TIN TỨC
  • Tin tức - Hoạt động Hội
  • Giao lưu và ra mắt 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa chân dung thơ của nhà thơ Nguyên Hùng

Giao lưu và ra mắt 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa chân dung thơ của nhà thơ Nguyên Hùng

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-10-03 18:03:50
mail facebook google pos stwis
306 lượt xem

Sáng ngày 02/ 10/ 2024, Hội trường B lầu 2 số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP HCM, nhà thơ Nguyên Hùng đã ra mắt bạn đọc 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa 81 chân dung văn học.

Các nhà thơ nhà văn và bạn bè đồng nghiệp tham dự buổi ra mắt sách của nhà thơ Nguyên Hùng

Có trên 100 nhà văn, nhà thơ và bạn đọc đã đến dự buổi ra mắt sách. Với tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên là nơi những vần thơ gặp gỡ âm nhạc tạo ra những ca khúc lay động lòng người. Và với Ký họa thơ, ở đó chân dung những nhà văn nhà thơ mà Nguyên Hùng quý mến hiện ra ở dạng ký họa, những bức chân dung bằng thơ ấy được nhà thơ viết ra qua lăng kính trái tim với những trân trọng và yêu quý.  

Nhà thơ Nguyên Hùng 

Buổi ra mắt sách đón nhận sự tham dự của nhà văn Bích Ngân - Ủy viên Ban thường vụ HNV VN – Chủ tịch HNV TP HCM; Nhà văn Bùi Anh Tấn – Phó Chủ tịch Liên Hiệp các Hội VHNT TPHCM,  Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ TP HCM, phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM; Nhà văn Trầm Hương – Phó Chủ tịch HNV TP HCM Cùng các Uỷ viên Ban Chấp hành Hội: Nhà thơ Bùi Phan Thảo, nhà thơ Phùng Hiệu, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, nhà văn Phương Huyền và các khách mời gồm: Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm – Chi hội Phó chi hội Nhà văn VN tại TP HCM; Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh, trưởng Ban Biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam phụ trách mảng văn học khu vực phía Nam, nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nhà thơ Nguyễn Duy cùng gia đình nhà thơ Nguyên Hùng và đông đảo các nhà thơ, nhà văn tham dự.

Nhà văn Bích Ngân phát biểu khai mạc

Nhà thơ Nguyên Hùng tên thật là Nguyễn Nguyên Hùng, Tiến sỹ công trình thủy (NCS tại МГМИ, Moskva, 1988-1994), là Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện nay anh đang là Ủy viên Ban chấp hành, Trưởng Ban công tác CLB Văn học, Hội Nhà văn TP.HCM. Hai tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Tập Ký họa thơ - 81 chân dung văn học là tác phẩm thứ 8 của anh trong suốt quá trình sáng tác.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo phát biểu chúc mừng tác giả

Nhận xét về thơ Nguyên Hùng, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng viết: “Thơ anh không cầu kỳ kiểu cách mà tràn đầy chất dân gian truyền thống. Nhiều ví von, ẩn dụ, nhiều thi ảnh thân thương gần gũi. Và đặc biệt là thơ anh rất giàu nhạc tính. Có lẽ vì thế mà nhiều nhạc sĩ đã tín chấp nhạc của mình vào thơ Nguyên Hùng. Anh chưa phải là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng đã có đến vài ba chục bài hát khởi nguồn từ thơ anh. Có những ca khúc được ca sĩ chuyên nghiệp thu thanh và biểu diễn, được phát trên sóng phát thanh, truyền hình, và được bạn yêu nhạc yêu thích như Sóng không từ biển, Bến xưa (nhạc Lê An Tuyên), Biển và em (nhạc Thanh Hoàng), Đừng quên con nhé (nhạc Nguyễn Ngọc Tiến), v.v…  Đó là một hiện tượng. Không phải nhà thơ nổi tiếng nào cũng được phổ nhạc nhiều và hay như thế”.

Nhà thơ Bùi Phan Thảo nhận xét về 2 tác phẩm

 Còn nhà thơ Bùi Phan Thảo, một đồng nghiệp trong BCH Hội Nhà văn TPHCM nhận định: “Với “Trăm khúc hát một chữ duyên”, NXB Hội Nhà văn, 2024, Nguyên Hùng chính thức định danh là nhà thơ lọt vào top nhà thơ được phổ nhạc nhiều nhất nước. Ở nước ta hiện nay, ngoài nhạc sĩ Tạ Hữu Yên với 160 bài, còn có nhà thơ Dương Xuân Định, Nguyễn An Bình, Nguyễn Ngọc Hạnh và Nguyên Hùng – mỗi người đều có hơn 100 ca khúc phổ thơ, có người “khoe” được phổ nhạc hàng trăm ca khúc. Tất nhiên nhiều ít là số lượng, còn chất lượng thì tùy theo tay nghề, tên tuổi nhạc sĩ và duyên may ca khúc đó bay cao bay xa ra sao…”.

Đến tham dự buổi ra mắt, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đã chọn 1 bài thơ rất ý nghĩa để chia sẻ cùng tác giả và bạn đọc: “Cho biển mãi xanh”, là ca khúc viết hưởng ứng cuộc liên hoan các bài hát VÌ BIỂN ĐẢO XANH do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TPHCM phối hợp cùng Hội Âm nhạc TPHCM phát động, năm 2020. “Cho biển mãi xanh”  là một bài thơ vừa trữ tình, vừa mang tính chính luận. Với sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, tác giả đã tạo nên một tác phẩm gợi mở về sự cần thiết phải bảo vệ và gìn giữ biển cả. Tình yêu đối với biển trong bài thơ không chỉ dừng lại ở cảm xúc cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Những thông điệp này trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi biển đảo của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức từ cả thiên nhiên và con người.

Nhà văn Nguyễn Trường chia sẻ về tác phẩm

Chỉ trong mấy câu thơ ngắn, Nguyên Hùng đã vẽ được tính cách nhân vật bằng chính chất liệu là tên tác phẩm của người đó, nếu anh không đề tên tác giả mà cũng đánh số bài như Xuân Sách, người đọc vẫn dễ dàng nhận ra anh đang “vẽ” nhân vật nào. Nói về Nguyễn Bính, người ta nghĩ đến tác giả của những bài thơ chân quê: “Chân quê đồng nội còn lưu dấu/ Chanh nở vườn chanh tím ngẩn ngơ”; Hoàng Nhuận Cầm với những bài thơ tình yêu cháy bỏng và có nhiều bóng hồng đi qua cuộc đời thi sỹ. Hai câu kết bài thơ về Hoàng Nhuận Cầm vừa chơi chữ vừa nổi bật chân dung thi sỹ tài hoa: “Vẫn tỉ tê thơ tuổi hai mươi/ đằng sau cánh cửa/ Để Nhuận vợ mấy lần vẫn Cầm tuổi Hoàng hôn”; một Lâm Thị Mỹ Dạ dịu dàng, thương người, nhưng cuối đời mắc bệnh mất trí nhớ : “Thả mây cho gió... đâu ngờ/ Thơ không năm tháng mà giờ đã quên”; đó là Nguyễn Duy, sống xù xì như đám đất hoang, luôn trăn trở với quê hương, đất nước, muốn dùng thơ để đánh thức tiềm lực còn ngủ quên: “Một đời tỉnh,  nhớ và ghi/ Nhận ra tiềm lực từ khi mịt mờ/ Gõ chuông đánh thức sư mù/ Mòn dùi thầy vẫn âm u tháng ngày”; đó là Trương Nam Hương tài hoa và tình si: “Sông Hương biết chảy theo vần/ Tài hoa đắm đuối hai lần mắt răm”; đó là Nguyễn Khải sâu sắc, muốn cựa quậy vượt thoát chính mình: “Tóc xanh bước lạc trong mùa lạc/ Đến bạc đầu đi tìm cái tôi”; đó là Lê Thiếu Nhơn, chàng trai trẻ nhanh nhảu, đa tài và bộc trực: “Ghét yêu thẳng tuột, trụi trần/ Lắm phen méo miệng, mặt nhăn vẫn cười”; đó là Nguyễn Bình Phương “Là nhà văn quyết làm mới thi ca” và cả thơ và văn xuôi đều thành công: “Mình và họ và cả người đi vắng/ Đâu phải ví dụ xoàng một phong cách văn chương”; đó là Nguyễn Quang Sáng sống phóng khoáng, bộc trực kiểu anh Hai Nam bộ, viết văn và nhậu lai rai: “Ông là Năm Sáng- anh Hai/ Viết nhanh nhưng nhậu lai rai/ vội gì”; đó là Nguyễn Trọng Tạo, thành công cả thơ và nhạc, là nghệ sỹ đa tình, nhiều khi mắc nạn: “Tình yêu như thể chiến hào/ Tên bay đạn lạc phía nào cũng...em”. Nhà văn Khuất Quang Thụy cũng giống Nguyễn Trọng Tạo, vừa viết văn vừa né tránh “tên bay đạn lạc” từ “phía nào cũng... em”, mặc dù ông đã từng: “Nửa đời giữ bếp văn xuôi/ Ngược qua tường lửa làm người cầm cương”; đó là Lưu Quang Vũ nổi tiếng một thời với thơ, với kịch, nhưng  tai nạn bất ngờ giáng xuống gia đình thi sỹ với nhiều nghi vấn: “Người trong cõi nhớ ơi, ai là thủ phạm/ Để công lý được đòi bất chấp những chiếc ô.

Thành công của “Ký họa thơ”, trước hết là trong tập có nhiều câu thơ hay, khổ thơ hay, đa dạng về thể loại thơ. “Họa sỹ” không những “vẽ” được diện mạo từng nhân vật mà còn thể hiện được cái thần của họ qua tính cách, số phận của các văn nghệ sỹ với trái tim nồng ấm yêu thương", nhà thơ Nguyễn Trường phân tích.

Nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã: "Nguyên Hùng cho ta hiểu rõ hơn về tác giả  qua chân dung ký họa"

"Trong tập “Trăm khúc hát một chữ duyên”, còn có một số là ca khúc viết theo yêu cầu, theo đơn đặt hàng. Có thể kể: “Bảo Lộc hương đất tình người”, “Bảo Lộc khúc tình ca” cho TP Bảo Lộc; “Tuyết trắng Tây Nguyên” cho Nhôm Lâm Đồng; “Nơi tìm lại nụ cười”, “Nơi ươm mầm hạnh phúc”, “Lời tri ân” cho BV Nam Học và Hiếm muộn Hà Nội – đơn vị đã gửi tràng hoa chúc mừng 2 lần cho cuộc ra mắt sách lần này. Các tác phẩm này đã được địa phương và doanh nghiệp đánh giá cao và sử dụng làm ca khúc chính cho doanh nghiệp, được các đài truyền hình chọn biểu diễn trong các chương trình lễ hội có truyền hình trực tiếp", MC, nhà thơ Trần Mai Hường chia sẻ.

 

Phùng Hiệu

 

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi ra mắt :

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Thơ Văn Liêm và những khao khát biển bờ!
Bài của Nguyễn Văn Hòa về nhà thơ Văn Liêm
Xem thêm
Ra mắt tuyển thơ của tác giả từng 2 kỳ Nguyên Tiêu có thơ thả lên trời
Hình ảnh: Nguyên Hùng và NVCC – Dựng clip: Nguyên Hùng
Xem thêm
Người lính già cầm trăng đợi chờ vì sợ đêm đi mất
Nguồn: Lê Thiếu Nhơn (Nông nghiệp Việt Nam)
Xem thêm
Trao giải Cuộc thi sáng tác Thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024
Sáng 20.9, tại TP Phan Thiết, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Thuận đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác Thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024.
Xem thêm
Gặp gỡ và giao lưu cùng 5 tác giả của bộ sách Tiếng Việt giàu đẹp
Sáng ngày 21/9, chương trình “Trò chuyện cùng các tác giả bộ sách tiếng Việt giàu đẹp” diễn ra tại Đường sách TP. HCM đã thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng.
Xem thêm
Thêm một nghĩa cử nghĩa tình cao đẹp
Ngày 4 tháng 9 năm 2024, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã ký công văn số 5133/ UBND-KT về việc hỗ trợ chăm lo cho thương binh, bệnh binh. Theo đó, thành phố chủ trương hỗ trợ đối với thương binh, bệnh binh với số tiền chăm lo tối thiểu 2 triệu đồng / người / tháng. UBND TP giao cho các doanh nghiệp do nhà nước giữ 100% vốn điều lệ thuộc Thành phố, mỗi đơn vị hỗ trợ tối thiểu 5 trường hợp ( 10 triệu đồng / tháng ) phấn đấu duy trì đến hết năm 2030. Thành phố giao cho các sở Tài chính, Lao động TBXH triển khai ý kiến chỉ đạo này. Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP HCM được giao tiếp nhận, quản lý và giải ngân nguồn tài trợ.
Xem thêm
Phóng sự hình ảnh buổi ra mắt sách “Bác sĩ phẫu thuật” của PGS-TS, nhà văn Nguyễn Hoài Nam
Đây là tác phẩm thứ 10 của nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn Nguyễn Hoài Nam, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
PGS.TS. Ngô Minh Oanh: Anh muốn làm lá biếc
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành
Xem thêm