treo lên, nó chỉ là một lời nhắc nhở cho những ai mới ti toe cầm bút như tôi, rằng bọn cầm bút sinh ra không phải để ve vuốt chữ An, thổi phồng chữ An. Ít ra cũng không để cho chữ An ru ngủ. Còn nhớ khi tôi hỏi Tào Mạt, em nói vậy đúng không? Ông trả lời tôi bằng cái cười tủm héo hắt.

Từ đó đến nay đã gần ba chục năm, những bất an Tào Mạt đã gặp, lạ kỳ thay tôi cũng gặp lại y xì. Cũng một làng ung thư, một cặp vợ chồng nghệ sĩ trẻ, thằng con trai bắn cha và đoàn tàu nghiến nát xe đón dâu... Có lẽ tất cả bất an Tào Mạt đã gặp trong đời ông, giờ đây trở về nguyên xi đời tôi. Chữ An đã ru ngủ Tào Mạt, thế hệ Tào Mạt. Đã ru ngủ tôi, thế hệ tôi. Rồi đây đến lượt thế hệ con cháu tôi, chắc chúng cũng bị chữ An ru ngủ?

Thật đáng sợ biết bao!

Nguồn: Báo Văn Nghệ Tết Nhâm Dần.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm