TIN TỨC

Chùm thơ Đinh Thị Như Thúy

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-04-13 22:52:24
mail facebook google pos stwis
1258 lượt xem

Cảm lạnh, ho từ đầu tháng bảy

 

Loài xử nữ nâu trổ màu trên làn da chết
trổ những hạt mầm trong khu vườn ngày bệnh
luôn biết mình thuộc về nơi nào

Những khước từ từng khoét rỗng linh hồn nâu
những chìm sâu ngộp thở
những nhạt lạnh
giấc mơ dài
và sự tĩnh lặng đáng sợ

Rồi cũng ngưng mọi trách móc thở than
vì mùa xuân mùa hạ mùa thu
không ngừng nuôi dưỡng dòng nhựa đắng
những mặt người mong ấm
ngày mùa đông

Luôn biết mình thuộc về nơi nào
trái xử nữ không ngừng lớn dậy.

Nhà thơ Đinh Thị Như Thúy

Mỗi ngày đốt một nụ trầm

 

Dừng lại bên biển
gió mùa xuân cuốn tóc tôi
những sợi trắng
cứ rối tung phía con sóng bạc

Bao nhiêu lá bàng ứa ra non tươi
từ vết sẹo xưa lá già đỏ rụng?

Mùi hương trầm cứ nghẽn hoài trong ngực

Dừng lại bên biển
có tiếng cười hiền lành
vẳng lại từ cõi nào xa
tôi mãi không sao đến được
có dấu còng đào hang
li ti cát làm ra mật ngữ
tôi mãi không sao phiên dịch được

Biết mình thất bại

Biết mùa xuân như mùi trầm hương
như hơi thở nghẹn
như vết sẹo trên thân cây bàng

Như màu hoa
tím trên ngọn đồi vắng lặng
nơi con đường đất vàng sỏi vụn

Có một người nói đi là đi mãi.

 

Phục sinh màu lá

 

Tôi là mưa một buổi sáng cuối mùa
trong căn phòng khép kín cửa
tôi hả hê rơi cùng tiếng sấm
tôi hào phóng chảy trôi theo các con đường

Tôi mang trong mình xác phượng đỏ bầm
xác ve sầu buồn bã
xác lá khô và rác thị thành

Tôi bình yên
tôi không bình yên
tôi trong suốt vì đã quá lâu im lặng

Tôi không còn làn da để tái nhợt
để nóng ran khi nghĩ về anh
tôi choáng váng đã quá gần với biển

Rạt rào tiếng mưa trong khô hạn
chảy tràn tâm trí tôi
cùng ầm vang tiếng sấm

Cơn bão phục sinh đang quét qua thành phố
nơi tôi mọc lên những lá xanh.

Đinh Thị Như Thúy

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm