TIN TỨC

Khai mạc Trại sáng tác văn học năm 2021 tại Phú Yên | Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-11-08 09:06:52
mail facebook google pos stwis
2008 lượt xem

Từ ngày 5 đến 12 tháng 11 năm 2021, ngay sau khi tình hình dịch bệnh ở TP.HCM và một số địa phương bước đầu được kiểm soát, Ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM đã tổ chức trại sáng tác văn học cho gần 30 hội viên tại Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đồi Thơm, Phú Yên. Chương trình khai mạc vừa được tổ chức vào chiều ngày 7/11 với sự tham dự và phát biểu ý kiến của ông Trần Hữu Thế, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên


Ông Trần Hữu Thế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên chia sẻ về những nỗ lực đưa hơn 18 ngàn người từ TP.HCM về lại Phú Yên trong đợt dịch vừa qua.  

Tham dự chương trình khai mạc, về phía Hội Nhà văn TP.HCM có gần 30 nhà văn nhà thơ (trong đó có 6/10 ủy viên Ban chấp hành). Phía Phú Yên có ông Trần Hữu Thế, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên; ông Nguyễn Thành Quang, nguyên Bí Thư tỉnh Phú Yên; GS –TS, nhà văn Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phương Đông, Chủ tịch Hội đồng hương Phú Yên; nhà thơ Bùi Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên; nhà văn Huỳnh Thạch Thảo, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên cùng nhiều văn nghệ sĩ Phú Yên; Anh hùng Thuyền trưởng Tàu không số Hồ Đắc Thạnh; Thạc sĩ Huỳnh Thị Kim Hương, TGĐ Công ty Cổ phần xây dựng Du lịch Sao Việt, chủ nhân Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đồi Thơm...


Nhà văn Bích Ngân phát biểu tại lễ khai mạc


Nhà văn Trầm Hương - PCT HNV TP.HCM giới thiệu về đoàn
nhà văn.

Theo nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, Hội nhà văn TP.HCM cũng như nhiều Hội văn học nghệ thuật khác của cả nước, việc mở trại sáng tác văn học là việc làm bình thường trong nhiều hoạt động thường niên của một hội nghề nghiệp, nhằm gặp gỡ, trò chuyện tâm tình, cảm thông, xóa dần sự cách biệt, nhích lại gần nhau và nhất là bàn bạc tranh luận về nghề, gợi mở ý tưởng, kích thích sự sáng tạo và nỗ lực để cùng gặp gỡ nhau nơi những trang viết hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. 


Nhà văn, GS-TS Trình Quang Phú hy vọng vùng đất Phú Yên
sẽ là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nhà văn nhà thơ


Nhà thơ Bùi Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên đọc thơ tại chương trình.


Nhà văn Huỳnh Thạch Thảo (bên trái).

Tuy nhiên, đại dịch lần thứ 4 bùng phát cùng với những đau thương mất mát quá đỗi nặng nề, việc Hội nhà văn TP.HCM mở trại viết năm nay đã không còn bình thường. “Không bình thường, là những chấn thương từ đại dịch nơi mỗi người vẫn còn hằn những vết cắt đớn đau (riêng Hội nhà văn TP.HCM đã mất đi 3 nhà văn vì nhiễm Covid-19, hơn 20 hội viên nhiễm Covid-19 đã và đang chống chọi trước sức tàn phá của virus Corona. Và đa số các nhà văn có mặt ở đây, đều trải qua cái cảm giác được sống sót sau gần 5 tháng chống chọi và vượt qua dịch bệnh”, nhà văn Bích Ngân chia sẻ.

Cũng theo nhà văn Bích Ngân, từ cái cảm giác không bình thường đó, Ban thường vụ, Ban chấp hành Hội nhà văn TP.HCM quyết tâm đưa đoàn đến Phú Yên mở trại ngay sau khi đại dịch vừa giãn ra, thành phố khép lại phương thức tránh dịch “ai ở đâu, ở yên đó”, với những lý do cũng hết sức đặc biệt, đó chính là sự quan tâm hỗ trợ một phần kinh phí của Công ty cổ phần xây dựng du lịch Sao Việt để đoàn nhà văn có điều kiện được lưu lại khu nghĩ dưỡng sinh thái làm việc.

Bên cạnh đó, một lý do lớn lao hơn khiến đoàn quyết định lựa chọn Phú Yên làm điểm đến mở trại sáng tác lần này - nơi không chỉ được biết đến là vùng đất “hoa vàng cỏ xanh” mà còn là một vùng đất nghĩa tình. Cụ thể, trong đỉnh dịch kinh hoàng vừa qua tại TP.HCM, lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã cùng các ban ngành, các hội đoàn, các doanh nghiệp làm nên một kỳ tích - là đưa hơn 18 ngàn người từ tâm dịch về lại Phú Yên, quê hương mình.

Sự kiện đón người về quê hương Phú Yên mau chóng tràn ngập trên các phương tiện truyền thông và trở thành một biểu tượng đẹp, một biểu tượng của TÌNH NGƯỜI, của TRÁCH NHIỆM, của lòng NGHĨA NHÂN”, nhà văn Bích Ngân nhấn mạnh.

Tại buổi khai mạc, ông Trần Hữu Thế, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, chân tình chia sẻ: “Chúng tôi đã chưa tạo được điều kiện cho người dân có công ăn việc làm tại địa phương khiến họ phải xa xứ để mưu sinh. Khi dịch bệnh bùng phát dữ dội tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương…đe dọa tính mệnh, nguyện vọng của người lao động dân Phú Yên là được trở về quê hương, đó là nguyện vọng chính đáng. Dù đây là việc làm chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm, nhưng chúng tôi đã huy động cả một hệ thống chính trị vào cuộc với sự hiệp lực của người dân, đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực từ các cấp chính quyền của thành phố Hồ Chí Minh…”

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà văn, GS-TS Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phương Đông, bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng nơi đất Phú trời Yên này sẽ là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nhà văn nhà thơ. Chúng tôi cũng hy vọng rằng Trại sáng tác văn học năm sẽ góp phần tạo thêm sinh khí với Phú Yên trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch”.

Chương trình khai mạc diễn ra trong không khí nhỏ gọn, thân tình và ấm cúng. Đan xen giữa các tiết mục văn nghệ, đọc thơ của các hội viên Hội Nhà văn TP.HCM là tiết mục văn nghệ, đọc thơ của một số văn nghệ sĩ chủ nhà.



Nhà thơ, nhà báo Trần Thế Tuyển đọc bài thơ mới viết về Phú Yên


Con gái nhà văn Võ Thu Hương là bé Phạm Nguyên Thảo gây thích thú khi biểu diễn hai ca khúc nhạc Nga.


Các văn nghệ sĩ của TP.HCM và Phú Yên cùng chụp hình lưu niệm

Trước đó, trưa ngày 5/11, khi đoàn nhà văn thành phố Hồ Chí Minh vừa đặt chân tới Phú Yên, ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đã gởi quà tặng và chúc đoàn có chuyến sáng tác tại Phú Yên hiệu quả; vào ngày 6/11, đoàn đã về thăm căn cứ cách mạng và dâng hương Bác Hồ tại Đền thờ Bác Hồ ở Cao nguyên Vân Hòa, thăm và trồng cây ở công trình Trúc Lâm Thiền Viện.


Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương gởi quà tặng đoàn nhà văn Tp,HCM  khi đoàn vừa đặt chân đến Phú Yên


Đoàn trồng cây tại công trình xây dựng Trúc Lâm Thiền viện tại Phú Yên


Các văn nghệ sĩ của TP.HCM và Phú Yên cùng chụp hình lưu niệm trước Đền thờ Bác Hồ (Đền thờ được thành lập sau khi nhân dân Phú Yên được tin Bác mất, 1969).

YÊN LAM

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm