TIN TỨC

Trần Dần – Thơ cũng cần căn cước công dân

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
586 lượt xem

Trần Dần – Thơ (NXB Đà Nẵng, 2008) có lẽ chỉ là một phần trong di cảo thơ khá đồ sộ của Trần Dần “đóng chai” gửi lại cho những người đến sau.

Nhà thơ Trần Dần (1926 -1997)

Những “chai thơ” này trôi nổi trên mặt biển thời gian, và có thể sẽ tấp vào bờ vào hoang đảo một ngày nào đó, theo đúng những quy luật của thủy triều, của sóng biển, của nhân thế. Trần Dần nói ông “có thể chờ”, nhưng rồi ông đã không thể chờ, và đã dứt áo ra đi trước khi những “chai thơ” này tới được với người đọc. Thơ Trần Dần không dễ đọc. Ông là nhà thơ cách tân muốn đi tới tận cùng những giới hạn của ngôn ngữ Việt, muốn “tháo dỡ” và “lắp ráp” ngôn ngữ Việt trong thơ theo nhiều kiểu nhiều cách để ngôn ngữ thi ca Việt có thể nói được nhiều nhất, đa chiều nhất, đa diện nhất và cũng đa thanh nhất. Mà có thể cũng không nói gì cả, vô thanh, vô sắc, vô diện. “Cuộc chơi thơ” này kéo dài hơn 30 năm, là cuộc chơi vãi máu, cuộc chơi đầy thương tích cho chính người chơi.

Mặc dù thơ chả bao giờ hại ai, chả hề làm khó ai hay khiến ai phải chết nghẹn bao giờ. Có thơ dễ đọc mà hay. Có thơ khó đọc vẫn hay. Có thơ mới đọc đã hiểu đã cảm thật là hay. Có thơ mới đọc hay đọc vài ba lần cầm bằng như chưa đọc cũng thật hay. Thơ dân chủ, nó có thể cố tình hoặc tình cờ đến với người đọc, nhưng nó cần người đọc. Người đọc chính là “Thượng đế” của thơ, nhưng không theo kiểu “khách hàng là Thượng đế”. Vì thơ không có khách hàng, chỉ có những người đồng cảm, những tri âm. Tôi không biết một nhà thơ thực sự có được bao nhiêu tri âm trong suốt cuộc đời làm thơ của mình. Với một nhà thơ như Trần Dần càng khó biết điều đó. Nhưng chắc là có. Thơ yêu cầu được đến với người đọc. Nó chả hại ai đâu, đừng lo ngại, đừng quá sợ nó! Vì lẽ ấy, tôi ủng hộ Nhà xuất bản (NXB) Đà Nẵng – một NXB địa phương đã dám “vì thơ” để in tập thơ di cảo này của Trần Dần.

Về nhân thân chính trị, Trần Dần đã được “giải oan”. Sự nghiệp văn học của ông cũng đã được nhà nước đánh giá lại đúng mức, và giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đã được trao cho ông như một hình thức truy tặng và vinh danh – dù hơi chậm. Nhưng chậm còn hơn không. Không phải là “hơn không” cho Trần Dần, mà “hơn không” cho chính chúng ta, những người biết rất rõ “Rằng tài nên trọng mà tình nên thương”. Nguyễn Bính hồi trước khi mất nghe nói cũng đã nghẹn ngào đọc câu Kiều này. Cả Nguyễn Bính và Trần Dần đều không thể chờ được sự phục hồi này, nhưng sự phục hồi công bằng cuối cùng rồi cũng tới. Vậy thì việc NXB Đà Nẵng hồi ấy bỏ công bỏ tiền (mà chưa chắc thu lại được đủ vốn, vì ai cũng biết thơ luôn là mặt hàng khó bán và cũng chẳng hy vọng thu lời) để in tập Trần Dần – Thơ, thì theo tôi đó là một hành động đáng khâm phục. Vậy là thêm một lần nữa, thơ được tôn vinh! Thơ vốn không mang lại cho nhà thơ và cả NXB những lợi lộc vật chất.

Nhưng nó lại có thể mang lại không chỉ cho nhà thơ, NXB mà cả quê hương của nhà thơ hay của NXB ấy những lợi ích vô giá về tinh thần, về tâm hồn, về nguyên khí. “anh có dám cả đôi vai, cả cuộc đời, gánh vác một ý kiến, một câu thơ? một đề xuất chân mây?” (Trần Dần – Thơ). Tôi cũng phải thú thật, tôi đã mất khá nhiều thời gian để đọc tuyển thơ này của Trần Dần mà không dám chắc mình đã lĩnh hội được gì nhiều. Thơ Trần Dần không dành cho những ai vội vã, những ai thiếu thời gian vì vô vàn những công việc những mục đích khác ngoài thơ. Nhưng hãy thỉnh thoảng “ghé vào” thơ ông, ta chợt như ngộ được một điều gì. Chỉ nhỏ nhẹ thế thôi, cũng đáng để ta “ghé vào” rồi.

Với những ai ủng hộ sự công bố tập thơ này, tôi tỏ lòng ngưỡng mộ họ. Với những ai còn dè dặt hay ngần ngại vì lý do “thơ này khó hiểu quá” tôi xin cam kết với họ rằng: “Anh (hay chị) cứ đọc đi, đừng mang theo bất cứ định kiến nào khi đọc, cứ hồn nhiên đọc, hồn nhiên vui hay buồn (buồn nhiều hơn) với từng câu thơ từng bài thơ đi, rồi thơ ấy từ từ sẽ “vào” sẽ “cư trú” trong anh (hay chị). Một cư trú có hộ khẩu, chí ít cũng là có “KT3″ hẳn hoi đấy!” Bây giờ ngành công an đã giảm thủ tục phiền hà khi thay hộ khẩu bằng căn cước công dân. Và tôi hy vọng, có căn cước công dân cho cả thơ nữa. Vì thơ Việt cũng là công dân Việt thôi mà! Mà không phải “công dân hạng hai hay hạng ba” đâu nhé!

***

Trần Dần (tên thật là Trần Văn Dần), sinh năm 1926 tại Nam Định, mất năm 1997 tại Hà Nội.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Người người lớp lớp (Truyện dài – 1954); Nhất định thắng (Thơ – 1956); Những ngã tư và những cột đèn (Tiểu thuyết – 1964, xuất bản năm 2011); Bài thơ Việt Bắc (Trường ca – viết năm 1957, xuất bản năm 1990); Cổng tình (Thơ – tiểu thuyết – viết năm 1959 – 1960, xuất bản năm 1994); Trần Dần – Thơ (2008).

Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007 (truy tặng).

Giải Thành tựu trọn đời của Hội Nhà văn Hà Nội.

THANH THẢO

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm
“Lời của gió” - Lời của nước mắt, nụ cười
Tôi may mắn được người anh, người đồng nghiệp quý mến - Nhà thơ, Nhà báo Trần Thế Tuyển gửi bản thảo trường ca “Lời của gió” với tin nhắn giản dị, mộc mạc “Gửi chú đọc và thẩm cho anh”. Đọc thì đương nhiên rồi, nhưng không dám “thẩm”. Mấy lời sau đây tôi viết với tư cách là bạn đọc, là người em của Nhà thơ Trần Thế Tuyển.
Xem thêm
Không gian thiền tịnh và buông xả trong thơ Nguyễn Thị Sơn
Chùm thơ 4 bài: Thiền, Tịnh, Buông, Nhàn của nhà thơ Nguyễn Thị Sơn đã khái quát một không gian thơ mang tính tâm linh cho riêng mình, ở đó mỗi bài đều chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm trạng và trải nghiệm của con người. Những bài thơ này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa thiên nhiên và tâm hồn. Mỗi bài thơ là một khía cạnh khác nhau của sự tìm kiếm sự an lạc và bình yên trong cuộc sống.
Xem thêm
Dòng sông tâm thức của Elena trong “Hạt bụi lênh đênh”
Trong những câu chuyện đan xen giữa thể loại tùy bút và truyện ngắn và tôi chọn 7 bài viết trong “Hạt bụi lênh đênh” để nói về “dòng sông tâm thức” của Elena đã trải qua .
Xem thêm
Nỗi buồn trổ bông và tình mẹ trong thơ Nguyễn Minh Ngọc Hà
Nguyễn Minh Ngọc Hà sinh năm 1985 tại vùng đất An Sơn thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nơi đây vốn là chiến khu cách mạng hào hùng trong hai cuộc kháng chiến và là một phần của Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu nổi tiếng. Có lẽ đặc điểm, truyền thống quê hương đã sớm chắp cánh cho hồn thơ của chị. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong đầu cô cựu học sinh lớp chuyên toán của trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương luôn phảng phất âm điệu của thi ca. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh rồi vào làm việc tại một ngân hàng lớn chưa bao lâu, như duyên phận đã định trước, Nguyễn Minh Ngọc Hà “rẽ bước”, chọn nghề tự do để có thời gian dành cho văn chương nghệ thuật
Xem thêm
So sánh bài thơ Cây đánh đu của Lê Thánh Tông và bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương
ĐÁNH ĐUTám cột khen ai khéo khéo trồngNgười thì lên đánh kẻ ngồi trôngGiai du gối hạc khom khom cậtGái uốn lưng ong ngửa ngửa lòngBốn mảnh quần hồng bay phấp phớiHai hàng chân ngọc duỗi song songChơi xuân đã biết xuân chăng tá?Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
Xem thêm
Chân dung đẹp từ nét vẽ của thơ
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật, ngày 22/8/2024
Xem thêm
Nhịp điệu của sức bền
1. Trong nhiều tác phẩm và bài viết trao đổi, Mai Văn Phấn thường nhắc đến quan niệm viết (và sáng tạo nghệ thuật nói chung) như một hành động kiến tạo không gian khác – khác với người khác và khác với chính mình, xem đấy như kim chỉ nam cho quá trình tìm tòi của ông. Đấy là một ý tưởng dễ được chia sẻ (và dễ biến thành các tuyên ngôn to tát) nhưng rất khó để hiện thực hoá, bởi nó buộc người viết phải ý thức đầy đủ về bản chất sáng tạo, biết liên tục đổi mới, hoặc nói cách khác, biết phủ định và tự phủ định. Càng ngày, khi càng đi xa và đạt nhiều thành tựu hơn, Mai Văn Phấn càng thấy rõ áp lực của việc phải khác trong thực hành sáng tạo. Nhưng đồng thời, việc viết trong áp lực (chủ yếu xuất phát từ đòi hỏi của ông với chính bản thân) đã hình thành ở tác giả này một tinh thần và thái độ thực tế mà ta có thể nói đơn giản như sau: muốn viết khác thì phải đọc sâu, đọc rộng. Có lẽ vì vậy, sau nhiều tác phẩm thơ liên tiếp xuất bản trong và ngoài nước, Mai Văn Phấn chọn nhịp bước chậm lại và rẽ sang phê bình với tập Không gian khác (2016) và mới đây nhất, là Nhịp điệu vẽ lối đi (2024).
Xem thêm
Hoa thơm, trái ngọt của lòng yêu thương
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật số ra ngày 15/8/2024
Xem thêm