TIN TỨC

Đọc Hạt Bụi lênh đênh của Elena Trương & 7 truyện mới

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-11-11 18:03:23
mail facebook google pos stwis
84 lượt xem

Dạ Ngân              

Lần này tiểu sử ở bìa 2 của cô em Elena cho tôi những thông tin đầy đủ mà lâu nay biết biết nhưng không nhớ cụ thể gì nhiều, đơn giản vì sớm thân và thân quá nên gặp nhau thì chuyện trên trời dưới đất, thói quen của đám chúng tôi. Cầm HẠT BỤI LÊNH ĐÊNH - đầu sách thứ 5 của cô nàng trong lúc đôi chim câu Elena – Trương Văn Dân đang vi vu trời Âu và quê nhà, bỗng thấy khoảng cách không gian ấy rất sâu chứ không phải rộng. Sự yên tĩnh ấy cần thiết tuyệt vời, tôi tự do với việc đọc cuốn này và…

Và đọc cấp tập xong, ngồi vào bàn gõ mấy dòng này khi đồng hồ tường chỉ đã nửa đêm. Không viết thì không xong với sự thôi thúc cho dù phần truyện mới nửa tập (phần Tùy bút và Chân dung bạn hữu xin khất lại sau). Thú thực tôi thích đọc văn học hư cấu hơn, ở những bạn hữu đồng nghiệp, chắc các bạn biết vì sao.

Đã từng thuộc cái tạng Elena Truong ở tập Một Phút Tự Do, với tập này tôi đọc xong truyện nào liền ghi lên giấy truyện ấy với thẩm định của mình, để chi, để khi khảo sát cả 7 truyện, nó cho tôi điều gì. 6 truyện hầu hết thuộc không gian Việt Nam nên yếu tố tâm linh đậm đà hơn xưa nếu không nói là đậm đặc, tên của từng truyện đã vừa hiển ngôn vùa hàm ngôn “Kho tàng của sự im lặng”; “Trên đỉnh núi thiêng”, “Hà Nội – nét bí ẩn” (truyện này gần với thể ký); “Tình yêu”; “Hôm qua và ngày mai”, “Đời sách”. Ai đã đọc Elena Truong và có thông tin về cuộc sống của cô ấy ở Ý và Việt Nam sẽ dễ đồng thuận với tôi, rằng nhà văn không còn trẻ này ngày càng nhuần nhị tín Phật; thực hành thanh khiết mỗi ngày, vậy nên việc thể hiện ý thức tâm linh thật dễ dàng và xuyên suốt. Chỉ với riêng truyện Hạt Bụi Lênh Đênh càng cho thấy nhận định này rõ rệt, đọc xong, phải đọc chậm lại nữa ở một số đoạn và cái kết khiến bâng khuâng một cách ngọt dịu lẫn với ngậm ngùi.

“Trên đỉnh núi thiêng”, Yên Tử, tác giả mãnh liệt tâm tư hoài cổ Việt khiến  tôi liên tưởng lần lên Chùa Đồng dạo ấy của mình. Những chi tiết của Elena với chiếc giày phản thùng, sự cố gắng tuyệt vọng trong mưa của một phụ nữ không thể cố gắng hơn và tiếng một người đàn ông lạ đúng lúc “Cố lên. Chỉ còn một chút nữa là đến đỉnh. Cô sẽ làm được!” Thật cao quý, thiện lương và tỉnh thức. Trong truyện “Tình yêu”, khoảnh khắc cô gái hoài nghi tột đỉnh về chuyện Có lẽ không còn tình yêu ở trên đời này nữa thì, thì bên ly nước mía vỉa hè tâm tư cô bỗng như được hóa giải bởi hai con chim nhỏ xíu vô danh: con này từ tốn dùng mỏ tháo cái màng mỏng bao hột đậu phộng rồi mổ một miếng lớn nhưng nó không ăn, nó nhường cái miếng cho con chim bạn. Tình yêu có không - chắc chắn là Có - sự mẫn cảm và tinh tế của nữ nhà văn cho người đọc một tín hiệu run rẩy Hãy tin như tôi đang thấy đây, Tình Yêu viết hoa vẫn còn! Hoặc như trong truyện gần với thể ký “Hà Nội, nét đẹp bí ẩn”, phải là người ngoài, người ngoại quốc mới có những dòng mô tả ngộ nghĩnh và ngỡ ngàng về một Hà Nội ngàn năm mà chúng ta từng biết, nhưng không chỉ vậy, hình ảnh một phụ nữ mù bán nhang, bà không thấy được tác giả không thấy gì hết mà như là thấy rõ trái tim cô nàng Elena, rồi cả hai đặt tay lên tim nhau, giây phút lặng im sâu sắc đã theo cô ấy mãi và Elena đã tìm trở lại Hà Nội với tình thương mang màu sắc mầu nhiệm khác. Trong truyện “Tình yêu”, dường như lần đầu Elena hé lộ phần đời thanh xuân của mình, yếu tố tự truyện riêng tư và giàu cảm xúc, “tình cảm của chúng ta nhiều hơn ngày hôm qua, nhưng ít hơn ngày mai” – chân lý hay là môt lời nhắn nhủ, một lời khuyên cho tất cả?

          Tôi thích nhất truyện “Đời sách”, nó cho thấy tài năng, sức tưởng tượng của một người viết chín sâu – không chín mới là lạ. Cuốn sách là nhân vật “bị” hay “được” chuyền tay, mỗi chặng đời của nó là một cảnh ngộ và không gian con người, cho chúng ta niềm an ủi nghiệm sinh của nhân vật – Sách, những trải nghiệm rất Đời mà cũng rất Người. Ôi, yêu quá những trang viết này Elena à.

Như đã nói ở trên, “Hạt bụi lênh đênh” được lấy làm tên tập, không yếu tố tự truyện và như “Đời Sách”, nó xứng đáng để chúng ta đọc chậm và suy tư cho dù, cho dù, yếu tố tâm linh ở đây khiến bạn ngờ vực hoặc biết đâu, để khám phá rồi tin hơn, yêu hơn cuộc đời này.   

----------

Tiểu sử tác giả:

Người Ý – Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài (Đại học Milano, Ý); Dạy tiếng Pháp và Văn minh Pháp tại Milano từ 1982 – 2010; Dạy tiếng Ý tại Nhạc viện TPHCM và tại Phòng Lãnh sự danh dự Ý; Đang dạy tiếng Ý và Văn hóa Pháp tại Khoa Ngữ văn Pháp – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM). Riêng tập Một Phút Tự Do in 2014, năm sau sách nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và đã được tái bản, đồng thời in nguyên tác bằng tiếng Ý: Un istante di libertà, Calibano 10/2019.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tìm hiểu lý luận phê bình văn học miền nam 1954-1975
Đọc chuyên luận Lý luận - Phê bình văn học miền Nam 1954-1975: Tiếp nhận & Ứng dụng của PGS.TS Trần Hoài Anh
Xem thêm
PGS.TS Ngô Minh Oanh - phu chữ âm thầm
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành
Xem thêm
Đinh Nho Tuấn, trao em một mảnh vô thường
Ngô Đức Hành đọc tập thơ “Năm ngón chưa đặt tên”, NXB Hội Nhà văn năm 2024 của nhà thơ Đinh Nho Tuấn
Xem thêm
Miên man Xuân Lợi
(Đọc tập thơ Nghiêng phía miên man của Xuân Lợi, NXB Hội Nhà Văn, 2024)
Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm