TIN TỨC

Nhớ Nguyễn Quốc Trung

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-26 16:55:42
mail facebook google pos stwis
176 lượt xem

Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết " Đất không đổi màu".

 

Ký ức về người lính quân đoàn

 

Tôi biết Nguyễn Quốc Trung ( NQT) ngay từ khi cuộc chiến Tây Nam khởi sự. Lúc ấy, tôi làm báo Quân khu 7. Báo Quân khu 7 nối tiếp sự nghiệp báo Quân giải phóng Miền Nam  kết nghĩa với tờ tin Quân đoàn 4, nên bài vở thường trao đổi với nhau. Trần Đình Thế từ Quân đoàn 4 gửi bài cho chúng tôi và giới thiệu cây viết trẻ Nguyễn Quốc Trung (bút danh Nguyễn Tình Nguyện). 

Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình. Cho đến đại hội lần thứ nhất thành lập hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, tôi mới thực sự gặp Nguyễn Quốc Trung. Đúng như nhà văn Nguyễn Minh Ngọc (NXB QĐND), đồng đội, đồng nghiệp của NQT tại "quân khu Kỳ Đồng" miêu tả. NQT có đặc điểm không lẫn vào đâu được. Dáng mảnh khảnh, khi đi luôn lao về phía trước. Da xám , môi chì và nét mặt lúc nào cũng trầm tư, suy ngẫm.

Ấy vậy mà ngược hẳn với vóc dáng bề ngoài, đọc tác phẩm của NQT, người ta không khỏi ngạc nhiên bởi chiều sâu tâm hồn của anh. 5 tiểu thuyết (Biên giới; Bên rừng thốt nốt; Thời chúng mình yêu nhau; Người trong cõi người ; Đất không đổi màu và 5 tập truyện ngắn (Người đàn bà hồn nhiên; Đêm trừ tịch ; Cô gái tính nhảy cầu Rạch Miễu...),  không chỉ hừng hực hơi thở cuộc sống mà còn đặt ra những vấn đề thuộc về " nhân tình thế thái"  trong đời sống nội tâm của con người và xã hội.

Gần như, tôi là một trong những người đầu tiên được NQT tặng các tác phẩm mới của anh. Tôi nhớ dạo ấy bận công tác quản lý, chúng tôi họp liên miên. Dáng đi luôn lao về phía trước. Mặc mọi người đang họp, NQT " xông " thẳng vào phòng họp dúi sách đã ký tên cho tôi và dặn: "nhớ đọc và cho ý kiến".

Sự hồn nhiên của anh khiến ai đó khó chịu. Nhưng với tôi, đọc và hiểu NQT, càng quý anh hơn. Việc ấy, tôi trộm nghĩ, NQT cho ta thông điệp: " Sinh ra mỗi người một việc, các anh cứ họp, cứ bận bịu khách khứa, còn tôi cứ cày trên cánh đồng chữ nghĩa".

Và thực tế như thế, có thể phong cách sống của NQT làm người ta khó hiểu,  nhưng đó không phải là điều làm anh quan tâm. Nhìn dáng đi tất tưởi và nét mặt lúc nào cũng đau khổ, trầm tư của anh, tôi biết NQT đang thai ngén, trăn trở về việc gì đó, điều gì đó. Và, chắn chắn những suy ngẫm, trăn trở đó sẽ là hồn cốt cho những tác phẩm sắp ra đời của anh.

Luôn mong bạn bè may mắn, thành công

Cùng công tác dưới "mái nhà Tổng cục Chính trị" với NQT gần 20 năm tại TP HCM, tôi hiểu nhà văn mặc áo lính quê hương Hà Tĩnh này. "Tập trung chuyên môn" cho ra đời những tác phẩm văn chương, NQT không màng chuyện ngôi thứ, bàn ghế. Anh quan tâm đến bạn bè, nhất là bạn bè cầm viết. Khi tôi về làm báo QĐND cũng như báo SGGP, NQT thường xuyên lui tới tòa soạn. Câu chuyện của anh xoay quanh các sáng tác mới, trong đó có các cuốn sách của tôi.

Từ thập niên cuối thế kỷ 20, NQT đã động viên tôi viết đơn vào Hội nhà văn Việt Nam. Suốt mấy chục năm, anh luôn động viên tôi giữ vững " ngọn lửa nhiệt huyết ", không thối chí. Gặp tôi khi nào anh cũng nói như là người trong cuộc: " Viết  như anh phải vào Hội lâu rồi  chứ . Thôi kệ. Năm nay chắc chắn vào Hội và nhận giải thưởng". Nghe NQT " động viên " tôi chỉ cười. Tôi nghĩ, vào Hội hay không không phải việc của mình. Việc của mình là cứ viết. Viết như sự giải thoát chính mình.

Khi trường ca đầu tiên của tôi - trường ca " Phía sau mặt trời " (NXB QĐND- 2014 ) do nhà văn Nguyễn Minh Ngọc biên tập ra đời, NQT là một trong những người đầu tiên viết bài giới thiệu. Đó cũng là một trong những đồng đội, đồng nghiệp luôn chia sẻ, động viên tôi cần mẫn, sáng tạo trên cánh đồng chữ nghĩa.

Thư ký trung thành 

Mọi so sánh đều khập khiễng. NQT ra đi đột ngột do đại dịch Covid 19 cách nay 2 năm đã để lại sự bàng hoàng, xót xa của bạn bè, đồng nghiệp. Sinh thời, do cách sống, đôi lúc người ta  không hiểu hết NQT. Đôi khi còn có đồn đoán, dị nghị về nhà văn quân đội này. Nhưng khi NQT rời cõi tạm, có dịp nghiên cứu sâu các tác phẩm của anh và đặc biệt khi NQT được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết " Đất không đổi màu", người ta mới hiểu rõ chân dung nhà văn. Người xưa nói : Cọp chết để da, người ta chết để tiếng ".

Tiếng đời để lại với NQT là tấm gương cống hiến. Anh dấn thân vào các cuộc chiến giải phóng và bảo vệ tổ quốc với vị trí "trai thời loạn". Anh dấn thân, cháy hết mình để sáng tạo các tác phẩm văn chương về con người và thời đại mà anh là người trong cuộc. Đúng như Banlzac nói : " Nhà văn là thư ký trung thành của thời đại". Nguyễn Quốc Trung là thư ký của một thời anh sống và cống hiến !

 

TP HCM 18-9-2023 

              TTT

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nỗi lòng Huyền Trân - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Trên đường thiên lý Bắc- Nam, đoạn Quốc lộ 1 giao nhau với Quốc lộ 9 đi về hướng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), có một bảng chỉ dẫn: “Miếu thờ bà Huyền Trân Công Chúa 500 mét”.
Xem thêm
Thầy tôi - Kho báu của tôi
PGS Chu Xuân Diên thuộc thế hệ những nhà nghiên cứu tiếp thu lý thuyết thế giới qua con đường tiếng Nga và tiếng Pháp. Thầy đã tham gia dịch những công trình kinh điển về folklore học mà đặc biệt phải kể đến bộ sách 2 tập rất dày dặn là Tuyển tập V. Ia. Propp - giới thiệu gần như đầy đủ trước tác của một tác giả quan trọng hàng đầu của trường phái Hình thức Nga và nghiên cứu folklore
Xem thêm
“Cú hattrick” của nhà thơ Triệu Kim Loan
Nhà thơ Triệu Kim Loan sẽ ra mắt độc giả ba quyển sách (hai tập thơ: Khát vọng xanh, Đối thoại đêm và quyển Cảm nhận văn chương)
Xem thêm
Đất có thổ công - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Nhà văn Nguyễn Linh Giang quê quán tỉnh Quảng Trị, sinh sống và làm việc 30 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh năm 2022. Nguyễn Linh Giang vừa xuất bản tập tản văn: “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh niên, 2023). Về tập tản văn này, nhà văn Lê Minh Quốc trong “Tựa” viết cho tập sách đã viết: “Dám nói rằng, con người và vùng đất của mỗi địa phương đều đóng góp cho bộ sử của cả nước đầy đặn hơn, phong phú hơn. Mỗi khi chúng ta nói đến lịch sử một dân tộc là cần hiểu rộng hơn bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực, v.v… của nhiều vùng đất khác gộp lại. Vì lẽ đó, những quyển sách về đề tài này, bao giờ cũng cần thiết, Nếu khi đọc xong, bạn đọc gật gù, tâm đắc: “À, ước chi có dịp đến nơi ấy một lần nhỉ?”. Được thế. Nhà văn đã thành công. “Sông vẫn chảy đời sông” của Nguyễn Linh Giang là một trong những tập tản văn như thế”.Văn chương TP.Hồ Chí Minh xin giới thiệu tản văn Đất có thổ công được rút từ tập “Sông vẫn chảy đời sông” của nhà văn Nguyễn Linh Giang.
Xem thêm
Em đi tát nước… Tản văn của Nguyễn Linh Giang
Tôi lớn lên, vào những năm sau 1975, ruộng đồng vào mùa khô vẫn phải chống hạn bằng xe đạp nước. Có lần, được ngồi xe đạp nước đêm trăng cùng với cô bạn gái tôi mới biết giọt mồ hôi trên sợi tóc mai cùa cô thôn nữ vừa nghe mằn mặn vừa nồng ngầy ngậy, khó tả. Qua bao mùa trăng, tôi vẫn còn mơ được đi tát nước: “Hôm qua trăng sáng tờ mờ/ Em đi tát nước tình cờ gặp anh” (Ca dao).
Xem thêm
Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông – Ký của Thanh Thảo
Năm 1973, khi tôi từ chiến trường Nam Lộ Bốn (Mỹ Tho) trở về lại cơ quan binh vận ở R, tôi rất phấn khởi vì cơ quan tôi đã dời về đất Tây Ninh, đóng căn cứ ở Bến Tháp ngay sát sông Vàm Cỏ Đông. Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, cũng là thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.
Xem thêm
Đỗ Nam Cao - Cô đơn và khắc khoải 
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi cùng sống và chiến đấu trên chiến trường Miền Đông gian lao mà anh dũng. Nhà thơ Đỗ Nam Cao công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, còn tôi là lính chiến thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5). Rừng Miền Đông bạt ngàn, bom đạn tàn phá, chất độc hóa học trắng rừng, nhưng chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua Đài Phát thanh Giải phóng và chương trình Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Đôi khi, hành quân giữa khuya, nghe đọc bài hoặc ngâm thơ Đỗ Nam Cao trong chương trình văn nghệ, tiếp sức cho cánh lính trẻ chúng tôi xông lên phía trước.
Xem thêm
Nhà thơ Thanh Thảo… Nghĩ
Bây giờ, khi đã ngấp nghé tuổi tám mươi, tôi mới nhận ra, khi mình càng về già thì thời gian trôi càng nhanh. Và thời gian là thứ mình không thể khắc chế được. Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm, vì có khi không kịp.
Xem thêm
Nghệ sĩ Bảo Anh đang trên đường trở về quê nhà
“Một đám rước”, dường như có những tương đồng với “đám rước” khi thân xác nghệ sĩ Bảo Anh được trở về quê nhà, về U Minh, Cà Mau, nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Xem thêm
Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan Viên
Nhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân… thế hệ đàn anh – những người đã “lót ổ” cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương.
Xem thêm
Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống rồi mới viết
Trong lớp nhà văn cao tuổi hiện nay, có một người tôi luôn chờ đợi đọc những sáng tác mới của ông. Đó là nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật Đinh Trọng Đoàn). Chỉ có điều thời gian gần đây tuổi cao đã khiến ông không viết đều, viết nhiều như trước. Thế nhưng, thi thoảng vẫn được đọc những truyện ngắn mới của ông, hay những bài báo gửi gắm trăn trở, suy tư.
Xem thêm
Cuộc chiến nhân tính – Tiểu luận của Hoàng Thuỵ Anh
Nhà văn Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung, đã khẳng định sở trường, sự điêu luyện khi nhìn sâu và cắt nghĩa tính tàn bạo của chiến tranh thông qua những số phận bị chấn thương, bi kịch.
Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm
Người lính làm nên huyền thoại
Phải nói, Trần Ngọc Trác là một cây viết tâm huyết với đề tài truyền thống cách mạng. Gặp  ông cách nay đã vài chục năm, tôi vẫn nhớ dáng đi nhanh nhẹn, giọng nói trầm ấm và ánh nhìn thân thiện của nhà văn. Lúc ấy Trần Ngọc Trác là cán bộ của Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Lâm Đồng. Đã đọc Trần Ngọc Trác nhưng thực sự khi ông đảm nhiệm làm phim Người lính làm nên huyền thoại   về Đại tá Lê Kích (cậu ruột thứ Tám của vợ tôi), chúng tôi mới gắn bó  như anh em thân thiết. 
Xem thêm