TIN TỨC

‘Kiếp đỏ đen’ của nhà văn Nga Dostoievski

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1627 lượt xem

 

Dường như nhà văn Nga Fiodor Dostoievski đã nghe ngóng và phản ánh được những nghịch lý, day dứt của người đương thời với mình, trong đó có… món đổ bác.

Trọn năm 2021, nước Nga kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Fiodor Dostoievski; dồn dập nhất vào tháng cuối năm. Theo báo Moscow Times, hầu như mọi thành phố, mọi tỉnh thành ở Nga đều lên những chương trình như triển lãm, kịch nghệ, diễn thuyết về nhà văn, cả… thực đơn đặc biệt liên quan đến nhà văn Nga thế kỷ thứ 19 này.


Tượng Dostoievski ở thành phố Saint Petersbourg.

Đương nhiên, không thể thiếu chương trình du lịch (dẫu Covid-19) Theo dấu chân nhà văn ở Saint Petersbourg, nơi ông dời nhà nhiều nhất, sáng tác được nhiều tác phẩm nhất, cũng là nơi ông yên giấc vĩnh hằng – trong nghĩa trang Tikhvin của thành phố này.

Fiodor Dostoievski được xem như một trong những nhà văn hàng đầu đã sáng tác các tiểu thuyết vĩ đại nhất nước Nga, ngang hàng với Léon Tolstoï, tác giả của Chiến tranh và Hòa bình. Với Dostoievski, chiều sâu tâm hồn con người đã được khai phá một cách dữ dội nhưng chân thật. Ông còn kết hợp được sự tầm thường của cuộc sống với siêu hình học cao siêu, trong các sáng tác của mình. Ông cũng đi trước thời đại, dự đoán được cả những bước ngoặt vĩ đại của lịch sử và tư tưởng trong thế kỷ 20. Di sản của Dostoievski rất to lớn. Nhiều người thích tác phẩm Tội ác và hình phạt, riêng tôi lại ưa cuốn Con bạc đọc từ những ngày xa xưa, khi học văn học sử Nga qua tiếng Pháp. Gần đây, tôi lại đọc trở lại.

Có thể gói gọn cốt truyện của tiểu thuyết tâm lý đó như sau: Alexei Ivanovich, gia sư cho con cái một vị tướng đã bại sản, đem lòng yêu cuồng nhiệt Pauline Alexandrovna, con dâu vị tướng. Để lấy lòng Pauline và cũng để vươn lên về mặt xã hội, Alexei lao vào trò roulette, những ngày đầu, bước ra khỏi sòng bạc rủng rỉnh tiền. Nhưng rồi nỗi ám ảnh bạc cờ bắt đầu xâm chiếm lấy Alexei. Cuối cùng, anh thua sạch tiền, bị hủy hoại, rơi vào vực thẳm.

Quả là cờ bạc đốt cháy mọi thứ, khiến đam mê, mộng ảo trào dâng; tạo ra hỏa ngục nhưng lại cung cấp chất gây nghiện giúp vượt thoát ngày thường. Thần đổ bác cũng đẩy con người tới chỗ bộc lộ chiều sâu tâm hồn, dựng nên hài kịch trưng ra sự ngu xuẩn của họ.

Vừa về bài bạc, vừa về tình yêu, Con bạc, khi đọc lại, thấy rõ chủ ý chính của tác giả: cho người đọc thấy sự điên cuồng trong casino, gián tiếp giúp họ nếm trải những cám dỗ của trò roulette. Đương nhiên, Dostoievski còn miêu tả cả cảm giác, niềm vui thích của các tay chơi, sự thu hút của các quân cờ cùng nỗi khát khao chiến thắng luôn xuất hiện trong mỗi tay chơi. Ai ngồi chiếu bạc mà muốn bị thua?

Trong khi nghiền ngẫm tiếp tác phẩm, nhớ lại những lần ghé các sòng bài cho biết, từ Singapore qua Macau cho đến Las Vegas, Monaco. Đời nay, sao mà quá giống với những gì Dostoievski miêu tả một cách tỉ mỉ trong tác phẩm xuất bản cách nay hơn 150 năm! Tay chơi – những đàn ông, phụ nữ thường độ tuổi trung niên – luôn bị những con số cuốn hút. Ngồi sòng, họ nào biết đến thời gian, không gian; casino luôn đèn vàng sáng rỡ khiến mặt mày ai nấy đều hồng hào, cũng không hề thấy đồng hồ đâu cả để khỏi đếm khắc đếm giờ.


Tác phẩm “Con bạc” do NXB Văn học ấn hành.

Roulette là món dễ chơi nhất. Có thể đặt cược nhiều cách: màu đen hoặc đỏ; một số; một nhóm số; số chẵn, số lẻ; số cao (19 – 36), số thấp (1 – 18). Để xác định số và màu, một người chơi sẽ điều khiển cò quay gắn với một bánh xe số theo một hướng nhất định. Rồi ném vào bánh xe đó một quả bóng nhỏ theo chiều ngược lại với bánh xe. Sau cùng, bóng sẽ dừng lại, rơi vào một trong 37 hoặc 38 số…

Chuyện của Alexei Ivanovich, nhân vật chính trong Con bạc của nhà văn Nga Dostoievski chẳng khác gì mấy chuyện của những kiếp đỏ đen mọi thời: cuối cùng phải rời chiếu bạc không xu dính túi. Người Việt ở Little Saigon, cách Las Vegas (Mỹ) khoảng bảy giờ lái xe trên xa lộ, thường nói rằng, vào casino, nhẹ thì đem tiền tới phụ chủ sòng đóng tiền điện; nặng thì cháy túi, làm giàu cho chủ sòng; lắm khi phải bán nhà bán cửa, nhất là với trò roulette.

(Còn tiếp)

 Nguyễn Ngọc Trân/Thanh Niên

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm
“Lời của gió” - Lời của nước mắt, nụ cười
Tôi may mắn được người anh, người đồng nghiệp quý mến - Nhà thơ, Nhà báo Trần Thế Tuyển gửi bản thảo trường ca “Lời của gió” với tin nhắn giản dị, mộc mạc “Gửi chú đọc và thẩm cho anh”. Đọc thì đương nhiên rồi, nhưng không dám “thẩm”. Mấy lời sau đây tôi viết với tư cách là bạn đọc, là người em của Nhà thơ Trần Thế Tuyển.
Xem thêm
Không gian thiền tịnh và buông xả trong thơ Nguyễn Thị Sơn
Chùm thơ 4 bài: Thiền, Tịnh, Buông, Nhàn của nhà thơ Nguyễn Thị Sơn đã khái quát một không gian thơ mang tính tâm linh cho riêng mình, ở đó mỗi bài đều chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm trạng và trải nghiệm của con người. Những bài thơ này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa thiên nhiên và tâm hồn. Mỗi bài thơ là một khía cạnh khác nhau của sự tìm kiếm sự an lạc và bình yên trong cuộc sống.
Xem thêm
Dòng sông tâm thức của Elena trong “Hạt bụi lênh đênh”
Trong những câu chuyện đan xen giữa thể loại tùy bút và truyện ngắn và tôi chọn 7 bài viết trong “Hạt bụi lênh đênh” để nói về “dòng sông tâm thức” của Elena đã trải qua .
Xem thêm