TIN TỨC

Nhà thơ Lê Thị Kim: Sâu thẳm tình đầy

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-10-19 19:54:04
mail facebook google pos stwis
594 lượt xem

Ngày 19/10, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi tọa đàm về cuộc đời và tác phẩm của nữ nhà thơ Lê Thị Kim với chủ đề “Sâu thẳm tình đầy” để tôn vinh và tri ân một nhà thơ tài hoa đã có nhiều đóng góp với các hoạt động của hội trong nhiều năm qua.


Nhà thơ Lê Thị Kim (thứ hai từ trái sang) nhận hoa chúc mừng của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.

Nhà thơ, họa sĩ Lê Thị Kim tên thật là Lê Thị Ngà, sinh năm 1950, tại Thanh Hóa. Chị được sinh ra trong một gia đình gia giáo, coi trọng học hành. Tố chất nghệ sĩ của người cha đã ảnh hưởng rất nhiều đến chị trong những sáng tác thi ca lẫn hội hoạ.

Những năm 1979 đến 1982, chị là nhà thơ nữ duy nhất trong nhóm ca khúc của Hội Trí thức yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh và đã đi lưu diễn ở rất nhiều nơi. Năm 1981, Lê Thị Kim là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Chị từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa IV-V (2001-2010); Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ; Ủy viên Hội đồng Thơ khóa VI (2010-2015)…


Nhà thơ Nguyễn Duy chia sẻ những kỷ niệm với nhà thơ Lê Thị Kim.

Nhà thơ Lê Thị Kim đã cho ra mắt các tác phẩm: Thành phố tháng Tư - thơ (in chung với Nguyễn Nhật Ánh), Nhà xuất bản Hội Nhà văn 1986; Khi tình yêu đến - thơ, Nhà xuất bản Văn nghệ 1988; Đóa quỳ hư ảo - thơ, Nhà xuất bản Trẻ 1991; Sương bụi tình yêu - thơ, Nhà xuất bản Văn nghệ 1997; Em lạc đâu sao kim (2020)…

Thơ Lê Thị Kim ngọt ngào, tỏa được cái chất ôn hòa vốn có của tác giả. Cái bản chất dịu dàng trời cho đã giúp cho Lê Thị Kim có được cái nhìn thiện cảm tích cực nhất với những gì chị chạm vào.

Nhắc đến Lê Thị Kim, những người yêu thơ sẽ nhớ đến bài thơ “Đừng nhìn em như thế”, với những câu dễ thuộc, dễ nhớ và rất rung động: “Đừng nhìn em như thế/ Cháy lòng em còn gì/ Sự nồng nàn của bể/ Cuốn mất lòng em đi...”. Bài thơ được nhiều nhạc sĩ cùng phổ nhạc... Trong năm 1980, chị được tặng thưởng thơ hay của báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam cho cụm thơ 3 bài được giới sinh viên thời đó rất thích: “Thu”; “Vòm me mùa hạ”, “Tôi và cỏ”.


Các nhà thơ, nhà văn đến từ Cần Thơ chúc mừng nhà thơ Lê Thị Kim tại buổi tọa đàm.

Với nhà thơ Lê Thị Kim, thơ ca - đó là niềm khát khao được bộc bạch tự trái tim về những ẩn giấu tận đáy tâm hồn - trong sáng, lắng sâu, chìm ẩn trong cõi vô thức của mỗi con người, lúc cần thiết sẽ tuôn trào như mưa, như suối, như một dòng nước mát bất chợt giữa oi nồng…

Nhà thơ Lê Thị Kim không chỉ là một nhà thơ nữ nổi tiếng mà chị còn mà một họa sĩ tài hoa. Gia tài tranh của chị trên dưới 500 bức, chị đã 2 lần được mời tham gia cuộc triển lãm tranh tại Mỹ.

Theo nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy, những bức tranh của Lê Thị Kim đã mở ra cánh cửa đưa người xem bước vào một cõi riêng của chị, nơi luôn hiện hữu những dáng hình, khuôn mặt thiếu nữ đã từ lúc nào gây nên ấn tượng và in dấu vào trí nhớ của mỗi người.


Nhà thơ Lê Thị Kim (thứ 3 từ trái sang) trong buổi ra mắt tập thơ tình in chung "Tình thơ một thuở" vào tháng 8 vừa qua.

Tại Việt Nam chị đã tham gia nhiều cuộc triển lãm tranh, trong đó phải kể đến cuộc triển lãm tranh có tên “Âm thanh từ lồng ngực trái”, chị triển lãm cùng con trai Nguyễn Trọng Hiếu.

Trong cuộc triển lãm tranh đó, số tiền tranh bán được khoảng 200 triệu đồng, hai mẹ con đã dùng vào việc làm từ thiện, trong đó trao tặng quỹ Mô tô học bổng là 79 triệu đồng; trao cho 1 bệnh nhân ung thư 80 triệu đồng. Số còn lại chị dùng vào các hoạt động từ thiện khác giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn bệnh tật.

Về các hoạt động từ thiện, nhà thơ Lê Thị Kim đã thực hiện rất nhiều năm qua, trái tim của người đàn bà thơ tài hoa dễ khóc, dễ cười dễ cảm thông chia sẻ ấy luôn rung lên những nhịp gấp của một tấm lòng nhân hậu.

Nhà văn Lại Văn Long chia sẻ, không nhiều người biết rằng bên cạnh những thành công rực rỡ về nghệ thuật, khoa học hay kinh doanh, Lê Thị Kim là một số phận chịu nhiều thử thách. Người phụ nữ xinh xắn, nhỏ nhẹ, khiêm nhường... với những sáng tác thơ lẫn họa tưởng chừng mong manh ấy lại có ý chí vượt khó đáng khâm phục, một Lê Thị Kim sâu thẳm tình đầy.

Nguồn: LINH BẢO (Nhân Dân Online)

Bài viết liên quan

Xem thêm
HTV đưa tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5
Sáng 4.10, BCH Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức họp báo, thông tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5. c
Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Thơ Văn Liêm và những khao khát biển bờ!
Bài của Nguyễn Văn Hòa về nhà thơ Văn Liêm
Xem thêm
Giao lưu và ra mắt 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa chân dung thơ của nhà thơ Nguyên Hùng
Sáng ngày 02/ 10/ 2024, Hội trường B lầu 2 số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP HCM, nhà thơ Nguyên Hùng đã ra mắt bạn đọc 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa 81 chân dung văn học.
Xem thêm
Ra mắt tuyển thơ của tác giả từng 2 kỳ Nguyên Tiêu có thơ thả lên trời
Hình ảnh: Nguyên Hùng và NVCC – Dựng clip: Nguyên Hùng
Xem thêm
Người lính già cầm trăng đợi chờ vì sợ đêm đi mất
Nguồn: Lê Thiếu Nhơn (Nông nghiệp Việt Nam)
Xem thêm
Trao giải Cuộc thi sáng tác Thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024
Sáng 20.9, tại TP Phan Thiết, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Thuận đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác Thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024.
Xem thêm
Gặp gỡ và giao lưu cùng 5 tác giả của bộ sách Tiếng Việt giàu đẹp
Sáng ngày 21/9, chương trình “Trò chuyện cùng các tác giả bộ sách tiếng Việt giàu đẹp” diễn ra tại Đường sách TP. HCM đã thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng.
Xem thêm
Thêm một nghĩa cử nghĩa tình cao đẹp
Ngày 4 tháng 9 năm 2024, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã ký công văn số 5133/ UBND-KT về việc hỗ trợ chăm lo cho thương binh, bệnh binh. Theo đó, thành phố chủ trương hỗ trợ đối với thương binh, bệnh binh với số tiền chăm lo tối thiểu 2 triệu đồng / người / tháng. UBND TP giao cho các doanh nghiệp do nhà nước giữ 100% vốn điều lệ thuộc Thành phố, mỗi đơn vị hỗ trợ tối thiểu 5 trường hợp ( 10 triệu đồng / tháng ) phấn đấu duy trì đến hết năm 2030. Thành phố giao cho các sở Tài chính, Lao động TBXH triển khai ý kiến chỉ đạo này. Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP HCM được giao tiếp nhận, quản lý và giải ngân nguồn tài trợ.
Xem thêm
Phóng sự hình ảnh buổi ra mắt sách “Bác sĩ phẫu thuật” của PGS-TS, nhà văn Nguyễn Hoài Nam
Đây là tác phẩm thứ 10 của nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn Nguyễn Hoài Nam, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm