TIN TỨC
  • Truyện
  • Bến nguyện – Truyện ngắn của Ninh Giang Thu Cúc

Bến nguyện – Truyện ngắn của Ninh Giang Thu Cúc

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-11-08 17:25:38
mail facebook google pos stwis
53 lượt xem

Bước chậm chậm, Dã Quỳ để mặc cho làn mưa bụi hắt vào mặt những sợi nước li ti mát lạnh, gió xuân mơn man vuốt nhẹ từng lọn tóc thả hững hờ trên đôi vai tròn trịa, chiếc áo dài bằng lụa màu tím than ôm sít sao dáng vóc gợi cảm của người thiếu phụ.

Chiều xuống! Buổi chiều trên quê hương với những đám mây màu trắng bàng bạc và màu tím thăm thẳm lang thang đuổi bắt nhau trên không trung đối với Dã Quỳ thật vô cùng thân thiết và quyến rũ… cả một thời con gái - thú tiêu khiển của nàng là trốn mẹ đi lang thang cùng bạn bè nhìn ngắm trời đất nước mây, trong những buổi chiều tuyệt vời như vậy. Dã Quỳ thương yêu từng con đường, từng hàng cây, từng loài hoa mà mỗi mùa là mỗi sắc hương, nhưng sao Dã Quỳ vẫn chỉ “ghiền” mùi hương của hoa sầu đông. Cứ đến mùa hoa sầu đông là mọi người lại thấy nàng ngồi hàng giờ dưới gốc sầu đông ngước mặt thở và nhìn say mê những chùm hoa cánh nhỏ li ti màu trắng đục điểm những chấm tím nhàn nhạt, chẳng bao giờ Dã Quỳ bẻ để cắm vào lọ, bởi sự suy luận lẩm cẩm: Vốn nó đã “sầu”, đừng nên bắt nó phải “đau” thêm khi bị bứt khỏi thân thể. Bạn bè thường bảo Dã Quỳ như người trên mây…

Bây giờ nàng trở về quê hương sau bao tháng năm xa cách, kỷ niệm xưa cồn cào đánh thức niềm tin tưởng mà lâu nay như đã ngủ yên.

Dã Quỳ lẩm bẩm:

Mười năm! Thời gian chẳng hề dừng lại - Cô nữ sinh Dã Quỳ năm nào bây giờ đã thành bà quả phụ Vinh Duy vừa mãn tan chồng khi nhan sắc đang vào độ chín muồi viên mãn, hạnh phúc nỡ quay lưng nhanh chóng với từng số phận như vậy hay sao? Mới ngày nào vẫn trên con đường sương mù màu sữa đục mỗi sáng, và hoàng hôn tím đẫm mỗi chiều, Dã Quỳ và Vĩnh Duy tay trong tay, sóng bước bên nhau, môi nở hoa cười và tim rung điệu đàn kỳ diệu theo từng lời hẹn ước trăm năm.

Rồi một ngày nắng thu vàng trải nhẹ trên ngàn cây nội cỏ, không gian trong vách thanh bình, ngõ nhà nàng rực rỡ màu lụa điều phủ kín những mâm cau xanh mướt, xác pháo hồng tràn ngập bước vu quy. Dã Quỳ kiều mị trong chiếc áo thụng bằng gấm Thượng Hải màu vàng và chiếc khăn vành dây rộng, trang phục cổ truyền của các cô dâu đất kinh thành, cúi đầu từ giã mẹ hiền và mái ấm gia đình mà sống mũi cay nồng khóe mắt ướt long lanh…

Đàn bà con gái quả là rắc rối, hạnh phúc hay khổ đau đều được biểu thị bằng nước mắt, bị ép duyên ngày cưới khóc, được làm vợ người yêu ngày cưới khóc - đúng là:

“Khấp như thiếu nữ vu quy nhật”

Dã Quỳ làm sao quên được những ngày tháng đầy ắp yêu thương trong bảy năm làm vợ. Vĩnh Duy, trong tâm tưởng của nàng không phải chỉ đơn thuần là một người yêu, một người chồng - mà còn là một bậc thầy, một người anh lớn, một điểm tựa vô cùng vững chắc của đời nàng, không có điều gì Dã Quỳ lại không nhờ Vĩnh Duy giảng giải, Vĩnh Duy như cuốn bách khoa từ điển của riêng nàng, Dã Quỳ sung sướng êm ấm trong vòng tay che chở của người đàn ông tuyệt vời. Thế rồi một tai nạn bất ngờ xảy ra trong phòng thí nghiệm vật lý, đã cướp đi sinh mạng Vĩnh Duy, cướp đi người chồng yêu quý, để lại Dã Quỳ góa bụa với con gái bé bỏng vừa lên bảy tuổi - xinh xắn thông minh và giống cha như một bản photocopy, nhìn bé Hương Giang, Dã Quỳ thấy như Vĩnh Duy vẫn ở bên nàng.

Ba năm trời tang tóc buồn đau, chẳng hề ảnh hưởng gì đến nhan sắc của “gái một con”, trái lại Dã Quỳ như đẹp hơn, với nét u sầu trên triền môi sóng mắt, càng tăng thêm sức quyến rũ của người cô phụ. Dã Quỳ cố tránh xuất hiện ở đám đông, ở các buổi chưa đãi tiệc tùng - nàng sợ những lời khen, những cái nhìn ngưỡng vọng của đàn ông. Hơn ai hết, Dã Quỳ biết rõ phong vận, phong cách đầy thuyết phục của mình, và chỉ sợ trong một phút bằng nỗi cô độc tột cùng lỡ ra không làm chủ được bản thân - thì sẽ có tội biết bao với linh hồn Vĩnh Duy và với đứa con gái mồ côi cha quá sớm của nàng.

Ba năm qua nàng tìm vui bằng công việc, bằng sự chăm sóc con thơ và bằng kỷ niệm của những năm tháng thần tiên xưa cũ. Quán tính dẫn dắt bước chân Dã Quỳ đến trước bến sông kỷ niệm ngày nào. Tại đây trong một buổi chiều mưa xuân nhè nhẹ, Dã Quỳ đã xúc động và sung sướng biết bao khi nghe Vĩnh Duy bày tỏ tâm tình và ngỏ lời ước hẹn…

Vén tà áo dài, Dã Quỳ ngồi nhẹ xuống bãi cỏ, lòng bồi hồi theo từng dòng hoài niệm, nàng kêu khẽ:

Vĩnh Duy ơi! Em trở về quê hương và đang ngồi trên bến nước của chúng ta, em vẫn nghĩ rằng anh đang ngồi bên em như tự thuở nào, mai này khi con gái chúng ta khôn lớn, em sẽ đưa con đến đây kể cho con nghe chuyện tình đẹp của mình để con càng yêu quý anh hơn, nếu có linh hồn trong cõi chết xin anh hãy phù hộ cho con chúng ta học hành chăm ngoan, cho em có đủ nghị lực để sống xứng đáng với tình yêu của anh, với trí tuệ và nhân cách của anh, anh vẫn là niềm tự hào và nơi nương tựa mãi mãi của mẹ con em, anh nhé!

Qua màn nước mắt, Dã Quỳ như thấy Vĩnh Duy gật đầu cười mãn nguyện, nàng đứng lên và cảm nhận mơ hồ có một vòng tay đang đỡ nhẹ tấm lưng thon thả của mình, Dã Quỳ nhắm mắt nép đầu vào bờ vai ấm áp bên cạnh:

- Anh Duy!

Không, mẹ đây Dã Quỳ, sắp tối rồi, về đi con kẻo lạnh, bé Hương Giang đang đợi chúng ta ở nhà, con biết không?

Dã Quỳ như bước ra khỏi cuộc mộng du, nàng bật khóc và úp mặt vào ngực mẹ:

Mẹ ơi! Con chỉ được cái làm khổ mẹ mà thôi.

Bà Hoàng Lan cười đôn hậu:

- Mẹ chỉ làm lại việc mà bà ngoại đã làm ngày xưa con ạ

Dã Quỳ bỗng nũng nịu như những ngày thơ trẻ:

- Rứa mẹ kể chuyện ngày xưa của mẹ cho con nghe với.

Bà Hoàng Lan mơ màng:

- Ngày xưa ư - thì ngày xưa bà ngoại của con cũng từng ra tìm mẹ ở bến sông nầy trong những chiều mưa bụi đầu xuân, dạo ấy những ngày nghỉ dạy mẹ cũng thường ra ngồi đây để nhớ tưởng đến ba của con.

Dã Quỳ nhìn mẹ với niềm thương quý ngút ngàn, nàng im lặng đi theo bà cụ rồi suy nghĩ miên man:

Thì ra từ bến sông nầy bố mẹ mình cũng đã từng gặp gỡ đợi chờ, rồi chia xa thương nhớ…người ra đi quyết tâm đền nợ nước, kẻ ở lại tảo tần khuya sớm “Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam, dạy con thiếp làm phụ thân” (CPN).

Dã Quỳ vô cùng tự hào về người cha đã “giã nhà đeo bức chiến bào” và người mẹ trẻ đã âm thầm chiến đấu để chiến thắng mọi cám dỗ, thờ chồng nuôi con, nàng nói với mẹ mà như tự để mình nghe:

Con sẽ làm tất cả cho bé Hương Giang như mẹ đã dành trọn một đời xuân sắc để nuôi dạy con, mẹ ạ.

Xin cảm tạ bến sông thề hẹn của mẹ, của con, của chúng ta - những người phụ nữ nối tiếp nhau qua bao thế hệ. Bến sông nầy đã, đang, sẽ chứng kiến và chứng nhận mọi nguyện thề son sắc thủy chung.

Hai mẹ con sóng bước bên nhau, hoàng hôn chầm chậm xuống, mưa bụi lay phay từng hạt, từng hạt, bám nhẹ trên mái tóc của hai thế hệ…

Ninh Giang Thu Cúc

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Quy cố hương - truyện ngắn Châu Đăng Khoa
Để anh nhớ xem. Mẹ vẫn gọi là loài trên cạn em à. Tín hiệu mẹ cài trong đầu mình đó, em tìm lại xem. Gọi gì cũng được, mình cứ gọi theo tổ tiên thôi.
Xem thêm
Người của buôn làng - truyện ngắn của Phạm Minh Mẫn
Rút từ tập truyện ngắn GIẢI NOBEL THỨ BẢY của tác giả.
Xem thêm
Cô bé có đôi bàn tay kỳ diệu
Nguồn: Mẹ - tập truyện ngắn của Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, in năm 1997; trang 221.
Xem thêm
“Ông Ba Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
“ÔngBa Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
Xem thêm
Những trang sách cũ
Mẹ tôi kể là trong ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình đã bày trước mắt tôi một cây bút, một quyển sách, một tờ giấy bạc, một chiếc hàn thử biểu và một cái muổng gỗ dùng để nấu ăn. Chọn thứ nào sẽ là dự báo tương lai cho cuộc đời tôi.
Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung
Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm