TIN TỨC

Người thơ rượu núi đã mây bay | Phùng Văn Khai

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-07-14 08:19:42
mail facebook google pos stwis
439 lượt xem

Tôi biết đến nhà thơ Lò Cao Nhum khi ở cùng anh hai mươi ngày tại trại viết Văn nghệ quân đội Đồ Sơn - Hải Phòng năm 1995. Lò Cao Nhum được bầu là người hiền nhất trại. Anh suốt ngày cứ im im như đá núi. Chính ở trại viết này, Rượu núi đã ra đời và đoạt giải Cuộc thi thơ Văn nghệ quân đội để mọi người, nhất là giới nhà thơ biết tới Lò Cao Nhum với thương hiệu Rượu núi.

Nhà thơ Lò Cao Nhum

Bạn đến

Mời ngồi xếp bằng tròn giữa chiếu

Chiếu đan bằng tia mặt trời

 

Bát rượu trăng rằm

Mong hồn vía bạn đừng thất lạc

Cầu cụ ông, cụ bà, cây si, cây đa

Gái bản nụ hoa, trai mường cây nghiến

Ngửa bàn tay cũng da

Úp bàn tay cũng thịt

 

Rượu nhà tôi

Ủ từ lá sắc rừng gai

Chắt từ củ mài hốc đá

Vợ tôi nấu thơm từ lửa đêm dài

Trong các cuộc tôi đi Hòa Bình hoặc Lò Cao Nhum xuống Hà Nội đều dành thời gian gặp gỡ, thơ ca và nhất là khoản rượu. Luôn thêm các anh Nguyễn Anh Nông, Nguyễn Tấn Việt, Nguyễn Thành, Nguyễn Thành Tuấn, Đào Bá Đoàn… thâu đêm suốt sáng chuyện thi ca. Toàn chúng tôi nói là chính còn Lò Cao Nhum vẫn vậy, chỉ mủm mỉm cười trước ba hoa của cánh bạn văn nghệ. Mà ngày ấy, tôi còn ở tận Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên xa xôi mà các anh toàn xe máy đường trường tới thăm cậu em út.

 Một ngày, Lò Cao Nhum chỉ nói chừng bảy tám câu không đầu cuối. Vậy mà, trên các diễn đàn trang nghiêm hàng trăm người, Lò Cao Nhum đọc diễn văn hoặc phát biểu rất mạch lạc khang trang. Cái nết đón bạn của anh mới cực kỳ trọng thị. Chúng tôi còn vài ngày mới tới lịch đi Hòa Bình mà anh đã rục rịch tổ chức đón, dự kiến các địa điểm, thông báo cho toàn thể bạn hữu còn đích thân từ Mai Châu lên thành phố đợi người. Khi ấy tôi còn là phóng viên truyền hình, công việc quay phim bận rộn, song Lò Cao Nhum đều sẵn sàng đi theo đoàn phục vụ. Một lần tôi đã rất xúc động khi anh “canh gác” cho tôi cẩn thận đến mức khó tin.

Thơ Lò Cao Nhum tưởng chừng chất phác nôm na kỳ thực đọc kỹ đều là kim giấu trong bông, ngọc ẩn trong đá, cứ mưa dầm thấm lâu khiến người đời ám ảnh: Một phần ba mới giầu nửa chừng/ Vừa ăn vừa dụm sinh dè sẻn/ Vừa làm vừa nghĩ ngày mai đến/ Khách đi khỏi, vợ ngồi cạo niêu (Người trên núi); Ngày ấy ai dại khờ/ Nghe trăng xui. Bẽn lẽn/ Chọc sàn trăng. Trăng mơ (Sàn trăng); Cột tre mùa xuân/ Vòng mặt trời mùa xuân/ Dải còn chấp chới (Tung còn); Soi cây lim già/ Hiện diện ở lòng mình/ Ngôi đình bão tố (Soi gương núi);  Cao ốc khoe đủ mọi dáng màu/ Ban công biếc bồ câu hội tụ/ Đàn chim bay lướt trên ghế đôi/ Người bãi biển lấy cớ tình tự (Bồ câu bay xanh trời thành phố); Nhận ra anh em/ Nhận ra họ hàng/ Nhận ra đồng tộc/ Khi nóc nhà có hoa khau cút/ Đấy là tín hiệu vui/ Tín hiệu máu mủ/ Anh có thể cởi dép/ Rửa chân lên thang/ Tìm chỗ ngồi của mình nơi góc chiếu... Rồi anh đi/ Ngoái nhìn ngọn hoa mưa nắng/ Thơm thảo nơi mái lá nhà sàn/ Văng vẳng níu chân lời hát/ Người ta chỉ muốn gần nhau thôi. ( Nóc nhà ta có hoa khau cút);  Vòng xoè/ Gương mặt bừng ánh trăng/ Nụ cười hồng ngọn lửa/ Trẻ, già, trai, gái kết hoa/ Vòng nguyệt quế bản mường/ Vòng nguyệt quế trao người hùng của bản/ Tặng người gan của mường/ Người hùng, người gan/ Cột lim, cột nghiến/ Kết đan phên rào, phên giậu/ Chắn bão, ngăn giông/ Xua mây, đuổi nắng (Vòng xòe)…

Lò Cao Nhum không chỉ bền gan bền chí với thơ ca mà cách anh chăm chút cho anh em văn nghệ trẻ mới thực là đáng quý. Anh cùng các nhà văn nhà thơ Lê Va, Nguyễn Tấn Việt, Bùi Minh Chức, Nguyễn Anh Nông là những trụ cột văn chương Hòa Bình luôn vừa kính trọng hỏi han các bậc tiền bối, đàn anh; vừa giao lưu bè bạn khắp các tỉnh thành; vừa chăm chút các hạt nhân văn nghệ trẻ trong tỉnh khiến ai cũng rưng rưng cảm động. Nhà thơ Bùi Tuyết Mai là như vậy. Khi được tin nhà thơ Lò Cao Nhum mất (14/6/2023) đã nghẹn ngào điện báo tin cho tôi trong nước mắt. Thân quý nhau đến tận cùng. Thuộc thơ của bạn hơn thơ của mình chính là Lò Cao Nhum và Bùi Tuyết Mai. Cánh văn nghệ cả nước mỗi khi tới Hòa Bình đều ghé thăm bản Lác - Mai Châu, nơi có vợ chồng con cháu nhà thơ Lò Cao Nhum ở đó.

Không hiểu sao, các ông anh văn nghệ rất quý tôi. Có khi gặp gỡ liên tục có khi vài năm mới gặp nhau song điện thoại vẫn thường xuyên khi thấy nhau trên báo đài, truyền thông hoặc liên thông ông nọ dắt díu điện thoại ông kia trong các cuộc rượu. Hôm tôi hẹn với nhà thơ Lê Va đi tặng sách ở một bản xa xôi tỉnh Hòa Bình quê của nhà thơ Bùi Tuyết Mai không thể nào ngờ được bà con nhân dân đón tiếp rất nồng nhiệt. Rượu vào lời ra, đến khoản thi đọc thơ bạn, Lê Va và Bùi Tuyết Mai đã rất kinh ngạc khi tôi gần như thuộc sạch thơ của Lò Cao Nhum và Nguyễn Anh Nông. Chỉ có điều trong men rượu, các anh chị kia đã không nhận ra, hoặc nhận ra thì cũng bỏ qua là tôi đã trà trộn cả thơ của mình khi đọc. Ăn gian như thế, các anh chị kia cầm chắc phần thua, nhưng ai cũng rưng rưng vì bè bạn, vì văn chương nghệ thuật. Ở đời có ba loại bạn khăng khít đến lúc nhắm mắt tắt hơi. Đó là bạn lính chiến từng vào sinh ra tử. Đó là bạn tù kẻ trước người sau được tự do vô cùng gắn kết. Loại thứ ba chính là bè bạn văn nghệ bất kể Đông, Đoài, Nam, Bắc… nhiều khi chỉ mới đọc tác phẩm của nhau đã như thân quý tự kiếp nào, rồi hẹn hò dụ khị đón rước cứ như đúng rồi, cãi cọ đấy rồi lại ôm nhau ngủ trong hơi men, trong thơ ca tâng bốc nhau đến tận mây xanh. Đối với tôi, còn có những ca vô cùng đặc biệt. Đó là trường hợp nhà thơ Văn Thùy. Khi tôi còn ở Như Quỳnh, có khi nửa đêm, Văn Thùy tằng tằng xe máy đến không buồn gõ cửa cứ thế lăn ra ngoài hiên đánh giấc nồng, đến sáng cháu bé bảy tuổi mở cửa đi học đã phải chết khiếp thấy một cụ lão râu ria tóc tai như người rừng nằm gối đầu trên khúc gỗ ngoài hiên ngáy ò ò nồng nặc hơi men.

Nhà thơ Lò Cao Nhum cũng không ít bận phải chịu cái rét căm căm trên nền nhà tôi lạnh cóng gió thông thốc thổi. Khi đó tôi vừa xây được nhà, nhưng chưa có tiền đóng cửa, cứ thế các anh đến thơ rượu, rồi đêm khuya lấp vào một góc cho tới sáng. Thế là cứ nguyên giày, tất, mũ, bông, có ông còn đội cả mũ xe máy kềnh xuống manh chiếu đã sờn. Tờ mờ sáng hôm sau đã dắt nhau ra quán đầu làng tiếp tục rượu - thơ vô thiên lủng. Ôi chao ngày ấy cũng đã xa rồi!

Quay trở lại ngày trại viết ở Đồ Sơn với các anh chị Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Hữu Quý, Mạnh Lê, Phùng Kim Trọng, Như Bình, Trần Thanh Hà… thì xem chừng chỉ có Lò Cao Nhum là hiền nhất. Các anh chị kia thơ văn tới tấp, ăn mặc xanh đỏ tím vàng, lướt ra biển đến sóng cũng xôn xao, chỉ riêng Lò Cao Nhum củ mỉ cù mì im im như đá núi. Vậy mà, chùm thơ đoạt giải trong đó có Rượu núi đã như bức tượng đội núi nhô lên. Rồi từ đó, Lò Cao Nhum viết tới tấp như rượu trong chum sành vò vại cứ thế chảy thảo thơm miên man không dứt với các tập thơ: Giọt sao trở về; Rượu núi; Sàn trăng; Theo lời hát về nguồn; Gốc trời… đã làm lên thương hiệu Lò Cao Nhum. Và nhất là, khi anh đảm đương cương vị Phó Tổng biên tập báo Văn nghệ Hòa Bình, chúng tôi lại được thấy một Lò Cao Nhum khác: chững chạc, trọng thị khách văn chương, tâm huyết với văn hóa các dân tộc Hòa Bình và quy tụ được đội ngũ anh chị em làm văn chương nghệ thuật.

Lò Cao Nhum sinh năm 1954, tại Bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình, người dân tộc Thái. Anh đã trọn một đời sáng tác và công tác với những đóng góp cho văn chương nghệ thuật. Ở mảng khảo cứu sưu tầm văn học dân gian, Lò Cao Nhum cũng có những đóng góp đáng ghi nhận. Lò Cao Nhum đã nhận nhiều giải thưởng Trung ương và địa phương cho các sáng tác của mình. Với người cầm bút đồng thời, anh luôn đáng quý trong sự chân thành tin cậy đúng như những sáng tác thơ ca của anh. Anh em văn nghệ sĩ tỉnh Hòa Bình và bạn bè văn nghệ các vùng đất rất nhiều người yêu quý Lò Cao Nhum và vẫn nghĩ anh sẽ còn cống hiến nhiều cho văn chương nghệ thuật. Song con người chân tình và hiền hậu ấy đã đột nhiên gió núi mây ngàn ở tuổi bảy mươi.

Nhà thơ Lò Cao Nhum, người thơ rượu núi đã mây bay, nhưng các tác phẩm và nhất là tấm lòng anh luôn còn đọng mãi trong lòng bè bạn. Bài viết này xin được làm nén hương thơm của anh em bè bạn văn nghệ tiễn đưa anh.

P.V.K

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm
“Lời của gió” - Lời của nước mắt, nụ cười
Tôi may mắn được người anh, người đồng nghiệp quý mến - Nhà thơ, Nhà báo Trần Thế Tuyển gửi bản thảo trường ca “Lời của gió” với tin nhắn giản dị, mộc mạc “Gửi chú đọc và thẩm cho anh”. Đọc thì đương nhiên rồi, nhưng không dám “thẩm”. Mấy lời sau đây tôi viết với tư cách là bạn đọc, là người em của Nhà thơ Trần Thế Tuyển.
Xem thêm
Không gian thiền tịnh và buông xả trong thơ Nguyễn Thị Sơn
Chùm thơ 4 bài: Thiền, Tịnh, Buông, Nhàn của nhà thơ Nguyễn Thị Sơn đã khái quát một không gian thơ mang tính tâm linh cho riêng mình, ở đó mỗi bài đều chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm trạng và trải nghiệm của con người. Những bài thơ này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa thiên nhiên và tâm hồn. Mỗi bài thơ là một khía cạnh khác nhau của sự tìm kiếm sự an lạc và bình yên trong cuộc sống.
Xem thêm