TIN TỨC

Nhà thơ và thi hứng sáng tạo

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-20 06:12:34
mail facebook google pos stwis
3438 lượt xem

GS. HỒ SĨ VỊNH
 

Nói đến thơ ca, người đọc nghĩ ngay đến tư tưởng tiềm ẩn, thi pháp vừa trực giác, vừa suy lý, ngôn ngữ thơ thường “bị rào cản”, chứ không “tự do” miêu tả như văn xuôi. Những tiên đề và chuẩn mực đó trong cá tính sáng tạo của nhà thơ giúp người đọc thưởng thức bài thơ hay, chưa hay, câu thơ giàu hình tượng hay nghèo thi pháp, thi hứng nhà thơ có mạch thơ sâu, hay nghèo sức tưởng tượng, ý thơ sâu hay nông cạn,... Bài viết này lý giải đôi điều về thi hứng sáng tạo của nhà thơ trong quan hệ lý thuyết thẩm mỹ của nhà thơ.
 

1. DUY CẢM VÀ DUY LÝ LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI NĂNG THI HỨNG
 

Tài năng thơ ca là sự kết tụ giữa duy lý và duy cảm, giữa trí tuệ và tri thức văn hóa do nhà thơ chiếm lĩnh và cảm xúc trào dâng, kết quả của sự rèn luyện, sự lao động nghiêm khắc trong cảm hứng sáng tạo. Cảm hứng trong thơ có hai giai đoạn: Cảm hứng chủ đạo và cảm hứng phản xạ. Cái trước thuộc phạm trù đạo đức - chính trị; còn cái sau là “tia chớp” trong quá trình tìm tòi ý bài thơ. Thiên tài như A. Puskin mà cũng cần đến “sự lao động lặng yên”, trải qua bi kịch sáng tạo, cơn đau đơn nặng nề khi ý và lời thơ chưa gặp nhau, khi “tia chớp sáng tạo” bị biến mất,... Trong thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ở cả hai giai đoạn, nhiều bài thơ viết về đề tài Tổ quốc, thiên nhiên, ngay cả đề tài mất mát, bi thương,… vẫn đọng lại lâu dài trong tâm trí người đọc là nhờ tài năng của nhà thơ đồng hành với cảm hứng của người đọc. Những thi phẩm nổi tiếng thời đó như Sáng tháng năm, Nước non nghìn dặm, Mặt đường khát vọng, Trường ca sư đoàn, Sức bền của đất, Đường tới thành phố, Bài ca chim chơrao, Cuộc chia ly màu đỏ,... còn đồng hành cùng người đọc cho đến hôm nay là nhờ tài năng, sức khái quát cao của trí tuệ và chất liệu văn hóa dân gian, dân tộc. Viết về Đất nước (một chương lớn trong Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm với bút pháp hào hoa, hình tượng Đất nước như một họa phẩm sử thi hoành tráng: Đất nước là nơi Rồng ở, Lạc Long Quân và Âu Cơ, Đẻ ra trăm bọc trứng,... Huyền sử đó, nếu chỉ có thế thì chưa thành thơ hay. Bài thơ hay gây cảm hứng đồng điệu với người đọc là nhờ nhà thơ biết cá thể hóa dáng hình Đất nước:
 
Đất là nơi anh đến trường,
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm,...
 
Một nhà khoa học phương Tây - ông Jacwer Gauchearon - đã có nhận xét về thơ Nguyễn Trãi: “Thi ca và lịch sử chỉ là một... Đã đến lúc lịch sử trở thành động lực của thơ và thơ trở thành động lực của lịch sử”. Đó cũng là trường hợp sáng tạo thành công của nhiều nhà thơ lớn: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Tế Hanh....
 
Thơ viết về biển của Hữu Thỉnh là bài thơ hay, dễ thuộc, nhớ lâu, tứ thơ không lạ, lạ nhất là cách “chơi chữ”, từ nghĩa biểu hiện: biển, cánh buồm chiều, màu tím, gió, vách núi, chuyển dịch sang nghĩa nội hàm để nói lên một triết lý, tình yêu chân thật bao giờ cũng có nhận, có cho, có nhớ nhung và trách cứ của cả hai phía theo lối tu từ phủ định, giả định để xác định:
 
Gió không phải là roi/ mà vách núi phải mòn/ Em không phải là chiều/ mà nhuộm anh đến tím/ Sóng chẳng đến đâu/ nếu không đưa em đến/ Dù sóng đã làm anh/ Nghiêng ngả vì em.
 
Những năm gần đây, nhiều bài thơ viết về người mẹ, người chị với cảm hứng chân thật và giọng điệu lạ; không kể hết những chiến công của người con trai, người chồng nơi đầu tiên mũi đạn.... Bài thơ Chị (Bài dự thi trên báo Văn nghệ) của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm là một thi phẩm khá hay khi ông tạc tượng người vợ chiến binh trong nỗi cô đơn tột cùng bằng những câu nói cửa miệng dân gian: Chưa ai tạc tượng chị trong những ngày anh đi đánh giặc/ Một mình nuôi con/ sóng cả, đò đầy/ thân lươn, mình hạc/ con đường quê nhà vẹt một phương trời/ Chị quên vùng trắng/ Chị quên giếng nước, quên mình là đàn bà/ Chưa ai tạc tượng chị trong những năm tháng cuối cùng/ da nhăn, vỏ đỗ/ Suốt ngày khóc thương/ Chiếc xe lăn xếp cạnh bàn thờ/ Huân chương của anh gắn đầy tay vịn....
 

2. SỨC TƯỞNG TƯỢNG LÀ MỘT PHẨM CHẤT CỦA NHÀ THƠ
 

Sức tưởng tượng là quá trình tâm sinh lý xây dựng nên hình tượng, biểu tượng bằng cách cải tổ tư liệu của tri giác, trí nhớ trong quá trình lao động trước đây của nhà thơ. Tưởng tượng chỉ có ở con người. Nếu tri giác phản ánh cái hiện tại, thì tưởng tượng phản ánh cái đã qua. Có hai loại tưởng tượng: Tưởng tượng có chủ đích và tưởng tượng không có chủ đích. Nhà thơ Đức Fr.Hebel (1813-1863) cho tưởng tượng có thể chấp nhận được, trong sự có mặt của lý trí. Còn V.I.Lenin coi sức tưởng tượng là một phẩm chất, một giá trị vĩ đại nhất của con người. Nhà thơ và nhà khoa học đều cần đến sức tưởng tượng. Đại bộ phận tác phẩm thi ca, nổi tiếng thế giới đều được vận dụng sức tưởng tượng để làm giàu cho ngôn ngữ thơ, hình tượng nhân vật chính của tác phẩm. Trong thơ ca Việt Nam hiện đại của Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên,... người đọc thường bắt gặp nhiều biểu tượng màu đỏ, ngọn lửa, giọt máu… Thậm chí còn có một bài thơ của nhà thơ trẻ thời chống Mỹ có nhan đề Cuộc cách mạng màu đỏ.
 
Thơ Nguyễn Đình Thi thường được bạn đọc chú ý biểu tượng sắc đỏ như Con đường lửa cháy, Đêm khuya ngồi đốt lửa, Lửa ào ào buông cuộn, Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa, Rừng lạ ào ào lá đỏ, Ôi cánh đồng quê chảy máu, Dây thép gai đâm nát trời chiều,... Tất cả những ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ nói với đọc thơ sự khốc liệt trong cơn binh đao của cuộc chiến tranh vệ quốc.
 

3. VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ PHI LÝ TÍNH TRONG THƠ
 

Một định nghĩa tóm tắt khi bàn về phi lý tính như: Trực giác, siêu thực, liên tưởng. Phi lý tính là một đặc thù của thơ, có cái lý riêng mà suy lý đơn thuần không hiểu được, nó cần được sự hướng dẫn của trí tuệ, tri thức văn hóa. Trong lịch sử văn học nước ta, ca dao, dân ca phản ánh tình yêu muôn mặt đời thường: Tình yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình nghĩa bạn bè,... Với nhiều cách diễn đạt bằng ngoa dụ, ẩn dụ, hoán dụ. Ở biện pháp ẩn dụ và ngoa dụ, chúng ta đọc: Ước gì sông hẹp bằng ao/ Bắc cầu dải yếm qua trao ân tình; Cô kia tát nước bên sông/ Muốn sang anh bắc cành hồng cho sang... Trong Thơ mới giai đoạn 1930-1945, cánh cửa sổ nhìn về phương Tây đã ảnh hưởng đến thi hứng của nhiều nhà thơ. Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ là một ví dụ: Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngát/ Hương thời gian không nồng/ Hương thời gian thanh thanh.....
 
Thời gian chỉ đo bằng năm tháng, bằng chiều dài lịch sử, sao lại đo bằng màu, bằng hương. Tứ thơ này chỉ là sự biểu hiện tình yêu của nhà thơ đối với thiên nhiên, với loại hoa màu tím. Dưới ảnh hưởng của văn hóa Pháp thời kỳ đó, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên và nhiều nhà thơ mới khác đều có những hình tượng thơ trực giác, siêu thực. Tuy nhiên, phi lý tính cũng có mặt tiêu cực trong triết học duy vật, trong thơ thời kỳ Ánh sáng, Phi lý tính trong thơ cần tránh sự lập dị, suy nghĩ mù quáng, cường điệu vô mục đích trong thi hứng của nhà thơ.
 
Muốn có những bài thơ hay, tứ thơ lạ để đời, chưa bao giờ là chuyện dễ. Có một nhà thơ hiện đại nói rằng, nghệ sĩ phải viết không chỉ bằng máu con tim mình, mà còn bằng mọi dây thần kinh trong cảm hứng sáng tạo. Còn Hữu Loan - Tác giả bài thơ Màu tím hoa sim coi sáng tạo là hiện tượng tâm sinh lý ác liệt, nhưng không mù quáng mà có Lửa Thần đưa đường. Lửa Thần đó chính là lý tưởng xã hội, Lý tưởng thẩm mỹ của nhà thơ.
 

Nguồn: Văn nghệ số 24/2021.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Minh Châu và sự đổi mới tư duy trong việc phản ánh hiện thực chiến tranh cách mạng
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp văn học của ông không chỉ gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ở những năm kháng chiến mà còn gắn với những tháng năm đầy ưu tư của thời hậu chiến với bước chuyển dạ diệu kỳ, chuẩn bị cho tiến trình đổi mới đất nước về mọi phương diện, trong đó có văn học.
Xem thêm
Hữu Thỉnh và chiến sĩ xe tăng
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian nan khốc liệt của dân tộc Việt Nam trong gần một phần tư thế kỷ như một bản trường ca âm vang giai điệu trầm lắng bi hùng, đã phản ánh phẩm chất cao đẹp sáng ngời của mọi tầng lớp nhân dân ở cả ba miền. Những người tham gia vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cầm súng trực diện đấu tranh với quân thù có những chiến sĩ làm văn nghệ thuộc đủ binh chủng như: Nguyễn Thi (1928-1968), Lê Anh Xuân (1940-1968), … và Hữu Thỉnh. Trong đó, xuất thân từ một chiến sĩ xe tăng, Hữu Thỉnh được coi là một gương mặt thơ xuất sắc nổi trội trong nền văn học có lửa của giai đoạn 1954-1975.
Xem thêm
Lê Quang Sinh và nghệ thuật phê bình thơ
Bài viết của PGS.TS Hồ Thế Hà
Xem thêm
Anh nằm đây – trẻ mãi tuổi hai mươi
Bài viết về thơ Trần Ngọc Phượng
Xem thêm
Lê Tiến Vượng và hai tập lục bát liền hơi
Bài viết của nhà thơ Vũ Quần Phương về hai tập lục bát của Lê Tiến Vượng xuất bản cuối năm 2016 (Lục bát khóc cười) và cuối năm 2018 (Lục bát phố).
Xem thêm
“Gặp” lại nhà văn Lưu Thành Tựu với “Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5”
Nhà văn Lưu Thành Tựu hiện là phó ban điều hành phân hội văn học, hội văn học nghệ thuật Bình Dương. Truyện ngắn Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5 của anh là tác phẩm đạt giải tại Cuộc thi truyện ngắn Đông Nam bộ năm 2022, đã đăng trên vanvn.vn và Tạp chí Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh như một sự ra mắt sau khi tác giả được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Chất Folklore trong Lục bát khóc cười và Lục bát phố
Cầm hai tập thơ thuần thể loại lục bát quen thuộc, nghĩ đọc cũng hơi ngại bởi cứ đều đều một điệu, dễ chán. Nhưng đọc một vài bài mở đầu trong tập “Lục bát khóc cười” và “Lục bát phố” của Lê Tiến Vượng thì cảm giác ấy dần mất đi và thay vào đó là cảm giác hào hứng và thú vị.
Xem thêm
Trăn trở sự tồn tại người - Gía trị nhân bản trong thơ Văn Cao
Đọc thơ Văn Cao, ở nhiều thi phẩm như: Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Những người trên cửa biển, Khuôn mặt em, Một đêm đàn lạnh trên sông Huế, Lá, Trôi, Thời gian, Cánh cửa, Thu cô liêu, Năm buổi sáng không có trong sự thật, Ba biến khúc tuổi 65, Linh cầm tiến… bạn đọc cũng có thể thấy sự đa dạng cung bậc cảm xúc, có xôn xao, có sâu lắng bâng khuâng… nhưng dường như chủ đạo vẫn là những thì thầm tự vấn, suy tư trăn trở, đau buồn và thậm chí nhiều khi hoang mang, kinh hãi, lo âu. Phải chăng, tất cả những thể nghiệm cảm xúc nội tâm ấy bắt nguồn sâu xa từ những “chấn thương” tinh thần của tác giả bởi tác động của hoàn cảnh sống? Và dưới tầng sâu lớp ngôn từ của mỗi thi phẩm ẩn giấu bao mỹ cảm mà chúng ta cần suy ngẫm“giải mã”?
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo mà đời vẫn say, mà hồn vẫn gió
Hôm nay 12/6, Nhà lưu niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (1947-2019) được khánh thành tại đội 6, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Xem thêm
Số phận các nhân vật nữ trong tập truyện ngắn “Đảo” của Nguyễn Ngọc Tư
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, là nhà văn, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2018, cô được trao Giải thưởng Văn học Liberaturpreis 2018 do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét các bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của các tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực. Giải thưởng được trao hàng năm nhằm vinh danh các tác giả nữ đến từ châu Á, Phi, Mỹ Latin, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và vùng Caribe.
Xem thêm
Lê Khánh Mai và hành trình nhà thơ nữ bứt phá
Nhà thơ, nhà văn Lê Khánh Mai đến nay (năm 2024) đã ấn hành 12 đầu sách, trong đó có 7 tập thơ, 1 tiểu thuyết, 1 tập truyện ngắn, 1 chuyên luận văn học, 1 tập tiểu luận phê bình văn học, 1 tập tản văn và tuỳ bút. Sức sáng tạo ở một tác giả nữ như vậy là liên tục và rất mạnh mẽ. Thơ là thể loại chính của ngòi bút Lê Khánh Mai nhưng văn xuôi và lý luận, phê bình cũng đạt nhiều thành tựu. Tất cả làm nên tên tuổi của một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của tỉnh Khánh Hoà và của văn học Việt Nam hiện đại.
Xem thêm
Trần Đàm đi tìm một bản ngã
Đã ngoài tám mươi mà mỗi lần theo ông, cánh hậu sinh chúng tôi cách ông cả giáp vẫn thấy hụt hơi. Đúng là không nói ngoa cả khi leo dốc, đường trường lẫn khi viết lách, chơi bời.
Xem thêm
Đọc Người xa lạ của Albert Camus bằng chiếc gương soi của chủ nghĩa hiện sinh
Giàu Dương Nếu triết học cổ điển đề cao bản chất và dấn thân vào việc tìm kiếm những định nghĩa về bản chất, thì trào lưu hiện sinh tập trung vào sự tồn tại của bản thể, lấy đó làm điểm khởi nguyên cho mọi sự phóng chiếu vào thực tại khách quan. Người xa lạ (L’Étranger) của Albert Camus ra đời như một dấu ấn sâu sắc của triết thuyết hiện sinh ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XX. Là một triết gia, nhà văn tài hoa, Camus đã mở ra những cánh cửa để người đọc bước vào thế giới của “kẻ xa lạ” Meursault – một người đàn ông tự mình chọn lấy thế đứng bên lề của xã hội. Hành trình của Meursault không đi tìm một kết luận duy nhất của sự tồn tại mà chỉ trình bày sự tồn tại như nó vốn là.
Xem thêm
Một thế giới rất ‘đời’ trong sáng tác của Tản Đà
Nhà thơ, nhà báo Tản Đà (SN 1889), quê làng Khê Ngoại, xã Sơn Đà, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây.
Xem thêm
Cây có cội, nước có nguồn
Nguồn: Báo Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Khát vọng Dế Mèn
Sự ra đời của Giải thưởng Dế Mèn cùng với phát ngôn của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam đã chạm đến khát vọng lâu nay vẫn nằm đâu đấy trong những người yêu và hiểu rõ hiện trạng văn học thiếu nhi nước nhà…
Xem thêm