TIN TỨC
  • Truyện
  • Chuyện ở xứ sở voi | An Phương

Chuyện ở xứ sở voi | An Phương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
573 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

AN PHƯƠNG

Khu vườn im ắng, cửa đóng im ỉm. Mấy lớp lá vàng thi nhau chất đống góc vườn. Mấy cơn gió thổi cũng chẳng buồn khiến chúng bay lên. Ama Y Luân (1) ngồi im góc nhà, hết nhìn góc vườn lại thở dài đánh thượt, chẳng muốn bước chân ra khỏi cửa, không muốn vác chiếc xà gạc đi lên rẫy. Ama Y Luân đang buồn bực trong lòng, buồn vì con voi cái H’Băn bỏ đi đã mấy ngày nay không thấy về. Bực vì chính thằng Y Luân là người tự tay tháo dây buộc khiến voi đi mất. Voi H’Băn đi rồi, không còn ai chở khách, nhà mất đi một khoản thu khá khẩm từ việc chở khách, làm du lịch và cũng mất đi phương tiện đi rừng, kéo gỗ, chở củi. Suốt gần 20 năm qua, voi H’Băn đã trở thành người bạn, thậm chí là thành viên trong gia đình ama Y Luân, góp phần tạo ra thu nhập cho gia đình, được sự yêu quý của các thành viên khác. Mỗi năm, voi H’Băn đều được làm lễ cúng sức khỏe, được cho ăn, tắm mát dưới sông mỗi ngày. Chỉ là mấy năm gần đây, rừng ngày càng xa buôn, vườn rẫy khoai bắp của người dân càng nhiều, nên ama Y Luân không thả rông voi H’Băn như trước được mà phải thường xuyên dùng dây xích to buộc chân lại để nó không đi lung tung, phá vườn rẫy người ta, không lại bị dân làng bắt vạ, lấy gì mà đền cho người ta được.

Chuyện phải kể từ hơn 20 năm trước, lúc ama Y Luân vẫn là chàng thanh niên mới lớn tên Y Dưh. Khi ấy, vùng đất này vẫn còn hoang sơ lắm. Buôn làng nằm sát bìa rừng, bước chân ra khỏi cổng nhà vài trăm bước là đụng mặt rừng. Người dân nương tựa rừng mà sống, hái trái rừng, rau rừng về ăn qua bữa, lấy củi từ rừng để làm nhà, làm jhưng (2), kpan (3). Cũng như nhiều gia đình khác trong buôn, gia đình Y Dưh khi ấy có truyền thống săn và thuần dưỡng voi rừng. Có thời điểm, nhà Y Dưh có tới 5 con voi cả lớn cả nhỏ. Những con voi được cha và ông của Y Dưh thuần dưỡng từ khi còn nhỏ. Y Dưh vẫn nhớ, có những mùa khô, khi bầy voi rừng tìm đến bờ sông uống nước, Y Dưh theo cha và các thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong buôn, chọn khoảng 20 con voi nhà khỏe mạnh, sung mãn nhất để đưa vào rừng săn bắt voi con về thuần dưỡng. Nhiệm vụ của Y Dưh lúc này là chăm lo thức ăn cho đàn voi nhà, sẵn sàng cho cuộc chiến với bầy voi rừng. Sau một lúc hỗn chiến giữa bầy voi rừng với đàn voi nhà, bầy voi rừng con dần bị tách khỏi đàn và bị rượt đuổi đến khi thấm mệt rồi bị bắt lại bằng dây thừng. Cuộc săn voi kết thúc khi dây thừng (một đầu buộc vào gốc cây) được ném vào trúng chân trái sau của voi con khiến chúng hoảng sợ chạy quanh gốc cây và tự siết chặt dây vào chân mình. Con voi con sau đó sẽ được cả đoàn săn hộ tống về gần buôn và bắt đầu thuần dưỡng trước khi làm lễ “nhập buôn”, trở thành “thành viên” chính thức trong gia đình và được đối xử tử tế như một con người.

Năm ấy, sau nửa năm thuần dưỡng, con voi cái 3 tuổi được đặt tên là H’Băn đã trở thành thành viên trong gia đình Y Dưh được mọi người trong nhà yêu quý, chăm sóc. Voi H’Băn trở thành bạn với Y Dưh từ dạo ấy. Hàng ngày, Y Dưh dắt voi H’Băn lên cột ở bìa rừng cạnh sông, tối đến lại thả dây để voi đi kiếm ăn. Thỉnh thoảng, khi công việc nông nhàn, Y Dưh lại thả cho voi H’Băn vào rừng tự kiếm ăn, khi nào có việc mới vào rừng thổi tù và gọi, voi H’Băn nhận ra tiếng gọi quen thuộc, đủng đỉnh bước ra theo Y Dưh về.

Sau này, khi Y Dưh lấy vợ rồi có con, voi H’Băn vẫn là người bạn đồng hành với Y Dưh (lúc này đã là ama Y Luân), trên mọi nẻo đường, từ lên rừng lấy gỗ, đi hái djam tang (4) ở bên kia sông, đi bẻ măng rừng, đi khai phá đất đai để trồng tỉa. Ama Y Luân vẫn nhớ, chính voi H’Băn đã giúp 2 anh em ông thoát chết trong gang tấc trong lúc vượt sông. Đó là vào mùa mưa năm ông 33 tuổi. Hôm đó, ông và người anh em của mình vượt sông Sêrêpôk để đi hái djam tang và bẻ măng tre. Trời nhập nhoạng tối, mấy anh em đang nướng cá ăn tối thì bất chợt trời đổ cơn mưa lớn. Mưa xối xả và mỗi lúc một to. Nhận thấy sự bất thường khi nước sông dâng lên mỗi lúc một cao và nhanh, hai anh em chỉ kịp bảo nhau nhanh chóng thu dọn đồ đạc, bỏ lại cả bao măng mới bẻ, vội vàng vượt sông trở về. Ngồi trên lưng voi, ama Y Luân chỉ biết bám chặt sợi dây xích buộc trên cổ voi, hồi hộp điều khiển voi lần mò rẽ sóng đi giữa dòng nước chảy siết. Voi H’Băn lúc này chìm hẳn trong dòng nước, chỉ còn thấy chiếc vòi thỉnh thoảng lại ngoi lên thở rồi lần mò xuống đáy sông men theo các tảng đá tìm lối đi. Cứ thế người và voi từng bước chậm chạp vượt sông, trở lại bờ bên này và trút tiếng thở hắt ra nhẹ nhõm. Sau chuyến ấy, cả gia đình ama Y Luân làm một cái lễ cúng sức khỏe cho voi thật to với 1 con heo, 2 con gà và 3 ché rượu cần, mời các anh em, họ hàng trong dòng tộc cùng chứng kiến, chia vui với gia đình đã thoát cơn đại nạn an toàn.

Ama Y Luân với voi H’Băn đã có mối “thâm tình” như thế, voi H’Băn đã có quãng thời gian dài gắn bó với gia đình như thế, vậy mà giờ voi H’Băn bỏ đi đã mấy ngày không thấy về. Mà phải kể tiếp là mấy năm gần đây, buôn làng đã thay đổi nhiều lắm, rừng ngày càng xa buôn, thức ăn cho voi ngày càng khan hiếm. Thay vào đó, vườn rẫy của người dân cứ mọc sát gần buôn. Bầy voi đói nên hay lại vườn quần nguyên cả vạt bắp đang thời kỳ trổ cờ hay vườn chuối sắp trổ buồng. Mấy nhà đến bắt vạ, buộc các chủ voi phải xích buộc voi lại một góc chứ không thả cho voi tự kiếm ăn như trước nữa. Tình hình xích buộc voi càng trở nên căng thẳng hơn khi xảy ra vụ việc con voi Y Kun đạp chết chủ của mình là ông aê Y Thuyết (5). Hôm đó, không biết cớ sự gì mà voi Y Kun trở nên hung dữ, quật nát hết cả rẫy bắp gần chỗ buộc. Aê Y Thuyết tức giận nên phạt voi Y Kun nhịn ăn 7 ngày. Thấy voi Y Kun đã yếu, sợ voi ốm nên aê Y Thuyết đem chuối và nước muối lại dỗ dành. Nào ngờ, sau một lúc được aê Y Thuyết vuốt ve, voi Y Kun bỗng nhiên hung hãn, đôi mắt đỏ ngầu, đứng bật dậy rống to một tiếng rồi lấy vòi nhấc bổng aê Y Thuyết lên trời và ném xuống đất. Khi aê Y Thuyết còn bàng hoàng chưa kịp định thần đứng dậy thì voi Y Kun trờ tới, dùng một chân đạp thẳng lên người aê Thuyết. Cú đạp mạnh và bất ngờ khiến aê Y Thuyết không tránh kịp, tử vong tại chỗ. Voi Y Kun vùng mạnh làm đứt dây cột rồi chạy thẳng vào rừng sâu, lôi theo cả sợi dây thừng vẫn còn buộc dính ở chân. Vài tháng sau đám ma aê Y Thuyết, khi đi ngang qua nghĩa địa, người ta thấy bóng dáng voi Y Kun chầm chậm tiến lại mộ aê Y Thuyết, nơi khóe mắt nó tràn ra dòng nước. Nó gục đầu húc húc trước mộ hồi lâu trước khi quay đi tiến vào rừng già. Sau này khi người dân đi rừng nhìn thấy một bộ xương voi trên chân vẫn còn đoạn dây thừng to vướng lại. Nhiều người bảo, voi Y Kun lúc đó vào thời kỳ động dục nên thay đổi tính khí, lỡ đạp chết chủ. Sau khi bình tĩnh trở lại, nó mói nhận ra mình đã giết người chủ gắn bó bấy lâu. Biết sai nên voi Y Kun đến bên mộ chủ tạ lỗi rồi tự mình đi tìm cái chết để chuộc lỗi.

Sau chuyện của voi Y Kun, việc buộc voi càng được nhiều người quan tâm, ngay cả nhà ama Y Luân cũng thay dây thừng bằng dây xích để buộc voi H’Băn ở góc vườn gần nhà. Thế rồi một tuần nay, thấy voi H’Băn có vẻ buồn, bỏ ăn, không chịu chở khách. Ama Y Luân đoán voi H’Băn đang ốm nên cố gắng chặt thêm nhiều cây chuối, tăng cường cả cây mía - loại cây voi H’Băn thích ăn nhất để bồi bổ cho voi nhưng cũng không ăn thua. Nhưng điều mà ama Y Luân không thể ngờ là đêm hôm trước, thằng Y Luân - con trai lớn của ông lại len lén ra tháo lỏng dây xích, khiến H’Băn bỏ đi mất. Khi bị cha đánh và truy hỏi sao lại làm như vậy, Y Luân chỉ khóc mếu máo bảo hình như voi H’Băn đến mùa tìm bạn tình nhưng suốt ngày đêm bị cột một góc nên Y Luân thấy thương, muốn để voi H’Băn thoải mái một chút. Cả tuần sau đó, ama Y Luân đi vào rừng tìm, thổi tù và gọi mãi cũng không thấy voi H’Băn về. Đánh chửi thằng Y Luân mãi cũng không giải quyết được gì, ama Y Luân chỉ biết ngồi buồn, tiếc nhớ con voi.

*

4 năm sau. Một buổi chiều muộn, khi những tia nắng mặt trời xuyên qua kẽ lá, chiếu những tia sáng yếu ớt cuối ngày trước khi khuất dần sau rặng núi xa. Tiếng đàn voi rừng vang lên sát gần buôn. Tiếng bước chân bầy voi tiến lại mỗi lúc một gần khiến người dân trong buôn hoảng hốt bước ra nhìn ngó. Từ cánh rừng già xa xa, một đàn voi từ từ tiến lại, đi phía trước là một con voi cái, dắt theo con voi con mới hơn 1 năm tuổi. Ama Y Luân dụi dụi con mắt, hình như là voi H’Băn đang đi đầu đàn voi rừng. Đúng rồi, chính là voi H’Băn đang trên đường tiến vào buôn. Ama Y Luân chạy như lao ra khỏi cửa, nhảy thẳng từ sàn nhà dài xuống sân đánh uỳnh, lao nhanh ra phía cổng buôn. Đàn voi dừng lại cách cổng buôn khoảng 300 mét, đứng yên lặng một lúc. Ama Y Luân từ từ bước tới, trên tay cầm theo cây mía bẻ vội bên bờ rào nhà ai gần đó. Voi H’Băn dùng vòi kéo sát chú voi con về phía sau, đôi mắt đầy thăm dò, tai vẫy nhẹ. Ama Luân đưa cây mía ra phía trước, cách voi H’Băn khoảng vài bước chân, ánh mắt nhìn chăm chú, hiền từ. Trong ánh mắt ông lúc này tràn ngập sự vui mừng, tình yêu thương xen cả sự tha thứ, vỗ về. Voi H’Băn từ từ bước tới, dùng vòi đón lấy cây mía, chậm rãi cho vào miệng nhai ngấu nghiến. Nó reo lên một tiếng dài rồi quay lại nhìn đàn voi rừng phía sau mình. Chú voi con lon ton chạy về phía mẹ, còn đàn voi rừng thì quay đầu tiến thẳng lên núi, nơi cánh rừng rậm rì ken những cây con đang được phủ dày hơn từ các dự án trồng rừng những năm gần đây. Voi H’Băn cúi đầu, dùng chiếc vòi khua khua trong không khí như đang vẫy tay, nhìn theo bóng đàn khuất dần sau màn xanh thẫm trầm mặc chìm dần vào tối.  quay lại nhìn ama Y Luân, lắc nhẹ tai, đưa vòi ra quàng lấy chú voi con hiếu động. Trên con đường đất đỏ, bóng người đàn ông ngồi trên cổ voi, đủng đỉnh đi bên cạnh chú voi con hiếu động, tiến dần về ngôi nhà dài phía cuối buôn như in lên nền trời với những ráng đỏ lập lòa, lấp lánh.
 

BMT, đêm 30.3.2022

Ama Y Luân: Cha của Y Luân. Cách người Ê Đê gọi một người đàn ông khi đã có gia đình, gọi theo tên của người con đầu.
Jhưng: Giường.
Kpan: Ghế dài.
Aê Y Thuyết: Ông của Y Thuyết (khi người đàn ông cao tuổi và con cái đã lập gia đình, người Ê Đê sẽ gọi theo tên của đứa cháu đầu, thường là cháu ngoại).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thằng Bờm có cái nhà cao… – Truyện ngắn Chinh Văn
 Gọi lão bằng thằng, cả làng này ai mà dám thế? Chỉ trừ duy nhất một người: Ông già vợ lão: Ông Tám Trọng, ngoài ra gặp lão ai cũng chào “ông năm”, “chú năm” dù đằng sau tiếng chào không có vẻ gì kính cẩn.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường: Chú dế rong chơi
Sau khi rời xa cõi tạm để lại rất nhiều tiếc nuối cho người yêu thích văn chương, mới đây NXB Trẻ đã cho ra mắt 3 tập sách gồm những bút ký, nhàn đàm, thơ ca đặc sắc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường như một cơ hội để nhớ đến ông.
Xem thêm
Ngủ giữa trùng sơn – Truyện ngắn của Lê Vũ Trường Giang
Tôi đã bị mê hoặc ngay phút đầu khi thấy lăng Gia Long. Những câu chuyện bí ẩn liên quan đến nơi an táng thật sự của nhà vua, những bí mật trong chốn cung đình đã hấp dẫn, thôi thúc tôi ngồi vào bàn và viết trong gần một tháng trời. Khi ngừng bút, tôi chợt có ước ao được một đêm ngắm trăng thưởng rượu cùng bạn hiền trên Thiên Thọ, bên cung khuyết, bên lăng tẩm im lìm giữa trập trùng núi non, mênh mang sông nước.
Xem thêm
Nhẫn – Truyện ngắn của Lệ Hằng
Tiệc cưới sẽ bắt đầu vào lúc sáu giờ.Tôi còn hơn một tiếng rưỡi đồng hồ để tháo chiếc nhẫn này ra. Nó đã thít lại vào ngón tay tôi lúc nào mà tôi chẳng hay, cho đến khi tôi thấy mình cần tháo nó. Tôi ước gì, ước gì, ước gì… mình đã thấy cần tháo nó ra sớm hơn chứ không phải lúc này. Thời gian thì vẫn cứ đang trôi đi trong khi tôi ngồi đây tháo nhẫn. Tôi xoay, và đẩy, và níu, và giật, ngón tay đã đỏ rưng rức nhưng tôi vẫn mắc kẹt trong chiếc nhẫn của mình. Vô dụng. Không thể kéo nó ra được. Càng kéo ra càng thít vào thì phải. Chết tiệt, nó ôm lấy ngón tay tôi như một lời nguyền.
Xem thêm
Viên đạn ngọt – Truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga
Tùy lặng yên. Trước mắt anh cảnh và người tưởng chừng như thân quen giờ đều trở nên xa lạ. Anh vẫn thường gặp trong giấc mơ của anh dòng sông Gấm trong đêm mùa đông sâu hun hút. Đồng đội anh phải níu vào chiếc dây thừng dài nối hai bên bờ để bơi qua sông trong cái rét tê người, càng không thể quên được khe Ve khi cả tiểu đội chỉ còn lại hai đứa cùng nhau chụm đầu ăn bữa cháo cuối cùng cạnh con khe nồng nặc mùi thuốc hóa học.
Xem thêm
Bí mật của H’Loan – Truyện ngắn của Hồng Chiến
Giờ kiểm tra toán, học trò lặng im chăm chú vào bài vở của mình. Cô giáo H’Xíu ngồi quan sát học sinh làm bài lòng vui vui. Cuối tháng tư rồi, chẳng còn mấy tuần nữa năm học sẽ kết thúc, lớp 3A của cô được nghỉ hè trước khi bước vào năm học mới và chắc chắn có thêm tấm giấy khen treo lên tường lớp học ghi nhận công lao của cô và trò sau một năm phấn đấu. Những gương mặt thơ ngây, thông minh và dễ thương ngày hai buổi đến trường đã trở thành niềm vui, niềm tự hào của chính cô – người mẹ thứ hai của các em.
Xem thêm
Chảy đi sông ơi – Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tất cả những quang cảnh ấy và cảm giác ấy đều thật tuyệt vời. Tuyệt vời hơn nữa còn là truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen ở khúc sông này. Những người đánh cá ban đêm quả quyết đã nhìn thấy nó. Nó thường xuất hiện vào lúc nửa đêm. Nó ở dưới đáy lòng sông lao lên mặt nước. Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng cao vút, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá.
Xem thêm
Con mèo của Foujta – Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà danh họa Foujita, người con của đất nước Phù Tang, những nhà chơi tranh, mua bán tranh trên thế giới đã nháo nhào chạy săn lùng tranh của Foujita. Dò theo bước đường phiêu lưu của ông, giới sành tranh biết rằng ở Việt Nam đang còn vài bức của ông. Từ Mỹ, từ Pháp, từ Úc, từ Canada… bằng thư hoặc bằng điện, họ gửi về những nhà mua bán tranh ở Việt Nam, bằng mọi giá phải tìm mua cho được tranh của Foujita, đặc biệt là tranh con mèo. Trên thế giới, họa sĩ nào cũng có một nét độc đáo, mang theo dấu ấn tài nghệ của mình. Nét độc đáo của Foujita là nét vẽ con mèo.
Xem thêm
Vợ chồng nhà Phó Nhọt – Truyện ngắn của Vũ Hùng
Tui dám khinh các ông nhân viên hành chánh cấp xã dưới chế độ cũ bởi không biết học hành, chữ nghĩa thế nào mà tên tuổi của công dân cứ làm sai be bét, dở khóc dở cười. Không phải chỉ mỗi thầy Dài đâu nghen mà cả thằng bạn thân của tui ở làng Tây Trù cũng chung số phận như vậy!
Xem thêm
Nụ hôn màu lửa – Truyện ngắn của Lại Văn Long
Thành phố thay đổi đến ngỡ ngàng. Những con đường trung tâm ngày thường đông nghịt, đêm lấp lánh muôn màu ánh sáng từ dòng xe cộ bất tận, giờ thênh thang, trống trải. Những tòa nhà bị giăng dây như những gã khổng lồ bị xiềng chân bức bí; những giao lộ lù lù barie, lều dã chiến được kiểm soát bởi công an, quân đội, dân phòng…
Xem thêm
Pháo hoa cổ trấn – Truyện ngắn Tống Phước Bảo
Cô cúp điện thoại và nghe lòng mình trống rỗng một cách lạ kỳ! Đêm đó trong giấc mơ với xứ mây này. Cô mơ về một ngày hội trấn cổ với bập bùng lửa thiêng, trai gái đủ mọi sắc tộc từ những bản làng kéo về. Muông chim tụ hội ríu rít vang động thinh không. Mùa gió thổi tung những lời khấn cầu của dân bản. Gió thổi những cánh hoa đỏ bay phấp phới trên không trung rồi rơi xuống đất. Cô nhặt những cánh hoa hình trái tim lên. Những cánh hoa chợt tan vào tay cô.
Xem thêm
Ông Trời | Truyện ngắn của Đặng Chương Ngạn
Nguồn: Viết & Đọc chuyên đề Mùa Thu 2023.
Xem thêm
Bức nude thứ chín – Truyện ngắn của Tống Ngọc Hân
Cả hai đứa quỳ xuống! Hai kẻ tội đồ không mảnh vải che thân mặt tái mét không còn một giọt máu sụm gối xuống nền đá hoa lạnh băng.
Xem thêm
Kí ức của mèo đen – Truyện ngắn của Nguyễn Đăng Khương
Nơi tôi sống là nhà kho hẹp sau dãy nhà lớn chứa nhiều sách báo cũ của thế kỷ trước mà chủ nhân của tôi vì bận việc công chức nên ít có thời gian để mắt tới. Tôi thường vuốt râu cười khì “chủ nhà ta là nhà thơ ba xu”.
Xem thêm
Tiếng mõ trong ngõ cụt - Truyện ngắn Kim Uyên
Trước đây, vợ lão Nam thường tụng kinh gõ mõ hai lần trong tháng, vào sáng mồng một và ngày rằm. Đầu năm nay nhân ngày rằm tháng giêng mụ mời một thầy chùa về làm lễ lớn, sau ngày đó mụ Nhung chăm tụng kinh hơn. Việc này khiến mọi người trong khu ngõ cụt không hài lòng, đặc biệt là các nhà liền kề với nhà lão Nam vì tiếng gõ công cốc nổi lên lúc năm giờ sáng.
Xem thêm
Bài điếu văn của lão Tân - Truyện ngắn Kim Uyên
Lão Tân thấy nhà đám náo động thì đứng dậy thất thểu ra về. Vừa đi lão vừa suy nghĩ căng thẳng lắm, lão chưa biết viết thế nào để hoàn thành bài điếu văn về ông chủ tịch cho em trai đọc vào lúc di quan sáng mai.
Xem thêm
Chạm mặt voi rừng - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Những cơn gió trong rừng già bao giờ cũng khác với cơn gió bình thường. Trước khi đưa bàn tay mát rượi mơn man lên làn da, mái tóc chúng ta, gió thể hiện vũ khúc của mình bằng tiếng reo ầm ĩ như có hằng trăm, hằng ngàn con nai cùng chạy, làm các cành cây nghiêng ngã, xô đập vào nhau rầm rầm.
Xem thêm
Hai người mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Truyện hay về người mẹ Việt Nam
Xem thêm
Bắt cá trên cao nguyên - Truyện ngắn của Hồng Chiến
H’Lê làm lớp trưởng lớp 9A1, người dân tộc Êđê có nước da bánh mật, mặt trái xoan, tóc xoăn tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp huyền bí. H’Lê học cùng lớp nhưng hơn Thanh một tuổi, người rắn chắc, khỏe mạnh ra dáng một thiếu nữ. Còn Thanh sinh ra, lớn lên ở ngoại ô thành phố, quanh năm nghe tiếng gầm của sóng biển.
Xem thêm
Bản năng kép - Truyện ngắn Phùng Phương Quý
Ta nắm tay đấm vào đầu để nhớ lại. Đuổi ngay cái dự án khu công nghiệp ra khỏi bộ nhớ. Mười phần trăm là cái gì. Mười lăm phần trăm cũng chả là cái gì. Lại hai mươi à? Cút xéo ngay cái phần trăm hoa hồng của chúng mày. Tao đếch cần! Tao thích bia hơi, thích tăng gô...
Xem thêm