TIN TỨC

Kho báu từ sự tàn nhẫn

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-06-26 22:27:35
mail facebook google pos stwis
1237 lượt xem

TRẦM HƯƠNG

Cha tôi là một người độ lượng và tốt bụng, chắc chắn là như thế. Chỉ tội ông sinh ra trong một gia đình nhiều ruộng đất, của cải. Thời mở đất của ông sơ, ông cố với gian nan, khó nhọc đã trôi qua, để thời cha tôi được thừa hưởng. Khi về làm vợ ông, ai  cũng nghĩ mẹ tôi may mắn, “chuột sa hũ nếp”. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, đời bà không một ngày vui...

Cưới nhau không hôn nhân, những đứa con lần lượt ra đời. Rồi cái nghĩa... Mẹ tôi sống vớ ông bằng bổn phận. Ông có biết điều đó không? Hình như với ông điều đó không quan trọng. Vào thời ấy, đòi hỏi tình yêu trong hôn nhân có lẽ thật phù phiếm. Cha tôi cần một người vợ cam chịu và phục tùng, như bao người đàn ông thời đó. Vả chăng, thời ấy, phụ nữ đã lấy chồng không được biết đến khái niệm của hai chữ  “ly dị”. Mẹ tôi không chịu nổi định kiến:“Lộn nài bẻ ống, gái thôi chồng của một đền hai”. Bà đã cam chịu, sinh ra bầy con 11 đứa . Sau này mẹ tôi thường nói vui: “Hồi đó mà tân thời như bây giờ, tao đã ly dị ổng lâu rồi, chắc không có tụi bây!”. 

Cha tôi là người tốt bụng với tất cả mọi người, trừ mẹ tôi. Hay ông nghĩ vì bà đã là vợ thì ông không cần tốt bụng với bà nữa. Mẹ tôi quần quật dưới chái bếp đen đặc bồ hóng, nấu nướng cho cha những món ngon vật lạ, dọn riêng mâm cho ông. Ông ăn cơm, uống rượu một mình, mặc nhiên xem sự hầu hạ của mẹ tôi là bổn phận người vợ. Chưa bao giờ bà được ăn cơm cùng mâm với ông. Chúng tôi e ngại sự nghiêm khắc của ông nên càng xa cách. Đợi ông ăn rồi, chúng tôi cùng mẹ quây quần bên nhau với phần thức ăn còn lại rất khiêm nhường. Ông mặc nhiên cho mình quyền thừa hưởng món ngon vật lạ. Ông quí bạn bè, “Tứ hải giai huynh đệ”. Ông thường cười ha hả cụng ly với những người khách cũ, khách lạ. Ông sẵn sàng đổi ba giạ lúa lấy một con cua lột đãi khách. Nhà không còn thức ăn, ông sẵn sàng hy sinh con gà mái đang ấp trứng vì lòng hiếu khách khác thường, bất chấp ánh mắt van nài, ái ngại của mẹ.

Thích ăn ngon, mê rượu quí nhưng ông sẵn sàng bỏ tất cả khi bà con lối xóm có chuyện hữu sự. Vốn kiến thức trung học thời thuộc Pháp giúp ông nói được tiếng Tây uyên bác, tính toán nhanh nhẹn, chữ viết rồng bay phượng múa. Ông thuộc loại người “Giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha”. Ông sẵn sàng xách dù ngoéo, cơm nhà, tiền nhà đi kiện cho những người dân thấp cổ bé họng. Ông là người đứng mũi chịu sào bênh vực quyền lợi cho bà con trước sự rún ép của nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền thời ấy cũng có phần vì nể ông. Ông cũng thắng nhiều vụ nhưng tiền túi xơ xác, trống rỗng. Làm gì được cho ai ông không bao giờ kể công, nhắc nhở; nhất là việc ông đứng ra nhận mấy bà hàng xóm làm “vợ bé”, khi các bà mang bầu mỗi khi vô căn cứ cách mạng thăm chồng. Ông không nhận quà biếu, lễ vật của bất cứ ai. Nhà nhà trong làng nức nở ca ngợi đạo đức của ông. Chỉ những người trong gia đình mới thấu hiểu ông tốt xấu thế nào. Mẹ tôi thường hay cằn nhằn ông: “Chuyện nhà thì nhác, chuyên cô bác thì siêng”.

Thói quen mà ông thích là được khề khà với bạn hữu bên chung trà, chén rượu. Thói xấu mà ông ghét là tật ăn cắp. Ông đã từng răn đe tôi: “Có ham cái gì thì xin, cha cho. Đừng ăn cắp. Ăn cắp của ai điều gì, con sẽ mất nhiều hơn những gì con lấy được của người ta!”. Lớn lên rồi, đi giữa đường đời dài vạn dặm, tôi càng thấu hiểu lời dạy của ông.

Cho dù tính tình ông khó hiểu, kỳ quặc đến đâu đi chăng nữa, cho dù ông có nhiều tật và những nguyên tắc sống gần như cứng nhắc mà sinh thời, vì thương mẹ, đôi lúc tôi không khỏi oán trách ông. Nhưng theo thời gian và có thêm những trải nghiệm cuộc đời, tôi mới nhận ra những bài học sâu sắc mà cha tôi đã trao cho con cái. Tôi không bao giờ quên bài học về sự công bằng - một nguyên tắc sống của ông. Dù là thứ chín trong nhà, nhưng sau tôi còn 3 đứa em nhỏ nữa. Mỗi khi có ai cho quà bánh, cha ưu tiên cho mấy đứa nhỏ, kể từ tôi trở xuống. Ông trao quyền chia phần cho tôi. Tôi xẻ cái bánh bông lan ra làm tư, có một miếng cố tình tôi dùng dao cắt lớn hơn một chút, dự định để phần mình. Hình như hiểu thấu tâm can tôi, cha nghiêm mặt nói: “Khi con làm người chia phần, con hãy để cho người khác chọn trước. Cái cuối cùng là của mình!”. Dĩ nhiên, miếng bánh cuối cùng tôi nhận được là miếng hẻo nhất. Nhìn vẻ mặt buồn so của tôi, ông nói: “Nếu con chia công bằng thì con không phải thiệt thòi. Ngay cả con không công bằng được với mình thì làm sao công bằng được với người khác!”. Tôi lặng người, thấm thía bài học của cha.

Cha tôi là một người kỳ quặc, khó hiểu, chắc chắn là như thế. Ông có thể bỏ ra số tiền lớn không chút đắn đo, ngần ngại giúp đỡ người hoạn nạn. Ông có thể sẵn sàng đổi mấy giạ lúa lấy con cua lột đãi bạn hiền. Ông uống rượu tràn cung mây, không tiếc tiền cho một cuộc vui, tiệc tùng. Ông sẵn sàng thưởng mấy chục giạ lúa cho tiếng đàn, giọng ca của những đào kép nổi bật trong gánh cải lương ghé lại làng quê biểu diễn. Ông hào phóng làm mẹ tôi luôn kinh ngạc. Thế mà... thế mà có lúc bất chợt ông làm tôi quá đỗi ngạc nhiên. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh ông trong một lần đi thăm lúa. Đứng trên bờ mẫu, lon ton bước theo ông, tôi nhìn thấy rất rõ. Ôm lúa oằn lưng, chân ông ì oạp dưới bùn nhão nhoét. Ông bước đi vô cùng khó nhọc, nặng trĩu. Vậy mà nhìn thấy một bông lúa rơi thôi, ông còn cố cúi xuống, nhặt bằng được bông lúa sót. Hình ảnh ấy của ông đã đi theo suốt cuộc đời tôi.

“Ăn của đất phải trả về cho đất”. Thủy chung, trung nghĩa, trọng lẽ phải, sống trên nguyên tắc công bằng, không để ai phải chịu thiệt thòi trong các mối quan hệ (trừ mẹ tôi) là tính cách của ông. Ngày còn bé, tôi hời hợt, vô tư, chẳng mấy tí suy ngẫm những lời của ông. Khi ông mất đi, tôi mới hiểu vì sao ông trọng sự công bằng lại bất công với mẹ tôi. Đơn giản vì trong sâu thẳm, ông hiểu mẹ tôi với sự thấu hiểu và lòng vị tha không nỡ trách ông. Trong ứng xử “chia phần”, dẫu mẹ tôi luôn “chịu lép” nhưng bà tự hào vì tính cách nghĩa hiệp của ông. Cái phần lép ấy, chính là tình yêu ông dành cho bà. Nghe hơi kỳ nhưng đó là sự thật.

Sau này, khi nhiều người bạn kinh ngạc kêu lên: “Trầm Hương mà biết nấu ăn, pha trà ngon vậy sao?!”, tôi lại nhói lòng nhớ đến cha tôi. Hồi nhỏ, tôi đã từng hận ông, thậm chí căm ghét ông. Tôi cho rằng mình là một đứa trẻ bất hạnh quá đỗi khi có một người cha thật quái dị, chỉ thích đày ải con cái. Tôi thấy những đứa trẻ không cha sao mà tự do, sung sướng, còn tôi thì quá khổ. Mới sáu tuổi đầu, bắt đầu vào lớp một, năm giờ sáng tôi đã bị cha dựng dậy. Ông bắt tôi nấu nước, pha trà cho ông, với sự giám sát chặt chẽ. Nước pha trà phải là nước mưa làm trong và sạch bằng trái bí đao già rồi lược kỹ bằng bông gòn. Ấm chén phải tráng bằng nước sôi. Pha trà xong, tôi phải rót trà cúng ông bà tổ tiên, rồi ngồi học bài. Ông khởi đầu ngày mới bằng ấm nước trà tôi nấu. Cũng đôi lần tôi phản kháng và nhận lại là đòn roi. Ghét thức dậy sớm pha trà nhưng sợ bị đòn hơn nên phải ráng. Quen dần, tôi có thói quen thức khuya dậy sớm. Mới sáu tuổi, tôi đã phải học nấu nướng từ mẹ tôi, với sự o ép, gò tôi vào khuôn phép của một người cha nghiêm khắc. Mẹ tôi yếu mềm hơn cha nên mỗi khi tôi dùng dằng không chịu thức dậy sớm, giúp bà nấu nướng bà cũng chìu, cho qua. Cha tôi thì cứng rắn với nguyên tắc dạy dỗ con cái: “Không phải là cha không nấu được ấm nước nhưng tập con làm cho quen, sau  này chồng con được nhờ!”. “Chồng, chồng, ai thèm lấy chồng”. Tôi gầm gừ trong cổ họng. Nghe mà ứa gan nhưng thú thật sợ roi tôi nào dám cãi. (Mà đúng như ông nói thật, sau này mấy đứa con tôi rất mê được mẹ nấu ăn). Ông biện hộ cho sự “tàn bạo” của mình: “Thương con cho roi cho vọt...”. Một tiếng nói phản kháng trỗi dậy trong tôi: “Con ghét roi vọt. Con thích ngọt bùi. Con ghét cha!”.

Sinh thời, cha tôi rất ghét phụ nữ uốn tóc quăn và sơn móng tay. Ông kể một lần lên thị xã tìm nhà cho anh trai tôi trọ học. Thấy nhà bên cạnh có cô uốn tóc quăn, sơn móng tay đỏ chót; ông xách cổ anh tôi tìm nhà khác. Ông cho những người phụ nữ quá trau chuốt bề ngoài, chỉ lo “đánh áo đánh quần” là phù phiếm, không đàng hoàng. Ông chuộng tự nhiên, với câu nói cửa miệng "Trời sinh sao để vậy”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp phụ nữ mà ông không ngớt lời ca tụng là tóc dài, áo dài, ‘thùy mị, nết na”. Ôi Trời, vào lúc đó, tôi chỉ muốn đá phăng cái nết na thùy mị mà ông muốn nhìn thấy ở con gái mình. Tôi chỉ mưốn nổi loạn cho ông biết là tôi rất căm ghét sự o ép của ông nhưng không đủ dũng khí. Mấy bà chị tôi lớn lên, rất thèm uốn tóc quăn và sơn móng tay nhưng sợ cha nên không dám. Và tôi biết, mấy chị cũng rất hận cha. Nhưng rồi theo tháng năm, tôi thấy người cha cực đoan, kỳ quặc của mình phần nào cũng có lý. Cho đến giờ, tôi chưa bao giờ sơn móng tay. (Phần vì bàn tay tôi quá xấu, không muốn sơn xanh đỏ để xấu hơn; mà cũng có thể vì bận rộn, tôi không đủ kiên nhẫn mất cả tiếng đồng hồ chăm sóc bộ móng cho mình).

Nếu bạn phải thức dậy từ năm giờ sáng quét dọn, nấu nướng trong khi những đứa trẻ hàng xóm cùng lứa được ngủ no mắt, muốn thức dậy vào giờ nào cũng được, đòi cái gì cũng có; nếu bạn thấy khách đến nhà, gặp người lớn mà “trơ mắt ếch”, không khoanh tay chào hỏi liền bị bắt cúi, bị đánh cả chục roi, kèm theo là bài giảng về sự lễ phép, kính trên nhường dưới; nếu bạn rời khỏi nhà mà không khoanh tay thưa cha mẹ con đi học hay đi đâu đó liền nhận những lằn roi xé thịt vì quên phép tắc đơn giản “đi thưa về trình”; nếu bạn lỡ văng một câu nói tục liền bị bắt nhịn đói cả ngày trời; nếu bạn bỏ một trang giấy trắng liền bị nhận roi vì tội lãng phí; nếu bạn bị bắt gặp xúc một tô cơm ngồi ăn nhồm nhoàm ngoài bậc cửa thay vì dọn cơm lên bàn ăn, liền bị hứng trận lôi đình vì không biết “ăn coi nồi ngồi coi hướng”; nếu lỡ bị bắt gặp chơi bài cào, bầu cua cá cọp dù chỉ một lần thì nát thịt xương tan dưới những lằn roi nghiêm khắc kèm bài thuyết giáo: “Cờ bạc là bác thằng bần”... thì các bạn biết là tôi đã từng oán ghét, hận cha tôi như thế nào. Có một người cha quá khó, hồi nhỏ, tôi từng ao ước phải chi mình đừng có cha. Nhưng khi cha không còn, tôi mới biết ông đã cho tôi cả một kho báu từ sự tàn nhẫn của ông. Theo tháng năm, tôi đâu hay mình đã ngấm lời cha dạy trong tiềm thức, đã chịu nhiều ảnh hường từ tính cách của ông. Tôi học được từ người cha nghiêm khắc sự thương khó, biết gò mình vào kỹ luật bản thân, học cách con ong chăm chỉ, thức khuya dậy sớm kiên trì theo đuổi đam mê và lẽ sống của mình; tôn trọng sự công bằng, chính trực; quen với lối sống giản dị, lành mạnh, không phù phiếm. Những bài học ấy tôi lại truyền dẫn cho những đứa con của mình, theo cách thức phù hợp hơn (loại bỏ đòn roi trong cách dạy dỗ). Một người cha tôi đã từng rất ghét, rất hận đã cho tôi cả một sự nghiệp, cho tôi giá trị con người. Bây giờ thì tôi hiểu là cha đã rất thương tôi.  

Nguồn: Báo Văn nghệ

Bài viết liên quan

Xem thêm
Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam họp mở rộng chuẩn bị cho Đại hội XI
Ngày 18.7, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành cuộc họp mở rộng chuẩn bị cho công việc tổ chức Đại hội lần thứ XI dự kiến diễn ra vào tháng 4.2025, nhân dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Xem thêm
Hồ Huy Sơn ra mắt tập thơ về trẻ em với sự trong trẻo, nhẹ nhàng
Tập thơ “Mùa hè ra biển” (NXB Hà Nội) giống như một khúc hát lí lắc, đáng yêu và ngọt ngào dành cho các bạn nhỏ từ 0+ trở lên.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhà thơ Vũ Đức Trọng
Nhà thơ Vũ Đức Trọng, hội viên Hội Nhà văn TPHCM, vừa qua đời lúc 20g20 ngày 05 tháng 7 năm 2024
Xem thêm
Giao lưu văn chương Việt - Hàn
Sáng 5-7, Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức chương trình giao lưu văn chương Việt - Hàn năm 2024 với chủ đề “Văn học trẻ đương đại Việt - Hàn và văn học hai nước trong bối cảnh toàn cầu”.
Xem thêm
Thông báo của Hội Nhà văn TP. HCM liên quan đến bà Lương Lan Hương
Ngày 1-7-2024, tại Văn phòng Hội Nhà văn TP HCM, Ban Kiểm tra Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức buổi họp về việc giải quyết khiếu nại của bà Lương Thị Hương Lan,
Xem thêm
Sự kiện Gặp gỡ Văn chương Việt - Hàn sẽ được diễn ra tại TPHCM
Vào sáng thứ Sáu, ngày 5/7/2024, tại Hội trường B, Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM sẽ diễn ra sự kiện Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn với Chủ đề Văn học trẻ đương đại Việt – Hàn và văn học hai nước trong dòng chảy văn học thế giới (hay toàn cầu hoá văn học).
Xem thêm
Về thu xếp lại - Vitamin tâm hồn
Tôi biết đến bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc từ nhỏ, khi mà tuổi học sinh không bị những nền tảng mạng xã hội Facebook, Tiktok, YouTube có mặt khắp mọi ngõ ngách, mọi không gian giao tiếp, từ gia đình tới hàng xóm, bè bạn, đi đâu cũng theo những trào lưu chưa được kiểm chứng có ích, có hại như thế nào, đối với tư tưởng, cảm xúc, hành động của con người, nhất là cái tuổi cần thông tin chính xác nhất cho sức khỏe, cũng như là vitamin cho tâm hồn con người. Bác sĩ Nguyễn Hồng Ngọc khi đó, được giao phụ trách hẳn một chuyên mục định kỳ: Phòng Mạch Mực Tím để trả lời về các vấn đế tâm sinh lý, sức khỏe của tuổi mới lớn.
Xem thêm
Chạm vào bóng tối để biết yêu thương vĩnh hằng
Bài tựa, clip hình ảnh và một bài thơ tặng tác giả Hương Thu
Xem thêm
Thư mời dự buổi ra mắt sách Cây bút trước những ngọn đèn tỏa sáng
Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng kính mời Quý hội viên và độc giả dự buổi ra mắt sách Cây bút trước những ngọn đèn tỏa sáng của lão nhà văn Đoàn Minh Tuấn
Xem thêm
Khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo
Tối 12.6.2024, tại xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã diễn ra Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật giao lưu Thơ – Nhạc: “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.
Xem thêm
Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam
Sáng ngày 11.6.2024, tại Khu Du lịch Đồi Rồng, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng đã khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X nhiệm kỳ 2020 – 2025, dự kiến diễn ra trong 2 ngày, nghe báo cáo và thảo luận về kết quả hoạt động Hội trong 6 tháng đầu năm, kiện toàn nhân sự một số cơ quan của Hội, chuẩn bị triển khai những hoạt động thời gian tới để hướng tới Đại hội lần thứ XI Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Viết cho trẻ em phải có cái nhìn trong trẻo
Rất nhiều tác giả đồng tình với nhau rằng, khi viết cho thiếu nhi, cần phải có cái nhìn trong trẻo. Đôi khi thơ thiếu nhi cũng có những nỗi buồn nhưng đó vẫn phải là những nỗi buồn trong trẻo nhất.
Xem thêm
Ra mắt tuyển thơ thiếu nhi TP. HCM chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh kết hợp với Sbook tổ chức buổi giao lưu ra mắt tuyển thơ thiếu nhi TPHCM 1975-2025, tác phẩm đón mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Xem thêm
Công bố hội đồng chuyên môn Giải thưởng sách thiếu nhi TP.HCM
Chiều 31-5, Hội sách thiếu nhi TP.HCM lần 5 năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Đường sách TP.HCM
Xem thêm