TIN TỨC

Để thơ không “thất lạc nhau” nữa

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-03-06 19:10:12
mail facebook google pos stwis
243 lượt xem

HOÀNG VŨ THUẬT

Cách nay tròn nửa thế kỷ, ấy là năm 1974, qua nhà thơ Trần Nhật Thu, tôi đọc được một bài thơ của Hà Thúc Sinh có nhan đề là “Uống rượu với bạn trên đường hành quân”. Nhà thơ Hà Thúc Sinh lúc đó là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa. Bài thơ rất hay, tôi còn thuộc đến nay và xin ghi lại theo trí nhớ, có thể không hoàn toàn chính xác:

 


Dằn li xuống chiếu, cười gượng cười

Ta biết rằng chưa ấm bụng ngươi

Bực thay bạn đến từ muôn dặm

Mà rượu không hề đủ say chơi  

 

Con ta chợt ré lên sau bếp

Nắng chiều đổ lửa xuống nhà tôn

Hà Thúc phu nhân coi buồn lắm

Sữa thiếu làm sao tiếp rượu chồng?

 

Bạn ta người của mùa chinh chiến

Quen thói ngang tàng, thú tiêu pha

Kéo ta ra quán, hề ra quán

Nhìn trời nhìn đất mà thương ta

 

Trăng kia sao chẳng nằm dinh thự

Mà chỉ nằm chơi ở ngọn cây

Bạn ta nào hiểu niềm vui sướng

Đời ta chưa hề bẩn đôi tay!

Có một niềm vui sướng nào đấy mà chắc gì mấy ai hiểu được trong con người Hà Thúc Sinh? Nhưng khi đọc bài thơ tôi đã nhìn thấy một tâm hồn trong trẻo nhân văn, dù người đó đang cầm súng trên đường hành quân ở bên kia chiến tuyến, tức là anh đang ở “phe quân địch”. Vậy mà tôi cứ nghĩ một ngày nào đó, tôi sẽ gặp chàng thi sĩ ấy và sẽ ôm nhau như những người bạn thân thiết xa lâu ngày.

Đời ta chưa hề bẩn đôi tay! Câu thơ vừa tâm trạng, vừa bày tỏ của một người trước cuộc đời đầy biến động, phi lý. Nhưng tôi không may mắn, vì ít năm sau nghe tin Hà Thúc Sinh đã mất.

Sự hiểu biết của tôi về văn học miền Nam không nhiều. Hồi đó, tôi đã ngưỡng mộ thơ Du Tử Lê, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Phạm Thiên Thư… và văn của Vũ Hạnh, Nguyễn Thị Hoàng, Phan Nhật Nam… Tôi ngưỡng mộ cái khí chất tự do, phóng khoáng trong bút pháp thể hiện. Những câu thơ của Du Tử Lê như: Bàn tay năm ngón/ tóc chảy nghìn hàng/ không lẽ chúng mình thù oán (Bàn tay sợi tóc cuộc đời, 1958). Và: Như que diêm trước sau gì cũng phải một lần bật sáng/ cũng một lần anh thắp rực đời em (Khởi đầu một kiếp, 25-3-69). Hoặc những câu thơ của Nguyên Sa, như: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông (Áo lụa Hà Đông)… Những câu thơ như thế đã cho tôi cái nhìn tin yêu về thơ và người làm ra nó, mặc dù lúc đó họ không phải người “phe mình”.

Thật thú vị là sau này, khi đất nước “đổi mới”, trong một lần trả lời thư tôi từ tiểu bang California của Mỹ, nhà thơ Du Tử Lê đã thông tin ngay rằng: “Hà Thúc Sinh vẫn còn sống, hiện đã dọn nhà đi nơi khác”. Và “nếu về Việt Nam lần tới, tôi mong sẽ được ôm anh, như anh từng ước ao ôm anh Hà Thúc Sinh vậy”. Thế là chưa gặp nhau, chúng tôi đã thành người thân thiết, nhờ thơ.

Sau này, khi Nguyễn Đức Tùng từ Mỹ gửi email những câu hỏi đầu tiên xung quanh chuyện “Thơ đến từ đâu?”, anh đã nói rất thực trong thư riêng gửi cho tôi: “Cám ơn anh Du Tử Lê đã cho em địa chỉ và dặn gửi thư cho anh. Em có một bà chị ruột, khi về Việt Nam, chưa kịp ngồi xuống ăn cơm, thì bà ấy đã nhét cái phone và bấm số sẵn. Có ba bốn ông anh họ ở xa, nên bà chị muốn chắc chắn là anh em giữ liên lạc với nhau, không thì quên nhau mất. Anh Lê giống như chị của em ở nhà vậy”. Thế là, nhà thơ Du Tử Lê đã nối Nguyễn Đức Tùng và tôi lại với nhau, khi giữa chúng tôi chưa thật sự quen biết. Dù Nguyễn Đức Tùng đọc tôi đã lâu, không nhiều, nhưng anh nói rất thích. Và tôi cũng đọc anh cả thơ và phê bình văn học, trong đó có lần, ở loạt bài Đọc một bài thơ như thế nào, anh đã dẫn thơ tôi khi nói về hình ảnh không những mang lại cảm giác vật lý cụ thể mà còn gây ra những thay đổi về giọng điệu của bài thơ...

Thế là tôi như người chạy ma ra tông trước những câu hỏi của anh, khi thì thư thả, khi vội vã, khi như đang bên nhau trò chuyện trong khuya khoắt yên tĩnh, khi gây hấn, tranh cãi, thách đố... Cuộc đối thoại giữa chừng, khiến tôi chạy từ Sài Gòn, ra lại Đồng Hới để tiếp tục công việc. Đã có lúc mệt mỏi, vì có nhiều chuyện tôi không muốn nói ra làm gì nữa. Nhưng dần dần, như một ma lực cuốn hút, không thể thoát. Và tôi cảm thấy hứng thú thật sự, cốt sao tìm đến cái đích mà bao đời nay con người muốn tới: Thơ đến từ đâu? Làm thơ để làm gì? Viết thơ cho ai đây? Nếu không có thơ thì cuộc đời này sẽ ra sao?…

Điều gì đã đưa đến sự gặp gỡ giữa nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Hà Thúc Sinh và tiếp đến là Nguyễn Đức Tùng? Trong khi chúng tôi chưa một lần gặp, chưa nghe tiếng nhau qua điện thoại. Câu trả lời có lẽ duy nhất: Đó là thơ! Thơ chính là sự kết nối, ràng rịt tất cả lòng người Việt Nam lại với nhau, cho dù tận chân trời góc bể nào, cho dù xa xôi hẻo lánh nơi đâu chăng nữa.

Nếu trả lời câu phỏng vấn của Nguyễn Đức Tùng thêm một lần nữa, tôi vẫn sẽ nhắc lại lần nữa, dù rất cũ rích, dù loài người đã nói từ ngàn năm trước, rằng: Thơ đến từ lòng người!

Bởi khi tôi chưa gặp các nhà thơ, tôi đã đọc họ, ở đấy tôi gặp được họ, tôi thấy họ rất rõ... Những trái tim văn chương sẵn sàng mở rộng cửa và dung chứa nhau, sau những tháng ngày thất lạc. Cũng trong một thư khác viết sau này, Du Tử Lê đã nói như thế!

Văn học Việt Nam nói chung, thơ Việt Nam nói riêng, một thời đã thất lạc nhau quá lâu, đã xa nhau quá dài, đã chối từ nhau như những kẻ đối nghịch. Điều ấy như tay chối bỏ chân, như răng chối bỏ miệng, nó trở nên bi hài trớ trêu.

Không gì có thể phủ nhận, có thể vùi dập văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Nền văn học Việt Nam đích thực, tựu trung phải hội tụ đủ cả mọi miền Nam, Bắc, trong nước, hải ngoại; không phân biệt chính kiến chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc... Văn hoá là tinh hoa, tinh tuý, phản ánh đúng bản chất lịch sử xã hội, thể hiện khát vọng muôn thuở của con người. Văn hóa cao hơn tất cả, nằm ngoài dòng chảy quy định của xã hội. Văn hóa, văn học nghệ thuật phi biên giới. Đó là những lẽ tự nhiên, tất yếu, khách quan... Ấy vậy mà để cùng ngộ ra và thống nhất nhận thức, cũng phải mất một quá trình “thất lạc nhau” thật đớn đau phi lý. Và từ sự thức nhận chân lý đến những hành động thiết thực cụ thể vẫn còn phải tiếp tục nỗ lực kiếm tìm. Mãi đến tháng 10-2017, Hội Nhà văn Việt Nam mới tổ chức được cuộc gặp mặt lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc”, với sự hội ngộ của hơn 100 nhà văn đại biểu ở trong nước và các nhà văn Việt Nam sống tại 12 nước trên thế giới.

Trước đó, Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã chủ động giới thiệu trên báo chí, xuất bản nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài; tổ chức nhiều hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài... Và cuộc hội tụ tháng 10-2017 là sự kiện quan trọng của tiến trình hòa hợp, hòa giải dân tộc trong lĩnh vực văn chương. Quá khứ đã khép lại, một tình thế mới, một cục diện mới đang đòi hỏi các nhà thơ trong và ngoài nước dùng chất keo bền vững của thi ca để siết chặt đội hình, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Tất cả đều chung “bản hòa ca đất nước”, để thơ không còn “thất lạc nhau” nữa.

Nguồn Văn nghệ số 9/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm