TIN TỨC

Sự đổi mới của Nguyễn Huy Thiệp trong quan niệm về văn học

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2021-11-04 00:35:52
mail facebook google pos stwis
3332 lượt xem

Văn học đương đại Việt Nam hơn ba chục năm qua, không thể không nhắc tới nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với hàng loạt truyện ngắn độc đáo. Điều đáng nói thêm, hầu hết những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều chứa đựng một hoặc vài lời triết lý của ông về văn chương. Chứng tỏ, Nguyễn Huy Thiệp là người có nhiều trăn trở về văn chương và ý nghĩa của nó. Điều này cũng là trăn trở của nhiều nhà văn thế hệ trước, trong đó gần kề ông nhất có thể kể đến Nam Cao và Nguyễn Minh Châu. Nhưng đến Nguyễn Huy Thiệp, quan niệm về văn chương và sứ mệnh của nhà văn trong các sáng tác của ông có nhiều đổi mới theo hướng phản tỉnh, thực sự rất đáng bàn.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Trong quan niệm truyền thống, chức năng nhận thức và phản ánh hiện thực mặc nhiên được xem là một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học. Nhà văn  gánh vác sứ mệnh thư ký trung thành của thời đại như một sự tự nguyện, và với không ít người, đấy là băn khoăn duy nhất hoặc quan trọng nhất khi cầm bút. Quan niệm này đã được Nguyễn Huy Thiệp phản biện trong các sáng tác của mình. Theo Nguyễn Huy Thiệp, kỳ vọng vào khả năng nhận thức của văn học là một nhầm lẫn to lớn, bởi văn học cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác, đều mang trong mình những giới hạn của nó. Huống hồ, nó cũng chỉ là sản phẩm của những cá nhân, thể hiện nhận thức của cá nhân giữa mênh mang hiện thực rộng lớn. Nguyễn Huy Thiệp có một đặc điểm là hay đẩy nhận định, những phát biểu của mình đến chỗ cực đoan. Đó có thể là một cách nói để nhấn mạnh ý của mình, làm độc đáo ý của mình. Chẳng hạn khi ông để nhà văn họ Vũ trong truyện ngắn Bài học Tiếng Việt cay đắng nhận ra “vũ trụ là hỗn độn vô minh… Văn học không phải là tất cả. Không nên quá coi trọng văn học. Văn học chỉ là từ ngữ. Như những ngọn gió”…, hay khi ông công khai bày tỏ sự nghi ngờ năng lực nhận thức hiện thực của văn học trong tiểu luận Thời của tiểu thuyết (báo Ngày nay, số 21, 2003): “Tiểu thuyết không chỉ là tấm gương soi của thời đại gì hết, nó kể chuyện và nhầm lẫn lung tung” thì ta phải thấy được rằng, trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp văn chương hiện đại có những giới hạn trong sứ mệnh của nó, không nên ảo tưởng rằng văn học có thể làm được tất cả trong sự giáo dục nhận thức, đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho con người, không phải mọi phát biểu của nhà văn trong văn học đều đạt đến sự trọn vẹn trong nhận thức.

Nguyễn Huy Thiệp thấy được chỗ mạnh và chỗ yếu của văn học cũng như những giới hạn của nhà văn trong tác phẩm. Nhà văn không phải là người phán truyền những chân lý. Nguyễn Huy Thiệp thức tỉnh chúng ta một điều rằng, người nghệ sĩ trong hành trình nhận thức về mình phải thoát khỏi những nhầm lẫn vương giả – rằng họ là những người thư kí trung thành của thời đại, là nhà cách mạng, là người dự báo hiện thực,… Các nhà văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là những con người có thể rất tinh tế, mẫn cảm đấy nhưng cũng bất lực trước hiện thực. Họ bị lún sâu trong đám bùng nhùng của hiện thực đời sống, không có khả năng tác động đến hiện thực.  Họ rơi vào cái cô đơn của một con người hiểu đời, biết mình biết ta nhưng không thể đem cái sự hiểu đó ra đối chất với hiện thực cuộc đời. Anh ta nhận thức được về năng lực, giới hạn của mình và chấp nhận nó như một lời “thú tội”. Đó là nhân vật thi sĩ trong Sang sông. Sức mạnh hành động của anh ta té ra thua một tên cướp. Hay Nguyễn Du, nhân vật trong Vàng lửa khi đặt bên cạnh chân dung của vua Gia Long cũng thật mờ nhạt, bởi vua Gia Long bằng tất cả sự tàn nhẫn của mình vẫn có năng lực làm cho lịch sử sinh động hẳn lên, đem tới sức đẩy lớn với khối cộng đồng – điều mà Nguyễn Du không bao giờ có được. Thoát khỏi những ngộ nhận về vai trò của nhà văn, của văn học nghệ thuật là một việc không dễ dàng bởi nó khiến nhà văn phải đối lập mình với những kì vọng, những hình ảnh đẹp đẽ của họ trong nhận thức truyền thống của cộng đồng. Nếu như ở đây cần một sự so sánh thì có lẽ là trong quá khứ, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu tự đấu tranh  và mổ xẻ chính mình để vươn tới những thiên chức mà cộng đồng đã kì vọng về họ, thì trong hiện tại, Nguyễn Huy Thiệp hiệu đính lại để chỉ ra những bất khả, những giới hạn mà nhà văn và những tác phẩm của mình chẳng thể vượt qua. “Nhà văn và tác phẩm của họ không có nhiều sức mạnh như đã từng bị ngộ nhận”-  Nguyễn Huy Thiệp đã thẳng thắn nhìn vào sự thật này và dũng cảm chấp nhận chúng, chấp nhận những giới hạn trong sứ mệnh của người nghệ sĩ để từ đó đảm nhận những sứ mệnh mới của mình. Chúng ta hi vọng và tin tưởng là như vậy.

Nhà phê bình trẻ Trịnh Thị Nga

Có lẽ bắt nguồn từ quan niệm về văn chương và người nghệ sĩ như vậy nên có thể thấy một điều rằng trong phần lớn các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, ông gạt bỏ vai trò độc quyền của người kể chuyện trong việc đưa ra những nhận định, đánh giá, thậm chí cả trong tái hiện hiện thực. Yếu tố miêu tả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hầu như vắng bóng, thay vào đó là lối kể theo kiểu liệt kê các sự kiện, các cảm giác (thuần tuý chỉ là những cảm giác) được nhà văn đặc biệt hay sử dụng. Bởi trong miêu tả bao giờ cũng hàm trong nó một sự lí giải và cắt nghĩa nào đó về đời sống. Kể cho phép nhà văn có thể giấu đi mọi sự cắt nghĩa – đặc trưng của kể là chủ quan, phiến diện. Trên văn bản những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, hầu như người ta chỉ thấy những chuỗi sự kiện trần trụi với giọng văn lạnh. Bởi Nguyễn Huy Thiệp nhận ra được rằng không phải nhà văn có thể lí giải, cắt nghĩa hết về hiện thực, nhất là một nhà văn hiện đại trong cuộc sống phức tạp ngày hôm nay.

Cần phải nói thêm một điều nữa rằng, Nguyễn Huy Thiệp đặc biệt yêu cầu nhà văn, văn học là phải hướng đến những giá trị nhân văn. Đó là một hằng số tồn tại vĩnh viễn: “Điều khốn nạn, trớ trêu và cũng là điểm yếu của một nhà văn là dù hiểu đời, lịch lãm đến đâu cuối cùng anh ta vẫn phải hành xử và biết trình bày tư tưởng nhân đạo một cách nghệ thuật. Giá trị nhân đạo là lí do duy nhất để văn học tồn tại”. Con người nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là con người không ngừng hướng về cái đẹp, khát khao tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống, như tiếng hát của chàng Trương Chi:

Những khát khao của ta

Hướng về tuyệt đối

Ta là Trương Chi

Ta ca ngợi tình yêu

(Trương Chi)

Tha thiết và không ngừng tạo lập trong tác phẩm của mình những giá trị nhân đạo – những giá trị dưới con mắt của Nguyễn Huy Thiệp đang dần bị mai một, bị đánh rơi trong đời sống thực tại – đã đưa lại cho ông một quan niệm mới về sứ mệnh của văn chương. Đó là không phải ngợi ca cuộc sống, ngợi ca hiện thực mà là “phản biện” toàn bộ trật tự của đời sống hiện tồn, thức tỉnh mọi người ý thức về sự thật để từ đó độc giả tự tìm ra cách ứng xử trước cuộc đời.

Nếu như trước đây, văn học thường là và cần là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng đồng, phát biểu những vấn đề, những tư tưởng được cộng đồng thừa nhận, ủng hộ và có lợi cho cộng đồng thì văn học thời kỳ Đổi mới không chỉ như vậy, nó có thể và cần phải là phát ngôn của mỗi cá nhân. Trong một nền văn học hướng đến tinh thần dân chủ, đó là điều cần được coi trọng. Văn học trở thành phương tiện cần thiết để tự biểu hiện, ở đó người nghệ sĩ thể hiện cái nhìn riêng của mình về con người, về cuộc sống, nơi ý thức và cả vô thức trong tâm trạng của người viết có thể xen cài, hoà lẫn. Nhà văn không còn là người độc quyền ban bố, phán truyền các chân lí không thể bàn cãi (không thể bàn cãi bởi nó là tư tưởng chung, là mục tiêu cao cả của cộng đồng). Nhà văn nói lên những suy nghĩ của riêng mình, do mình cảm nhận được và dù có rất muốn bênh vực cho những tín niệm của mình thì họ cũng không thể biết đến những tư tưởng và quan niệm khác đang song song tồn tại. Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp cũng thay đổi theo hướng dân chủ hoá, bình đẳng hơn. Độc giả được tôn trọng, được tự rút ra kết luận cho riêng mình đằng sau những con chữ khách quan, lạnh lùng chỉ rặt sự kiện của nhà văn. Văn chương thành ra còn là nơi độc giả và tác giả cùng đi tìm những chân giá trị, sau những lần ngộ nhận và lầm lẫn, bởi cả hai không ai có quyền năng tuyệt đối trong thẩm định, đánh giá mọi vấn đề.

Như đã nói ở trên, cái tạng của Huy Thiệp là hay sử dụng cách nói cực đoan, nhưng những suy nghĩ của ông về vai trò, sứ mệnh của nhà văn, của văn học nghệ thuật là điều đáng để cho chúng ta trăn trở, day đi dứt lại, dù tác giả tự nhận văn chương của mình chỉ như những ngọn gió.  Sự thay đổi quan niệm về nhà văn, về vai trò văn học nghệ thuật của  Nguyễn Huy Thiệp đã có tác dụng tích cực trong phát huy cá tính sáng tạo của nhà văn, trả văn học về lại với quy luật phát triển và những đặc trưng đích thực của nó.

 Trịnh Thị Nga/VHSG

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài Gòn
Hai cuốn truyện trào phúng về điệp viên Không Không Thấy – một nhân vật hấp dẫn của Lê Văn Nghĩa – vừa rời bàn biên tập để đưa tới nhà in. Một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm của anh cũng đang triển khai. Vậy mà Lê Văn Nghĩa không chờ được, đã vội ra đi…
Xem thêm
Đọc Đường đến Cây cô đơn
“Cây nào đứng thẳng cũng đều là Cây cô đơn”.
Xem thêm
Sài Gòn ơi! Đau đáu một nỗi niềm
Rất nhiều “mĩ từ” dành cho Sài Gòn trong những ngày nơi đây trở thành tâm dịch Covid-19: “Sài Gòn đau”, “Sài Gòn bệnh”… riêng tôi lại cảm nhận một nỗi niềm lo lắng không yên, bởi nơi đó tôi có nhiều người thân thương ruột thịt, nhiều bạn bè và cả những người tôi không quen nhưng cảm nhận về sự thân thiện và cởi mở của “người Sài Gòn” đã khiến lòng mình đau đáu… Sáng nay, vẫn những con số, hôm qua và những ngày trước vẫn những con số, những hình ảnh, những khu phố giăng dây… Em tôi nói, em đã phải đi xét nghiệm đến mấy lần mỗi khi nơi em ở có người nhiễm bệnh Covid-19. Bất chợt bắt gặp bài thơ “Gửi Sài Gòn” của nhà thơ Từ Kế Tường, tôi như bắt gặp sự đồng cảm, nỗi niềm.
Xem thêm
Ðạo thơ hay dụng điển?
Lâu nay, “đạo” văn “đạo” thơ vẫn là một câu chuyện dài bất tận không có hồi kết. Những câu hỏi luôn được đặt ra là: Thế nào là “đạo” (văn, thơ)? Ðâu là giới hạn của việc sử dụng sáng tạo những thành quả của ng
Xem thêm
Văn chương: Ðạo và không đạo?
Những bức tường như số phận chúng ta, bài thơ sáng tác năm 2019 của Thanh Thảo (Viết và Đọc mùa Đông 2020), với lời đề từ bằng câu thơ của Nguyễn Thụy Kha Nhìn tường nhà chúng ta từng ở lở lói. Buồn lạ. Thi sĩ cảm hứng từ câu thơ của người khác, tạo ra một không khí những bức tường hữu hình và vô hình của đời mình, riêng mình. Bức tường thời gian, và giới hạn…
Xem thêm
Nhà thơ và thi hứng sáng tạo
Nói đến thơ ca, người đọc nghĩ ngay đến tư tưởng tiềm ẩn, thi pháp vừa trực giác,
Xem thêm
Huệ Triệu và Đoản khúc trao mùa
Huệ Triệu qua tập thơ này mới mẻ và góc cạnh hơn; mềm mại, nữ tính mà mạnh mẽ và sâu lắng
Xem thêm
Trương Nam Hương - câu thơ trong trẻo nỗi buồn
Nhiều lần tôi có ý định viết về anh, nhưng một phần vì chưa đọc anh đầy đủ, phần nữa là anh em quen biết đã lâu, để viết về nhau không dễ.
Xem thêm
Nhà văn Sơn Tùng: “Ðạo là gốc của văn”
Nhà văn Sơn Tùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học và cách mạng.
Xem thêm
Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh
Sở dĩ tôi đặt tên bài viết là Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh, vì tôi và nhiều người thích bài Quả thơ
Xem thêm
Lê Quang Trang và những trang viết về lý luận phê bình
Sau khi học xong khoa Văn đại học Tổng hợp Hà Nội và dự một lớp viết văn do nhà văn Nguyên Hồng làm Giám đốc, Lê Quang Trang và các bạn cùng đi vượt Trường Sơn vào chiến khu Nam bộ, công tác ở Ban tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam. Ấy thế mà đã qua 50 năm...
Xem thêm
Nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy: Giữ lại một ngày ta như lá
Cốt cách đằm thắm của một người phụ nữ Huế thể hiện trong thơ Tôn Nữ Thu Thủy chủ yếu tập trung vào sự chan hòa với thiên nhiên.
Xem thêm
Người lạc giữa “vòng tròn số phận”
Mỗi câu thơ viết ra là để tự ru mình, ru người. Nhưng suy cho cùng cũng là một cách mượn lời ru… để thức.
Xem thêm
Có một nguồn thi hứng về văn hóa Óc Eo trong thơ Đồng bằng Sông Cửu Long
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – 1. Văn hóa Óc Eo là di sản văn hóa vô giá góp phần minh chứng cho quá trình khai phá, mở mang, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có từ ngàn xưa. Nó chứa đựng những giá trị lớn cả về vật chất lẫn tinh thần trong đời sống của dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân ở ĐBSCL nói riêng. Vì thế, từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học, nhiều công trình khảo cứu về nền văn hóa rực rỡ này, để trên cơ sở đó làm rõ những điều bí mật bị chìm lấp qua hàng ngàn năm lịch sử; đồng thời, góp phần khẳng định, tôn vinh và gìn giữ những gì cao quý mà các bậc tiền nhân đã làm nên. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà thơ ở ĐBSCL, nhất là những nhà thơ ở An Giang đã có những vần thơ xúc động giãi bày tâm tình và tự hào về cái đẹp của văn hóa Óc Eo còn lưu giữ được nơi đây.
Xem thêm
Tình khúc phương Nam - Một bài thơ gợi nhiều cảm xúc
TÌNH KHÚC PHƯƠNG NAM – MỘT BÀI THƠ GỢI NHIỀU CẢM XÚCNhư là có duyên với nhà thơ Vũ Thanh Hoa vậy, trong số nhiều bài thơ của nhiều nhà thơ gửi dự thi trên trang vanchuongthanhphohochiminh.vn, tôi dừng lại ở bài thơ “Tình khúc phương Nam” của chị. Có phải vì tứ thơ? Có phải vì hình tượng thơ?
Xem thêm
Vũ Hồng ngân lên Đoản khúc số 8
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Mấy năm trước, nhà văn Vũ Hồng ra mắt tập thơ với tựa đề mang ý tưởng rất lạ và thú vị, dễ gây sự tò mò cho bạn đọc: Đoản khúc số 8. Lại còn chọn khổ tập thơ 19x19cm, khá ngộ nghĩnh. Suy cho cùng đây thường là cái tạng của người nghệ sĩ đa tài khi đặt tựa dù là truyện ngắn hay thơ. Bởi “Nghệ thuật là không lặp lại chính mình và không lặp lại của người khác”. Ai đó đã từng nói như thế.
Xem thêm
Từ một khúc đồng dao
Kao Sơn viết Khúc đồng dao lấm láp năm 1976, trong gần một tháng tham gia trại viết của Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh.
Xem thêm
Bài thơ “Một nửa bông hồng”... và những trăn trở nhân sinh
Một nửa bông hồng mắc ở dây thép gaitàn tích chiến tranh để lại
Xem thêm
Câu chữ vời vợi thanh âm
“Búp bê áo rách”, tựa truyện ngắn này của nhà thơ, nhà báo Bùi Phan Thảo khơi gợi tôi cảm giác tò mò lạ lạ, một bàng bạc buồn bảng lảng trắng mây bay.
Xem thêm
Phạm Trung Tín và đường chân trời
Người ta thường nói “Thơ là người” với nhà thơ Phạm Trung Tín thì đúng vậy.
Xem thêm