TIN TỨC

Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-04-05 18:25:12
mail facebook google pos stwis
102 lượt xem

LÊ THANH HUỆ

Mô tả các cuộc chiến nhỏ trong lòng cuộc chiến tranh lớn chống Mỹ cứu nước ở một quân y viện tiền phương, cuốn tiểu thuyết HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ nhắc nhở chúng ta các cuộc chiến đó vẫn kéo dài đến hôm nay và còn đó cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa những người trung thực yêu nước và những kẻ cơ hội thể hiện dưới sắc mầu phôi phai.

HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.

Lấy câu nói của nhân vật nữ (dược sỹ Hồng Vinh) “Mầu hoàng hôn dát đỏ” khi họ leo lên vách đá cheo leo, phía dưới là vực sâu để lấy hoa chuối về làm thức ăn cho Quân y viện tiền phương Mặt trận phía tây Quảng Trị, đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 919 – trang 83.

Nhưng đó không phải là mặt trận chiến đấu với kẻ thù mà là mặt trận cứu sống thương bệnh binh, tù binh và người dân trong vùng chiến sự.

Đây là mặt trận ác liệt nhất; hứng bom rơi, pháo bầy và còn chứa đựng rất nhiều cuộc chiến trong cuộc chiến tranh để cuối cùng là điểm tựa tinh thần cho người lính xông lên trên chiến trường.

Hoàng hôn dát đỏ khai thác góc độ phức tạp và các cuộc chiến tranh nội bộ trong bệnh viện quân y dã chiến phục vụ chiến trường...

Cuộc chiến kìm lại sự nghi ngờ đồng đội. Trong lúc cùng đồng đội kiếm rau, Bài cho biết đã dẫm phải mìn lá trong khu vực dò mìn diện rộng. Chính trị viên Thơi nghi ngờ Bài tự thương, để được về hậu phương.

Tổ trinh sát tiền phương đồi 500 để chuyển vị trí bệnh viện, gặp phải đơn vị biệt kích ngụy. Lực lượng không cân sức, trình độ chiến đấu nghiêng về phía kẻ thù, tổ đành nằm yên tránh bị phát hiện. Trưởng Ban Dược sỹ Đẳng, hoảng sợ, định tháo chạy xuống sông, buộc bác sỹ Hùng (nguyên mẫu nhân vật chính là tác giả) rút súng cảnh cáo: “Anh chạy, tôi bắn vỡ sọ” - trang 219. Ở chiến trường, kẻ chiêu hồi nguy hiểm hơn kẻ thù. Chính trị viên Thơi chứng kiến, nhìn nhận Đẳng muốn chiêu hồi nên muốn phân công người quản lý. Họ phải kìm lại các ý kiến nhìn nhận khác nhau về hành vi của Đẳng để cùng hướng về nhiệm vụ chính.

Một mặt trận khác là mặt trận tư duy khoa học và tư duy thiển cận do vụ lợi của người quyền chức (Đẳng) với cấp dưới (Hồng Vinh). Đẳng muốn Ban dược tự pha dịch truyền tại tiền phương, bị dược tá Hồng Vinh phản đối. Do điều kiện thiếu thốn ở chiến trường, dịch truyền pha chế không đảm bảo chất lượng, đã ảnh hưởng đến tính mạng thương binh. bác sỹ Hùng quyền viện trưởng ủng hộ Hồng Vinh. Bác sỹ Đẳng phản ứng bằng cách hạn chế cung cấp dịch truyền khiến việc điều trị trở nên khố khăn. Thủ kho Tú Ngọc cung cấp tờ kiểm kho Dược cho bác sỹ Hùng – trang 91, làm cơ sở để bác sỹ Cao Lãnh… giúp Hùng trong việc buộc Đẳng phải cấp phát đủ thuốc cho chữa trị thương binh - trang 96.

Bằng vốn kiến thức y học ứng dụng vào thực tiển cực kỳ khó khăn, ác liệt trên chiến trường, nhà văn đã vẽ ra cuộc chiến khoa học cứu sống con người chống lại phản khoa học vị lợi ích ích kỹ của cá nhân...

Quân y viện tiền phương thiếu đủ thứ. Thiếu máu, Bác sỹ Hùng đã yêu cầu “Y sỹ Tiêu bơm hút máu trong ổ bụng thương binh. Tiêm trả lại cơ thể…” trang 171. Mổ khâu vết thủng đại tràng cho thương binh xong, bác sỹ Hùng khâu đóng ổ bụng. Bác sỹ Dụ, trưởng ban, lớn tuổi, đầy kinh nghiệm chịu trách nhiệm phụ mổ số 2 không đồng ý vì theo giáo trình phẩu thuật, mổ đại tràng, phải để hỡ cho đến khi lành. Bom đạn, hầm hào ngập ngụa và đối diện với bom pháo lien miên, việc di chuyển có thể đến cấp kỳ nên bác sỹ Hùng lấy quyền mổ chính để quyết định – trang 195. Đó là tư duy phản biện lấy lập luận lô gic cộng với dùng đến quy luật: trong thực tế khắc nghiệt, buộc phải chấp nhận cái gì do tự nhiên sinh ra đều là tốt nhất. Bác sỹ Hùng đã thành công trong cuộc chiến với kiến thức sách vỡ giáo điều trong hoàn cảnh thiếu thốn và khắc nghiệt của chiến tranh. Trong cuộc chiến này, con người tuân theo quy luật tự nhiên luôn được tự nhiên nâng đỡ vượt qua định kiến sách vở để tìm ra lối thoát mới, tốt hơn...

Dược tá Hồng Vinh, dù được người mình yêu (bác sỹ Hùng) đồng ý làm theo nguyện vọng một thương binh hoại thư, vô cùng đau đớn trước khi vĩnh viễn ra đi; anh muốn cảm nhận được nụ hôn người con gái. Cô lấy hết can đảm để dành cho anh nụ hôn, trong mùi thối do hơi sinh ra từ vết thương bị hoại thư và làn hơi lạnh toát từ da thịt tỏa ra trước lưỡi hái thần chết, để giảm đi đau đớn cho anh phút lâm chung - trang 205. Nó là cuộc đấu tranh giữa ý nghĩ phản bội và lòng từ tâm của con người, còn hơn cả một cuộc chiến…

Bác sỹ cũng phải tham gia vào cuộc chiến chống đói cho thương binh và cả mình. Phải lặn lội về kho lấy gạo và nhận được “Hầu hết (gạo) đã vón cục vào nhau. Có cục mốc rêu” – tranh 125. Để có được thứ gạo ấy, trên đường đi, họ bị máy bay ném bom vào đội hình và may mắn thoát chết nhờ hàm ếch do núi rừng tạo nên – trang 127.

Mặt trận gửi về Quân y viện 3 tù binh bị thương trong đó có Henri Emerson là cố vấn quân sự - Trang 129 nó cho thấy sự kỳ lạ: mặt trận ở đây còn bị ảnh hưởng của yếu tố hai phía chiến tranh và của đa dân tộc kéo theo đa văn hóa.

Người lính biệt kích Tuần, do vết thương nặng được uống sửa là tiêu chuẩn cao nhất, lại xin được ăn cơm gạo mốc, rau tàu bay, thịt đi qua là thức ăn của bác sỹ và thương binh – trang 135.

Henri bị sốt cao, lạnh, dùng võng, bạt để đắp vẫn không đỡ lạnh, bác sỹ Hùng ôm lấy Henri làm lò sưởi cho bệnh nhân cũng là tù nhân – trang 141; là hành động chỉ có ở người Việt, nơi mà: “Ở phía sau chiến tranh (sát với chiến trường), sự căm thù nhường lại cho tình người. Vẫn chưa thể xóa nhòa máu và nước mắt. Nhưng tình người dịu lại (bừng lên cả) trong từng giọt máu và nước mắt ấy” – trang 138. Phần trong ngoặc đơn là cách hiểu của Henri với tư duy khoa học, duy lý.

Sau chiến tranh, Hùng gặp lại Henri ở bang Illinói; “Henri còn khóc hu hu như đứa trẻ” - trang 335 và họ trở thành bạn. Không chỉ bác sỹ Hùng, bức thư Henri nhờ dược tá Hồng Vinh gửi về quê nhà đã được chuyển đến đúng địa chỉ trong khoảng thời gian hai nước không có quan hệ ngoại giao, không có đường bưu chín bình thường...  

Nó còn là cuộc chiến nhân ái, con đường duy nhất để xóa bỏ định kiến, hận thù của những người lính xâm lược và bè lũ bán nước; gieo mầm cho hòa giải với Hoa Kỳ và hòa hợp dân tộc...

Nhưng tất cả lại diễn ra trong cuộc chiến tranh sống còn; của hai bên và sự tàn khốc. “Suốt đêm qua, Tiêu phụ mổ cả bốn ca liền. Không kịp ăn uống gì. Sáng ra đói run cả chân tay. Tiêu bảo về làm ngụm sửa” – trang 176. “Tiêu cầm ly sữa bột, loay hoay mãi vì không có nước nóng để pha. Tiêu ra ngoài lấy nước lã… bị mảnh pháo cắt ngang bụng. Ruột vắt lên cành cây cao. Nửa người xoay ra sau lưng. Sửa tung óe dưới đất” – trang 177.

Khi chiến tranh kết thúc là thời khắc cho những kẻ cơ hội ngoi lên giành quyền bính. Sau vài chục năm hoặc vài trăm năm, bền bỉ như cỏ dại, len lõi vào mọi ngóc ngách, những kẻ cơ hội trở thành số đông, khiến nhân tình xấu xa, thế nước đi xuống, tạo thời cơ cho giặc ngoại xâm thôn tính đất nước.

***

Bước ra khỏi chiến tranh, bác sỹ Hùng rơi vào cuộc chiến ảo, không kém phần khốc liệt để giành cho mình chỗ đứng, được hành nghề, được sống bằng sức lao động của mình. Đó là cuộc chiến âm thầm, kẻ cơ hội nhân danh sự phát triển trong hòa bình. Bắt đầu loại bỏ những cá nhân có tài, có đức, chiến đấu hết mình ra khỏi bộ máy. Đẳng leo lên chức viện phó và trực tiếp gợi ý bác sỹ Hùng xuất ngũ - trang 295.

Nó bắt đầu một “Thực tế ảo” tên chương 17 – trang 297. Hùng tìm về quê Hồng Vinh, gia đình cô đã chuyển vào Sài Gòn – trang 297. Gặp lại đồng đội cũ, Phiếm thú nhận biết Bài tự thương nhưng lúc đó không nói – trang 300. Đó là 2 trận đánh đầu tiên trong thời bình, kết quả, bác sỹ Hùng thất bại.

Tốt nghiệp đại học, bác sỹ Hùng không được đi học nghiên cứu sinh nước ngoài do độ tuổi được xét đi học là lúc anh chiến đấu ở chiến trường – trang 302. Gặp lại người lính biệt kích ngụy ở Sài Gòn, “thương cảnh Kim (người lính biệt kích được bác sỹ Hùng cứu chữa). Chiến tranh, ai cũng chịu ít nhiều mất mát” trang 320.

Tìm mọi cách thay đổi số phận, anh tự túc học nghiên cứu sinh ở Hoa Kỳ, trở thành tiến sỹ ngoại. “Cũng như hôm nay, cái bằng Tiến sĩ của anh, tấm vé không ghi số ghế nên không tìm thấy chỗ” – trang 447. Số phận đưa đẩy Tiến sỹ y khoa về làm bác sỹ trên con tàu viễn dương cũng là nơi gian khổ khốc liệt. Trong hoàn cảnh sóng to gió cả “dềnh dập đâu khác chiến trường, bom B52 dội trúng nóc hầm” trang 349. Các khó khăn về vật tư y tế, thiếu thốn “Tôm, cá trạng thái lạnh rữa ươn ở chợ Cầu Muối… được ướp đá lại trong Fi-gô tàu. Cua đồng giả nát (kèm vài vại muối). Rau muống, luộc lên, ướp lạnh dự trữ. Tất cả đó, một loại thức ăn thứ cấp, thủy thủ viễn dương dành cho dăm bảy tháng biển xa” - trang 350. Với tư chất bác sỹ quân y tiền phương, Bác sỹ Hùng đã vượt qua để giải các bài toán sức khỏe cho thuyền viên.

Anh đang tay chạm vào vấn đề y học đường biển”. “Thời mở cửa hé ra. Cơ chế hạch toán bắt đầu! Cánh cửa nghiên cứu khoa học đóng sập… Hàng ngày anh tham gia nhặt rau, rửa bát, lau hố xí cho thủy thủ và bê nước tiếp khách thuyền trưởng” – trang 351. Anh bị cái gọi là cơ chế loại ra.

***

Xuyên suốt tiểu thuyết là cuộc tình tay ba: Tú Ngọc, hoa khôi của Viện, có cá tính mạnh mẻ yêu bác sỹ Hùng. Bác sỹ Hùng đem lòng yêu mến Hồng Vinh, cô gái sống có nội tâm, có sự đằm thắm, sâu sắc, bản lĩnh và tư duy khoa học là người phù hợp với anh.

Cuộc chiến tranh giành giật và bảo vệ tình yêu bột phát hồn nhiên của các cô gái với đồng nghiệp của mình. Tú Ngọc hỏi “Anh Hùng ton hót với Hồng Vinh, đúng không?” trang 107, khiến độc giả thích thú với tính cách mạnh mẽ của các cô gái quân y đẹp nhất Quân y viện, ở nơi sống nay, chết mai là việc bình thường. Đó là tình cảm thơ ngây trong trắng của Tú Ngọc và sau này, được sử dụng tối đa làm nguồn gây dư luận...

Khi Bác Sỹ Hùng và dược sỹ Hồng Vinh nhận lời yêu nhau; một cuộc chiến khác âm thầm diễn ra để phá hoại tình yêu này dưới mọi nỗ lực mang danh lòng tốt và bí mật, tinh vi đến mức cặp trai tài gái sắc, cả đến độc giả cũng được tác giả kể theo logic sự việc nên không thể đoán ra... Chính cách kể chuyện khách quan đã góp phần lớn làm nên tính hấp dẫn của tác phẩm.

Tình yêu giữa Bác Sỹ Hùng và dược sỹ Hồng Vinh rơi vào ngỏ cụt của hiểu lầm chia xa và dẫn đến tự chia ly nhau trong đau đớn, nhưng vẫn không có gì lý giải. Để hấp dẫn và theo mạch logic, gần cuối tác phẩm (trang 325); Tác giả mới để ánh sáng chiếu vào...

Tận dụng cơ hội Hồng Vinh bị thương, Đẳng đưa y tá Mỹ là nam giới đến giúp đỡ, trong khi Ban dược có nhiều chiến sỹ nữ. Cuộc chiến này gây hậu quả khi có ai đó đã bí mật lợi dụng bộ máy lãnh đạo tư tưởng của bộ đội để tiến hành mà chính Thơi không hề hay biết.

Chính trị viên Thơi hồn nhiên trao đổi với Hùng như là lời cảnh báo do lòng tốt và trách nhiệm quản lý đến tình yêu nam nữ trên mặt trận: “Mỹ bảo, mé vú trái phía nách Hồng Vinh có một mụn, không rõ nốt ruồi hay mụn cóc?” – trang 246. Nó khơi nguồn cho sự hoài nghi. Tiếp đến, Thơi cho biết Đẳng đề nghị chuyển Hồng Vinh ra tuyến sau và được Ban chỉ huy đồng ý, ra quyết định – trang 247.

Tình yêu gặp thử thách, nhưng ở chiến trường, do lòng cao thượng của người lính bị đẩy lên rất nhiều nên Hùng không dám hỏi rõ Hồng Vinh. Trong con người trung thực của Tú Ngọc buộc cô lên tiếng gợi ý cho bác sỹ Hùng xem xét lại lý do Đẳng đưa Hồng Vinh về tuyến sau “Vậy thì Ngọc gợi ý nhé, Ông Đẳng bắn một mũi tên trúng hai đích”– trang 257, nhưng bác sỹ Hùng quá thơ ngây và tin vào đồng đội nên không liên kết nổi với việc Thơi nói về mụn cóc; anh không thể chấm dứt được hoài nghi.

Khi người lính vào chiến trường, họ mang theo văn hóa ông tơ bà nguyệt vốn có ích ở trong lũy tre làng và kể cả lòng tốt được tận dụng tối đa, để ly dán hai người. Thanh, em ruột của Tú Ngọc đến quân y viện thăm bác sỹ Hùng tự cho mình có tư cách là em rể của bác sỹ Hùng – trang 263.

Thủy chung, son sắt, Hồng Vinh xin về Đoàn điều dưỡng ở quê hương Bác sỹ Hùng điều trị và gặp được gia đình Hùng. Nhưng ở đâu đó, cuộc chiến vẫn được tiếp tục khởi động bằng dư luận. Cô gái Hiệp ở đội điều trị 16 ghé thăm Hồng Vinh và khẳng định bác sỹ Hùng đang “Tán tỉnh Tú Ngọc” trang 268. Cuộc chiến bằng sự không rõ ràng được thương binh Thanh về đoàn điều dưỡng khẳng định luôn “là anh rể tương lai (sẽ lấy Tú Ngọc)”- trang 277.

Hồng Vinh nhẩm lại vị đắng tình yêu. Nó không còn ngọt nữa. Chỉ thấy còn lại vị chát..”. Vốn thiên về lý trí, cô chấp nhận tự chia tay với lòng mình trong hoàn cảnh đường thư, tin tức không có. Cô đổi nguyện vọng thi vào đại học dược, chuyển qua nguyện vọng thi vào đại học ngân hàng.

Số phận cho bác sỹ Hùng gặp lại Hồng Vinh ở Sài Gòn trong tình thế anh xin bảo lãnh tài sản để du học tự túc và Hồng Vinh lúc này là tổng giám đốc Ngân hàng Đông Hải – trang 310. Tình yêu của họ vẫn còn nguyên vẹn.

Bác sỹ Hùng chủ động chất vấn nốt ruồi chỗ kín của Hồng Vinh mà chính trị viên Thơi cho rằng Mỹ thấy. Hồng Vinh cho Bác sỹ Hùng xem. “Không có nốt ruồi nào bên trái”. Đến đây, mọi mưu mô dàn dựng, mượn và tự tay thực hiện của Đẳng đã rõ. Tuy nhiên, cũng như những kẻ cơ hội khác trong chiến tranh, Đẳng không bị trừng trị vì những gì mình gây ra cho đồng đội trong chiến tranh.

Sau từng ấy thất bại trong cuộc chiến thời bình. Không chấp nhận đi theo những kẻ vụ lợi, không được làm đúng nghề để được sống lương thiện bằng sức lao động; Bác sỹ Hùng trở về ẩn nấp trong tế bào xã hội là gia đình với người vợ Hồng Vinh.

Mô tả các cuộc chiến nhỏ trong lòng cuộc chiến tranh lớn chống Mỹ cứu nước ở một quân y viện tiền phương; đến nay, cuốn tiểu thuyết nhắc nhở chúng ta còn đó cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa những người trung thực yêu nước và những kẻ cơ hội thể hiện dưới sắc mầu phôi phai.

***

Tên tiểu thuyết

Vào thời khắc nắng tàn trên dãi Trường Sơn, dát vàng chân trời, cùng với một chuỗi ngày mịt mù khói lữa đạn bom, máu thương binh… hòa vào tâm trí độc giả tạo ra hoàng hôn dát đỏ, trở thành mỹ từ về mầu sắc chỉ có trong chiến tranh khốc liệt ở Việt Nam.

Thể loại tiểu thuyết

Cuốn tiểu thuyết được viết pha trộn giữa hai thể loại: phi hư cấu và hư cấu hòa trộn nhuần nhuyễn đến mức khó phân biệt nhờ mạch viết lo gic khoa học và logic hình thức của văn chương nên mang đậm hơi thở chiến trường và hơi thở cuộc sống sau chiến tranh.

Tính logic, trí tuệ người Việt Nam mang vào chiến tranh

Bao phủ lên toàn bộ tiểu thuyết là tư duy duy tình của người Việt mang từ hậu phương vào tiền tuyến theo sắc mầu yêu thương, vì nhau, vì đồng đội, hy sinh cho nhau, đối xữ với bệnh nhân là tù nhân lính Cộng hòa miền nam Việt Nam và lính Hoa Kỳ; xét về động cơ, các nhân vật thể hiện theo vô thức của tất cả các bên trong sự tương tác có nhiều chiều ở nơi khả năng tồn tại chỉ tính bằng khoảng khắc họ đang cảm nhận mình đang sống để làm công việc của mình. Chỉ cần nghiêng về phi hư cấu nhiều hơn, nhiều nhân vật sẽ trở thành duy lý và phi nhân tính ở nơi hai bên toan tính, làm mọi cách tạo ra môi trường cực đoan sự hỗn loạn cho nhau để dành lợi thế cho mình. Trong môi trường đó, tác phẩm vẫn khơi gợi độc giả nhìn vào trong hệ quy chiếu tác phẩm tạo nên, để tự nhận ra hình thức tổ chức chỉ huy chiến tranh linh hoạt, sáng suốt và lấy con người và sự nghĩa nhân làm trung tâm của các cấp chỉ huy cách mạng. Từ đó có sức hút với cả tù nhân phía bên kia mà họ lầm tưởng chỉ có tính nhân nghĩa của con người tạo ra.

Đó là cách mà tác giả sử dụng quy luật tác động của hình thức vào nội dung.

Các kiến thức y khoa mô tả trong tiểu thuyết được chắt lọc và viết dễ hiểu nhưng không làm thay đổi bản chất đã cho thấy sự thông minh đầy tính thực tiễn của bộ đội quân y. Vận dụng khoa học không vị khoa học mà vị nhân sinh, nhằm khắc phục hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn đến mức tưởng như không thể vượt qua, để cứu sống con người. Mặc dù độ phức tạp cao và các mâu thuẫn nội bộ luôn tồn tại như 2 mặt của một tổ chức luôn đấu tranh nhằm vươn lên; nhưng vẫn đượm tình người. Nhưng không vì thế mà những mối tình trong tiểu thuyết kém thi vị.

Tiểu thuyết chứa đựng nhiều tình huống được tác giả chắt lọc ra trong vô vàn cảnh huống bạo liệt ở chiến trường để đưa vào chi tiết tàn khốc tạo ra bởi đạn bom với mức độ đủ về lượng, tạo ra chất. Nhờ sự cẩn trọng dùng tư liệu này; các nhân vật được tác giả mô tả ở mức độ vẫn còn tính người trong tất cả các hoàn cảnh cực đoan vốn làm mất nhất tính. Đặc biệt khi gấp lại cuốn, độc giả không chỉ bừng tỉnh về lòng nhân nghĩa của người Việt Nam; mà còn hiểu thêm tự thân nền văn minh của Hoa Kỳ cũng là chất xúc tác để Hoa Kỳ - Việt Nam hóa giải chiến tranh tự trong lòng dân tộc mình.

Đó là thế mạnh của nhà văn khoa học tạo ra văn học vị nhân sinh./.

Nguồn: Kiến thức trên trang viết – tác giả Tố Hoài – Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Việt Nam 2024. Mã số ISBN: 978-604-173-584-4. Trang 23.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm