TIN TỨC

Hai ngày Việt Nam tại nhà Puskin kinh thành Saint Peterburg | N.I. Nhikulin

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-29 08:49:09
mail facebook google pos stwis
1848 lượt xem

GS N.I. NHIKULIN

Cũng như mười một tháng trước đây, tôi lại bước lên những bậc cầu thang tuyệt vời của ngôi nhà này vào một ngày cuối tháng 10 năm 1996. Rồi tôi lại bước vào đại lễ đường được trang hoàng bằng những bức chân dung các nhà văn cổ điển Nga, bằng những đồ gỗ cổ kính, tráng lệ. Ở nơi này, ngay cả bục diễn đàn cũng có một vẻ đặc biệt - nó là một công trình tinh xảo đượcc hạm trổ sắc sảo, công phu, có lẽ nó không dưới trăm tuổi (…). Chính cung điện tuyệt vời này bên bờ Sông Nheva là nơi lưu giữ các bản thảo của Puskin, nơi có kho bảo quản những cuốn sách viết tay văn tự Nga cổ – Viện lưu trữ bác cổ mang tên V.I.Malưsiev.
(...)

Những bài ca dân gian - từ lâu, đã cuốn hút một người Việt Nam bảo vệ luận án: Bùi Mạnh Nhị. Anh là giảng viên của Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Vào năm 1989, anh đã có mặt tại Nhà Puskin với tư cách một nghiên cứu sinh. Hai giảng viên của Trường Đại học Sư phạm TPHCM cùng làm nghiên cứu sinh tại Nhà Puskin, điều này vào cuối những năm 80 là bình thường, không ai ngạc nhiên. Chỉ đến giờ, điều ấy mới lạ...

Bùi Mạnh Nhị ngay từ những năm tháng sinh viên đã quan tâm tới sáng tác dân gian (folklore). Anh đã tiến hành nhiều đợt đi điền dã ở các làng quê châu thổ sông Cửu Long, sưu tầm, ghi chép lại những bài ca dao dân ca rải rác đây đó trong nhân dân. Sau này trên cơ sở đó, cùng các đồng nghiệp của mình ở trương đại học Sư phạm, anh đã cho ra mắt cuốn sách dày dặn những bài ca dao dân ca Nam Bộ. Những bài ca dao dân ca, những truyền thuyết cổ đã khuyến khích, tạo sức để để anh viết nên những thể nghiệm thơ ca đầu tiên; những câu thơ của chàng trai tuổi hai mươi về An Tiêm, về ý chí kiên cường và lòng kiên trì của nhân vật đã xuất hiện vào năm 1977 trên tờ báo Văn nghệ. Những câu thơ này lập tức làm tôi thích thú và tôi đã trích dẫn chúng vào một trong những bài báo đã lâu của mình. Thế nhưng tôi chỉ làm quen với tác giả của chúng mười lăm năm sau đó - vào năm 1992, khi chàng nghiên cứu sinh Bùi Mạnh Nhị của Nhà Puskin hoàn thành luận án phó tiến sĩ “Lịch sử nghiên cứu thi pháp thơ ca trữ tình phi lễ nghi trong folklore học ở Nga và Việt Nam” và người ta đã yêu cầu tôi viết ý kiến nhận xét về luận án. Tôi thích thú bắt tay vào việc này và nhận ra rằng trước tôi là cả một công trình không chỉ của một nhà khoa học folklore, tác giả cuốn giáo trình về folklore cho sinh viên đại học mà còn là của một con người có tâm hồn của một nhà thơ, có một mẫn cảm thơ ca tinh tế đối với ngôn từ nghệ thuật. Hơn nữa rõ ràng rằng, không phải từ sách vở mà từ chính cuộc sống. anh đã hiểu biết về những bài ca dao dân ca, về sự sinh tồn của chúng cũng như việc biểu diễn chúng. Tất cả những điều này đã giúp anh hoàn thành xuất sắc luận án phó tiến sĩ. Công trình này đã tạo điều kiện cho Bùi Mạnh Nhị tích lũy vốn kiến thức lý luận rất tốt, chuẩn bị một cách chắc chắn trong lĩnh vực lý luận folklore - ở Nga, vấn đề này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

Chắc có lẽ, tôi có phần thiên vị với Bùi Mạnh Nhị. Nhưng chí hướng và sức làm việc của anh làm tôi cảm phục. Sau khi bảo vệ thành công phó tiến sĩ, anh bỏ ra ba năm để chuẩn bị cho luận án tiến sĩ. Thường là bảo vệ xong luận án, các phó tiến sĩ khoa học trẻ chỉ mong được nghỉ ngơi, xem xét xung quanh. Hiếm có ai lại bắt tay ngay vào luận án tiến sĩ. Việc này đòi hỏi một sức mạnh tinh thần lớn, cần phải dốc toàn sức lực.

Vào năm 1995, tôi thật sự sửng sốt khi Bùi Mạnh Nhị với vẻ hơi hồi hộp đặt lên bàn tôi một tập đường hoàng luận án mới của anh “Thi pháp ca dao trữ tình Việt Nam, nhìn từ truyền thống folklore học Nga”. Điều gì làm chỗ dựa cho anh trong công việc? Có lẽ, đó chính là tình yêu đối với folklore dân tộc, với ca dao dân ca Việt Nam đã ngân vang trong lòng anh. Chính anh đã tự viết trong một bài thơ:

Trái tim, bình thường nghe không rõ
Bỗng đập to hơn tiếng biển vỗ quang người…
Và vì thế vang lên những bài ca cuộc đời
Hát về những điều không thể nói

(“Những bài ca”)

Ngày 30-10-1995 là Ngày Việt Nam đầu tiên tại Nhà Puskin, lần đầu tiên một luận án tiến sĩ về folklore học đã được bảo vệ ở Nga (và cả Liên Xô cũ) bởi một nhà khoa học Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử Nhà Puskin đã vang lên âm điệu và những từ ngữ ca dao Việt Nam.
Sau khi phát biểu với tư cách người phản biện chính thức và về lại chỗ ngồi, tôi cứ nghĩ miên man về sức mạnh Việt Nam – sức mạnh tinh thần, sức mạnh tình yêu của người Việt đối với ca dao dân ca như thi hào Nguyễn Du đã viết:
Thôn ca sơ học tang ma ngữ
Dã khúc thơi văn chiến phạt thanh
.
(Thanh minh ngẫu hứng)
(Trong tiếng hát nơi thôn xóm ta học được tiếng nói của người trồng dâu trồng gai
Thỉnh thoảng nghe tiếng khóc nơi đồng nội như còn nghe thấy tiếng chiến tranh
).

Trong ca dao Việt Nam tôi cảm nghe ra nhiều điều: nỗi buồn và niềm tin, tiếng cười và lời đùa vui, niềm sung sướng và nỗi đau khổ - tóm lại là cách thụ cảm thế giới tràn đầy sức sống của nhân dân, người đúng là sẽ bước vào thế kỷ 21 với bài hát của mình.

(Trích bài Hai ngày Việt Nam tại Nhà Pu skin tại Kinh thành Sankt Petecbua của GSTS N.I. Nhikulin, nguyên Trưởng Ban Văn học Á Phi, Viện Văn học Thế giới, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, Vũ Xuân Hương dịch. Bài đăng trên Báo Sài Gòn Giải  phóng thứ Năm, ngày 07/11/1996).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trần Gia Bảo: Văn học thiếu nhi nuôi một đời vui
Bài viết của Tống Phước Bảo trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
Thắp nỗi vắng xa bập bùng từng con chữ
Bài của Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
“80 gương mặt Văn nghệ sĩ Quân đội” Chất lính trong những tâm hồn mơ mộng
80 con người, 80 gương mặt là 80 cá tính khác nhau. Thế nhưng ở họ có hai điểm giao rất độc đáo, đó là màu áo xanh của người lính và tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật và cái đẹp.
Xem thêm
Nhà văn Nam Cao trong thoáng cười lặng lẽ
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. HCM số Xuân Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Có một người Ninh Bình di cư
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng về nhà văn Hoàng Phương Nhâm
Xem thêm
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm - Những kỷ niệm khó quên
Tôi được gặp nhà văn Đỗ Viết Nghiệm từ khá sớm. Đó là Trại viết Đồ Sơn năm 1996. Khi đó tôi đang là binh nhất học ở Trường Lái xe 255 - Tổng cục Kỹ thuật được nhà văn Khuất Quang Thụy đi xe máy lên Sơn Tây làm việc với Ban Giám hiệu để tôi được đi dự Trại viết...
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà thơ Xuân Sách
Trong những thăng trầm mỗi nhà văn nếm trải mỗi người mỗi vẻ ấy, tôi luôn có suy nghĩ rằng, nhà thơ Xuân Sách đã nếm trải nỗi buồn, có những lúc như là sự cơ hàn và cả sự thất vọng ở một tình thế khác người. Và ông đã tự vượt qua. Và ông cầm bút viết ra những bài thơ, những trang văn, theo tôi không ít trang sâu sắc và bình dị. Để rồi, khi sau này dành thời gian viết những bài thơ chân dung các nhà văn, chất lượng và tâm huyết ở thời kỳ mới, đã dường như gây ra những nỗi buồn cho người viết chăng? Tôi vẫn nghĩ chưa có sự công bằng cho các bài thơ chân dung của ông, và về phía cá nhân, tư cách người viết văn, tôi mong muốn các tác phẩm ấy được hiểu một cách bình đẳng. Chúng ta nên tự nâng mình trong sự hiểu và cho phép hiểu mọi tác phẩm văn học nghệ thuật, miễn là phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, trong đó có những văn nghệ sĩ, để chúng ta, khi viết về nhau một cách bình thường, cũng là chuyện bình thường. Những khuyết điểm, kể cả sự non yếu, ấu trĩ về chính trị của người viết, đương nhiên nó sẽ tự đào thải, thời gian và sự tinh tường của độc giả đích thực sẽ biết giải quyết êm thấm một cách công bằng những điều ấy.​
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền: Một dòng sông lặng trầm, xoáy xiết
Nhà thơ Quang Chuyền sinh năm 1944 tại Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Từng công tác tại Hội Văn nghệ Việt Bắc. Phó Tổng Biên tập Báo Thông tin. Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 596 (Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc). Hiện sống và viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đã in các tập thơ: Đường qua kỷ niệm, Chùm quả đầu mùa, Khoảng cuối mùa thu, Hạt giống chim gieo, Lặng thầm, Mắt đêm, Khát, Trở lại cánh rừng, Sông gọi, Chiều đi qua cửa, Lục bát không mùa…
Xem thêm
Thơ Phan Thị Nguyệt Hồng: Nơi cảm xúc giao thoa
Chương trình Thi ca điểm hẹn của VOH và bài viết của Nguyên Hùng về tập thơ Lời khúc tạ mùa xuân của Phan Thị Nguyệt Hồng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Bài viết của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Thi & nhà báo Madelein Riffaud
Phim tư liệu về Madelein Riffaud & Bài viết nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi
Xem thêm
Nhà văn Anh Đức và bản góp ý văn chương tình nghĩa
Bài của đạo diễn Lê Văn Duy đăng trên báo Phụ nữ ngày 26.8.2014
Xem thêm
Anh Đức, nhà văn yêu dấu của cách mạng và kháng chiến
Bài viết của GS Mai Quốc Liên trên báo Sài gòn giải phóng điện tử ngày 23/08/2014
Xem thêm