TIN TỨC

Cần một “Hội nghị Diên Hồng” cho giáo dục

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-11-27 11:58:06
mail facebook google pos stwis
56 lượt xem

“Giáo dục sụp đổ đồng nghĩa với quốc gia sụp đổ”. “Để chống phá bất kỳ một quốc gia nào, không cần phải dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên”. Lời cảnh tỉnh của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela năm xưa  như đang báo động đối với đất nước chúng ta khi mà cư dân mạng đồng loạt gióng lên tiếng chuông cảnh báo về gian lận thi cử, mua bán bằng cấp ở các trường đại học. Nhà báo Trần Ngọc Châu đã đi hầu khắp thế giới khảo sát về giáo dục đã viết nên cuốn sách  ĐỪNG COI THƯỜNG SỰ LƯỜI HỌC CỦA CON NGƯỜI đầy tâm huyết này.
 

CẦN MỘT “HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG” CHO GIÁO DỤC

NGUYỄN TRƯỜNG

Đó là đề nghị của TS, nhà báo, nhà giáo Trần Ngọc Châu, tác giả của cuốn sách “Đừng coi thường sự lười học của con người”, (NXB Tổng hợp TP. HCM 2020). Một người nặng lòng với quê hương đất nước, thông qua việc lo cho thế hệ tương lai, việc dạy, học như thế nào, qua đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp có tính chiến lược cho ngành giáo dục để đất nước tồn tại và phát triển.

Cuốn sách không ghi thể loại gì, nhưng theo Lời nói đầu, TS.Trần Ngọc Châu cho biết, anh viết với bút pháp pha trộn giữ bình luận và hồi ức, cách viết này nó có lợi là  đưa vào đó “hơi thở” của bình luận. Ngược lại bình luận cũng bớt nhàm chán khi được minh họa bởi “nhịp đập” của các câu chuyện kể. Đúng như vậy, cuốn sách bàn về chuyện giáo dục theo kiểu chính luận mà không khô khan, thậm chí còn rất hấp dẫn vì xen trong những dẫn luận, minh họa, có cả cách kể của nhà văn, có nhân vật, có số phận nhân vật, có hành động, có kết thúc truyện, nhiều khi chính câu chuyện gợi mở ý tưởng cho một truyện ngắn.

Bài học bắt đầu từ trong lịch sử. Vua Quang Trung, sau khi đánh đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi, đến lúc trị nước. Vua nghe theo lời quân sư  Nguyễn Thiếp: Phải học!  Quang Trung cũng đã cho thực hiện lời chỉ bảo này. Ngày nay trong đền thờ vua Quang Trung ở Bình Định vẫn còn câu “ Kiến quốc dĩ giáo học vi tiên, cầu trị dĩ nhân tài vi cấp.” (Dựng nước lấy việc (dạy) học làm đầu, cần trị lấy người tài làm gấp). Tuy nhà vua có cho thực hiện lời dạy đó nhưng “Vương triều thất bại không phải vì thiếu chủ trương giáo dục là quốc sách mà là không hành động như lời nói”. “... Nhà Tây Sơn buổi đầu xem như được cai trị bởi những quan chức ít học, lười nhác học tập và trao dồi đạo đức... không mấy quan tâm đến các chỉ thị từ chính quyền trung ương. Họ toàn là những người được chọn lựa trong số những cư dân sinh quán ở làng Tây Sơn” (Trang 18, tác giả dẫn lại lời của George Dutton trong cuốn “Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn”, NXB Tổng hợp tp HCM). Bài học từ trong lịch sử còn được Trần Ngọc Châu nhắc lại hồi đầu thế kỷ 20, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã nhìn đúng thời thế, chủ trương “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Bởi ông biết, dân ta đa số là nông dân, nếu kêu gọi dân ta đứng lên bạo động chống thực dân Pháp sẽ thất bại. Cụ chủ trương: “Không bạo động, bạo động là chết, không vọng ngoại, vọng ngoại là ngu. Tôi chỉ có một lời nói với đồng bào: Không gì bằng học.”  Tác giả bình luận hoàn toàn chính xác: “Quan niệm đó không những có giá trị lúc bấy giờ mà còn đến hôm nay...Phải học trước, phải rèn luyện ý chí, xây dựng đạo đức trước... thì phát triển bền vững. Liệu có một quốc gia nào, từ cổ chí kim,  dân trí cao mà lại nghèo đói và lệ thuộc vào ngoại bang? Chắc là không” (Trang 36).

Tác giả dẫn lại lời em bé gái tên là Malala 15 tuổi người Pakistan, em dám dẫn dắt một chiến dịch giành quyền đi học cho các bé gái, nơi mà chủ nghĩa cực đoan không cho các bé gái quyền đi học. Cô bị bắn vào đầu, nhưng may mắn thoát chết, cô được đưa đến Anh và được mời phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc: “Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cây bút, và một cuốn sách có thể thay đổi thế giới. Giáo dục là giải pháp duy nhất. Giáo dục trước tiên”... “ Giáo dục là giải pháp duy nhất cho nghèo đói, bất bình đẳng và khủng bố”. Bởi học quan trọng đến như vậy, nhưng Việt Nam là nước lớn thứ ba về dân số ở Đông Nam Á, “Đến nay vẫn chưa có trường đại học nào được công nhận đủ tiểu chuẩn quốc tế. Căn cứ vào bảng “ Điều tra các đại học tốt nhất của tạp chí Asia Week” năm 2000, và “ Điều tra các đại học tốt nhất châu Á Thái Bình Dương” vào năm 2004 của Đại học Thượng Hải, thì không tìm đâu ra địa chỉ của đại học Việt Nam”. Sai lầm của chúng ta là lo cải cách giáo dục từ cấp tiểu học trở lên. Nhưng các nước tiên tiến, người ta cải cách từ cấp đại học trở xuống. Bởi thế đại học Việt Nam không thấy đâu trên bản đồ đại học thế giới cũng là điều dễ hiểu. Trần ngọc Châu sang Mỹ làm nghiên cứu sinh về đề tài Truyền thông đại chúng, nhờ đó anh có điều kiện nghiên cứu sâu về giáo dục các nước như Mỹ, Úc, Trung Quốc,  Đài Loan, Nhật và các nước Đông Nam Á. Anh nhận ra mặt mạnh yếu trong giáo dục của mỗi nước rồi liên hệ với giáo dục Việt Nam. Tác giả nhận định: “Tất cả mọi sự phát triển của Việt Nam hiện nay ở thế kỷ 21 phải dựa trên nền tảng giáo dục hướng đến khai phóng và tự do” (Trang 83). “ Trước mắt chúng ta cần đưa ra nguyên tắc giáo dục rất đơn giản nhưng cần thiết lúc này là một nền giáo dục  không nói dối. Không thể tạo nên một sản phẩm giáo dục hoàn hảo khi chúng ta chấp nhận nói dối từ những năm đầu tiên các con cắp sách tới trường” (Trang 126). Tác giả chỉ ra nguyên nhân: “Từ ngày thống nhất đất nước 1975, riêng trong giáo dục, chúng ta đã “cải cách” rất nhiều, nhưng kết quả không bao nhiêu. Phương pháp cải cách chúng ta theo kiểu sai đâu sửa đó. Cách làm này có thể khiến cho cái sai chồng lên cái sai” (trang 126). Tác giả kiến nghị  “Nếu đã sai ở hệ thống thì phải tìm cách thay đổi hệ thống... Thận trọng tốt nhất là trưng cầu dân ý về cải cách giáo dục, để khả dĩ xã hội có thể đạt tới đồng thuận về một triết lý giáo dục, không những cho bây giờ mà còn cho cả mai sau” (Trang 127). Nghiên cứu sâu vào giáo dục Mỹ,  nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, thì hẳn là giáo dục Mỹ phải ưu việt tương ứng. Nhưng nước Mỹ đã từng gióng lên hồi chuông báo động về “Khủng hoảng giáo dục, đất nước lâm nguy”. Họ khác nước Nhật không chỉ “Cải tổ giáo dục”, mà nâng lên tầm quan trọng hơn, coi việc xuống cấp giáo dục như an nguy của quốc gia để đánh động toàn liên bang khi  “tỷ lệ tốt nghiệp các trường học phổ thông còn quá thấp, và có những lỗ hổng lớn trong thành tích học tập của các em. Các doanh nghiệp đang vật lộn để tìm kiếm những sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức tổng quát, toán và khoa học để lấp đầy công việc hôm nay” (Trang 143). “ Ba thập kỷ trước, Tổng thống Ronald Reagan còn gọi đó là “hành động chiến tranh”. Ông nói “ Đất nước chúng ta đang lâm nguy. Sự ưu việt chưa từng có của nước Mỹ trong thương mại, công nghiệp, khoa học và đổi mới công nghệ đang bị các đối thủ trên khắp thế giới vượt qua. Nền giáo dục của chúng ta đang bị xói mòn bởi một làn sóng tụt hậu, đe dọa chính tương lai của chúng ta như là một quốc gia và một dân tộc. Nếu bất cứ nước nào âm mưu áp đặt lên nước Mỹ một chất lượng giáo dục tệ hại thì chúng ta có thể coi đó là một hành động chiến tranh” (Trang 144).  Tác giả kết luận “Có thể nói không một quốc gia nào có nhiều lo lắng về những nguy cơ giáo dục tụt hậu bằng nươc Mỹ. Và chính vì vậy Hoa Kỳ luôn tiến lên phía trước” ( trang144). Những báo động đỏ đó đã “Thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi tầng lớp xã hội Mỹ. Trong số các biện pháp mà bản báo cáo “Đất nước lâm nguy” đề xuất thì biện pháp thành lập một chương trình giảng dạy cốt lõi chung được hoan nghênh nhất” (Trang 145). Hoa Kỳ đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đến 3 lần để bàn về cải cách giáo dục do tổng thống chủ trương. Họ lôi cuốn được cả cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào cải tổ giáo dục. Sự thành công của cải tổ giáo dục Hoa Kỳ như ta đã biết nhờ sự cảnh báo được đẩy lên cao nhất, như là đại họa của một cuộc chiến tranh, thu hút được mọi tầng lớp xã hội quan tâm cùng chung tay thực hiện. “Tiếc là Việt Nam chúng ta, một đất nước cần cải tổ tận gốc nền giáo dục đã lỗi thời, dù nó đã thành công trong chiến tranh, thì lại chưa tổ chức được một diễn đàn toàn dân để mọi người, mọi ngành, mọi giới tham gia ý kiến. Hiện nay về mặt quản lý giáo dục gần như chúng ta thất bại khi tất cả mọi cải tổ giáo dục từ kỷ luật một giáo viên nhà trẻ hành hạ trẻ em, đến chiến lược giáo dục phát triển, cho đến triết lý giáo dục cho muôn đời sau, đều giao hết cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các vị bộ trưởng giáo dục qua nhiều nhiệm kỳ không thể hoàn thành nhiệm vụ vì tư duy về quản lý giáo dục của cấp trách nhiệm nhất vẫn còn bó hẹp trong “các vấn đề kỹ thuật”. Bao lâu ta chưa tự cởi trói tư duy để hướng giáo dục trở thành một vấn đề của tất cả mọi vấn đề” (trang 155).

 “Giáo dục sụp đổ đồng nghĩa với quốc gia sụp đổ”, bởi thế trên diễn đàn Quốc hội ngày 31/10/2019, đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu đã trích lời phát biểu của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela: “Để phá hủy bất kỳ một quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên...”

Tác giả Trần Ngọc Châu đề nghị : “Một là, hội nghị thượng đỉnh về giáo dục (Hay Hội nghị Diên Hồng về giáo dục ), trong đó thành phần nòng cốt là các nhà doanh nghiệp có uy tín và tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Trước đó phải có một Ủy ban đặc biệt nghiên cứu toàn diện về giáo dục nước nhà và đúc kết thành một  báo cáo nghiêm túc, không thành kiến.

Hai là,“Triết lý giáo dục” mà nhiều đại biểu Quốc hội (Qua nhiều khóa) đề nghị phải được quyết nghị trong đó tinh thần hòa giải được coi là yếu tố mới.

Ba là, Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Giáo dục khai phóng –tự do là nền móng của ngôi nhà mang tên giáo dục, bên trên đó là giáo dục STEM, hay bất cứ loại hình, phương pháp giáo dục nào, chứ không phải ngược lại” (Trang 330).

Trong lịch sử, hội nghị “Diên Hồng” để đoàn kết toàn dân tộc chống kẻ thù hùng mạnh đang chuẩn bị  xâm lược, nó có vẻ cấp bách vì tổ quốc lâm nguy. Nhưng nước Mỹ báo động về xuống cấp giáo dục như việc đất nước lâm nguy thì không khác gì chiến tranh và họ đã thành công, trở thành hình mẫu cho rất nhiều nước noi theo. Bởi thế cần một hội nghị Diên Hồng về giáo dục cũng là tương xứng, đó là phương pháp hữu hiệu nhất cứu dân tộc Việt Nam  khi đất nước đang thật sự ngàn cân treo sợi tóc.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm