TIN TỨC

Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM: Chuyện của những dòng sông là cuộc thi đặc biệt

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-09-18 19:07:03
mail facebook google pos stwis
320 lượt xem

"Dòng sông là cội nguồn, là lịch sử, là kinh tế, là văn hóa,... và cũng là phận người gắn liền với sông nước, đồng thời cũng luôn gắn chặt với đất nước", bà Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM cho biết.

Lời tòa soạn VietNamNet:

Sau 4 tháng phát động cuộc thi "Chuyện của những dòng sông", Ban tổ chức đã nhận được 472 bài viết. Trong đó, 96 bài dự thi lọt vào vòng sơ khảo và được chọn lựa để đăng tải trên báo VietNamNet. 

Trả lời phỏng vấn báo VietNamNet sáng ngày 18/9, bà Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM - thành viên Ban giám khảo cuộc thi đánh giá: "Chuyện của những dòng sông" là một cuộc thi đặc biệt, thậm chí hết sức đặc biệt".

Báo VietNamNet xin gửi tới bạn đọc nội dung cuộc trả lời phỏng vấn bà Bích Ngân.  

 

Bà nhận xét như thế nào về cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”?

Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM: Đây là một cuộc thi đặc biệt, thậm chí là hết sức đặc biệt.

Đặc biệt thứ nhất, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi đã chọn được đề tài hay, rất hay “Chuyện của những dòng sông”. “Chuyện của những dòng sông” chính là dòng sông và những câu chuyện về nó.

Như bạn biết và mỗi chúng ta đều biết, dòng sông còn là cội nguồn, là lịch sử, là kinh tế, là văn hóa, là dòng chảy ngược xuôi, là đôi bờ, là cuộc đời và cũng là phận người gắn liền với sông nước, đồng thời cũng luôn gắn chặt với đất nước.


Bà Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM

Đặc biệt thứ hai, dường như có lẽ chưa có cuộc thi nào do một đơn vị truyền thông tổ chức mà được tổ chức một cách quy mô và chuyên nghiệp như thế.

BTC đã tổ chức một chuỗi hoạt động vừa ở diện rộng vừa đi vào chiều sâu với nhiều cuộc gặp gỡ, tọa đàm, hội thảo. Đồng thời, tổ chức cho nhiều cây bút chuyên nghiệp của 3 miền đất nước có những cuộc hội ngộ với chuyến đi thực tế trên sông nước, bằng nhiều phương tiện từ vỏ lãi, ca nô đến du thuyền 5 sao

Đặc biệt thứ 3 là tính mục đích của cuộc thi rất rõ. Viết về những dòng sông bằng những con chữ cụ thể, thông điệp cụ thể nhằm góp một tiếng nói, một thái độ, một đòi hỏi, một nguyện vọng để mong có thể làm cho những dòng sông đẹp hơn và có ích hơn không chỉ trong ký ức, trong tiềm thức, trong cảm xúc mà còn trong sự phát triển kinh tế đất nước nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân.  

Là một trong 5 thành viên ban giám khảo, bà có ấn tượng như thế nào về các tác phẩm dự thi “Chuyện của những dòng sông”?

Ấn tượng lớn nhất là sự phong phú, đa dạng và cả sự độc đáo, khác biệt về nội dung và cách thể hiện của tác giả. Từ tác phẩm, nhiều tên sông, nhiều dòng sông, nhiều cuộc đời sông đã tạo nên cảm xúc nơi người đọc.

Cảm xúc từ các tác phẩm đem lại cho người đọc là ấn tượng sẽ lưu lại dài lâu và đó cũng chính từ chất lượng các tác phẩm mang lại, cũng là thành quả của cuộc thi hết sức đặc biệt này.

Và cũng bởi ấn tượng này mà các tác phẩm vào vòng chung khảo đã ít nhiều làm khó các thành viên ban giám khảo.

Như vậy, bà có hài lòng với kết quả các tác phẩm được chọn trao giải của cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”?

Cuộc thi viết “Chuyện của những dòng sông”, thực ra cũng là một cuộc chơi, dù là cuộc chơi của chữ nghĩa, của ký ức, của trách nhiệm… Đã là cuộc chơi thì có luật chơi của nó mà người tham gia phải tuân theo.


Cảnh quan bên sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn trung tâm TPHCM và khu đô thị Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Ảnh: Nguyễn Huế

Chẳng hạn như cuộc thi hoa hậu mà ta thường thấy. Nhiều khi người được xướng tên hoa hậu chưa hẳn là người đẹp nhất mà thường là người may mắn nhất, đôi khi là may mắn ở phần thi ứng xử hay màn trình diễn áo tắm. Và không ít trường hợp người đẹp nhất của cuộc thi thậm chí không nhận được giải nào.

Rõ ràng, giải thưởng của các cuộc thi dù loại hình khác nhau, quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng trách nhiệm lại thuộc về người “cầm cân nảy mực” là ban giám khảo. Do đó chúng tôi đã làm việc với sự công tâm cao nhất.

Tuy vậy, tôi vẫn thấy tiếc, giá như hầu bao của BTC to hơn thì chắc là có nhiều tác phẩm hơn được trao giải thưởng chính thức, bởi đây là cuộc thi mà các tác phẩm tham dự tạo được thật nhiều cảm xúc.   
 


 

Lễ trao giải cuộc thi “Chuyện của những dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25/9 tại TPHCM.

Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi gồm có: 01 giải Nhất trị giá 50 triệu đồng; 02 giải Nhì mỗi giải trị giá 30 triệu đồng; 03 giải Ba mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; 06 giải Ấn tượng của Ban tổ chức. 

Tại buổi lễ trao giải còn có 2 sự kiện: Thứ nhất, giới thiệu sách "Chuyện của những dòng sông". Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã quyết định lựa chọn 55 tác phẩm tham dự cuộc thi được đăng tải trên báo Vietnamnet in sách "Chuyện của những dòng sông".

Thứ 2, tọa đàm "Giong buồm". Tọa đàm mở ra với mong muốn kết nối những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, những người yêu sông nước ... cho hành trình phát triển kinh tế sông, kinh tế biển của Việt Nam. Buổi tọa đàm có sự tham gia của 4 diễn giả:

- Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bình Định F1.

- Ông Đặng Bảo Hiếu, Chủ tịch Focus Travel, Chủ tịch HĐQT Ana Marina Nha Trang.

- Ông Po Trần, Chủ tịch của chi hội East Saigon của Liên đoàn lãnh đạo trẻ toàn cầu JCI.  

- Nhà báo Hoàng Tư Giang, báo VietNamNet.  
 


Chương trình buổi lễ trao giải "Chuyện của những dòng sông" diễn ra vào ngày 25/9 tại TPHCM.

Nguồn: VietNamNet

Bài viết liên quan

Xem thêm
Khơi nguồn văn hóa Việt qua xuất bản sách
Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc - ASEAN 2024 diễn ra tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) từ ngày 16 - 19.11. Tại đây, 2 đầu sách về văn hóa VN đã được giới thiệu với bạn đọc ngoài nước.
Xem thêm
Hội Nhà văn Việt Nam mời dự Đại hội
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ XI (2025-2030) - Chi hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm
Thể lệ Cuộc thi viết và ảnh Đánh thức những miền đất
Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức Cuộc thi viết và ảnh với chủ đề Đánh thức những miền đất dành cho mọi công dân Việt Nam
Xem thêm
Danh sách các tác giả vào Vòng chung khảo Cuộc thi Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2
Công bố Danh sách các tác giả có thơ được chọn đăng trong tập thơ Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya (trong đó 33 tác giả vào Vòng Chung khảo cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam
Xem thêm
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Xem thêm
Trí tưởng tượng bay bổng và những bài học quý
Đọc sách “Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo” của Trần Hà Yên
Xem thêm
Mỗi nhà văn nên giữ một trái tim thanh xuân
Hội nghị người viết trẻ TPHCM lần thứ 5 đã khai mạc tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM. Ngoài 100 đại biểu góp mặt, sự kiện còn quy tụ nhiều cây bút nổi tiếng, có sức ảnh hưởng với văn đàn thành phố và cả nước.
Xem thêm
Hội nghị những người viết trẻ: Đồng hành khát vọng phương Nam
Chúng tôi những người lính tuổi U80 đến dự Hội nghị những người viết văn trê lần thứ 5 do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức.
Xem thêm
HTV đưa tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5
Sáng 4.10, BCH Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức họp báo, thông tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5. c
Xem thêm
Thơ Văn Liêm và những khao khát biển bờ!
Bài của Nguyễn Văn Hòa về nhà thơ Văn Liêm
Xem thêm
Giao lưu và ra mắt 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa chân dung thơ của nhà thơ Nguyên Hùng
Sáng ngày 02/ 10/ 2024, Hội trường B lầu 2 số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP HCM, nhà thơ Nguyên Hùng đã ra mắt bạn đọc 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa 81 chân dung văn học.
Xem thêm